Giả thuyết H1:Có mối quan hệ dương giữa tin cậy và sự hài lòng của khách hàng
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến tin cậy = 0,055 với
mức ý nghĩa thống kê là sig. = 0,195 > 0,05 (xem bảng 3.22). Như vậy, tin cậy và sự
hài lòng của khách hàng có quan hệ cùng chiều với nhau. Tuy nhiên, nó không có ý nghĩa thống kê. Do vậy, giả thuyết H1 bị bác bỏ.
Giả thuyết H2:Có mối quan hệ dương giữa năng lực phục vụ và sự hài lòng của khách
hàng
Tương tự, kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến năng lực
phục vụ = 0,011 với mức ý nghĩa thống kê là sig. = 0,744 > 0,05 (xem bảng 3.22).
Như vậy, năng lực phục vụ và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ cùng chiều
không có ý nghĩa thống kê với nhau. Do vậy, giả thuyết H2 bị bác bỏ.
Giả thuyết H3:Đáp ứng có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách hàng
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến đáp ứng = 0,296 với mức ý nghĩa thống kê là sig. = 0,000 < 0,05 (xem bảng 3.22). Như vậy, sự đáp ứng
và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ cùng chiều, có ý nghĩa thống kê với nhau.
Do vậy, giả thuyết H3 được chấp nhận.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến đồng cảm là = 0,193 với mức ý nghĩa thống kê là sig. = 0,000 < 0,05 (xem bảng 3.22). Như vậy, sự đồng cảm với sự hài lòng của khách hàng có quan hệ cùng chiều với nhau, có ý nghĩa
thống kê. Do vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.
Giả thuyết H5:Hữu hình có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách hàng
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến hữu hình = 0,252 với mức ý nghĩa thống kê là sig. = 0,000 < 0,05 (xem bảng 3.22). Như vậy, phương
tiện hữu hình và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ cùng chiều, có ý nghĩa thống
kê với nhau. Do vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận.
Giả thuyết H6: Uy tín thương hiệu có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của
khách hàng
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến uy tín thương hiệu
= 0,034 với mức ý nghĩa thống kê là sig. = 0,266 (xem bảng 3.22). Như vậy, uy tín
thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ cùng chiều với nhau. Tuy nhiên, nó không có ý nghĩa thống kê. Do vậy, giả thuyết H6 bị bác bỏ.