Chống lăn tay chụp hình, tráo án chính trị thành thường phạm

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 106)

4. Đấu tranh thực hiện Hiệp định Pari, nổi dậy giải phóng Côn Đảo (1973-1975)

4.2. Chống lăn tay chụp hình, tráo án chính trị thành thường phạm

phạm

Nhờ có rađiô bí mật giấu trong phòng, tù chính trị Côn Đảo ở các trại nắm được diễn biến cuộc đàm phán tại Hội nghị Pari và sớm có trong tay bản Hiệp định. Đêm 27-1-1973, tại Trại VI Khu B, Đảng bộ Lưu Chí Hiếu chép được toàn Văn Hiệp định Pari và các Nghị định thư qua bản tin đọc chậm của Đài tiếng nói Việt Nam. Đảng ủy họp bất thường để quyết định chủ trương trong tình hình mới: "Phát huy khí thế cách mạng của người chiến thắng, đẩy mạnh đấu tranh đòi chính quyền miền Nam trao trả nhanh, trả hết tù chính trị cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, đòi thực hiện qui chế đối với tù chính trị theo đúng tinh thần và nội dung đã được ghi trong Nghị định thư. Cảnh giác đề phòng âm mưu xé lẻ, thủ tiêu tù chính trị của địch, phát hiện những phần tử xấu mà địch cài cấy vào số được trao trả".

Đảng ủy còn bàn những biện pháp cụ thể như tổ chức viết danh sách tù chính trị làm nhiều bản, tìm cách gửi cho phái đoàn ta; may cờ Mặt trận, viết sẵn các bài về chế độ nhà tù để tổ chức mít tinh tố cáo địch ngay tại nơi trao trả; bố trí đảng viên lãnh đạo từng đợt trao trả trên đường về. Đảng ủy củng cố lại tổ chức. Đồng chí Trịnh Văn Tư làm Bí thư thay đồng chí Nguyễn Ngọc Cao chuẩn bị trao trả. Đồng chí Đào Văn Trân (Tư Thâu) được bổ sung vào thường vụ. Ban điều hành và chi bộ các phòng đều được bổ sung, chấn chỉnh.

Bộ phận đường dây Côn Đảo và tù chính trị ở các trại cũng chép được toàn Văn Hiệp định Pari và Nghị định thư về trao trả tù chính trị. Trong khi ngụy quyền hết sức bưng bít tin tức và không công bố Hiệp định thì tù chính trị Côn Đảo lại công khai tổ chức học tập nội dung Hiệp định Pari và Nghị định thư, tuyên truyền ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định, bàn bạc các chủ trương đấu tranh, nhất là chống các thủ đoạn ém dấu tù chính trị, tráo án chính trị thành thường phạm (chúng thường kết tội gian nhân hiệp đảng, giữ vũ khí bất hợp pháp...).

Ngày 14-4-1973, Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia ngụy tăng cường một Tiểu đoàn cảnh sát dã chiến trang bị mạnh được không vận tới Côn Đảo. Quản đốc Nguyễn Văn Vệ bác bỏ mọi yêu sách của tù nhân, gửi tối hậu thư, yêu cầu tù nhân chấp hành lệnh lăn tay, chụp hình, dồn phòng, chuyển trại của Ban quản đốc, nếu chống, hắn sẽ áp dụng biện pháp mạnh. Đương nhiên là các trại tù phản đối, và cuộc chiến bắt đầu.

Sáng 30-4-1973, Nguyễn Văn Vệ huy động Tiểu đoàn cảnh sát dã chiến (khoảng 400 tên) cùng lực lượng của Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia Côn Sơn (70 tên) và lực lượng của Ban 2 Đặc khu Côn Sơn (gần trăm tên), trật tự an ninh (300 tên) mở cuộc tiến công vào Trại I nhằm thanh lọc tất cả số tù nhân không có tên trong danh sách trao trả đưa về Trại VII. Chiến thuật của Vệ là dùng lựu đạn cay, phi tiễn bắn dồn dập vào từng phòng, dập tắt sức phản kháng của tù nhân rồi cho cảnh sát dã chiến và bọn trật tự xông vào đàn áp.

Tù chính trị chống trả bằng cách dùng khăn mặt thấm nước tiểu che mặt, nhặt lựu đạn cay ném ra ngoài và dùng tay không đánh trả khi bọn cảnh sát dã chiến xông vào. Phòng một và Phòng 2 kiên cường chống địch từ sáng đến chiều, chịu trên trăm trái lựu đạn cay, đánh lui nhiều đợt tiến công của cảnh sát dã chiến. Xế chiều, tất cả đều đã ngấm hơi độc, xỉu dần, trên một trăm người bị thương tích nặng, một người chết sau đó vài ngày. Cảnh sát dã chiến mang mặt nạ phòng độc lôi từng người ra sân. Bọn trật

tự an ninh nhận mặt tù nhân, đối chiếu với thẻ đính bài, lọc theo danh sách, đưa về Trại VII.

Sau khi phòng một và Phòng 2 bị đàn áp đẫm máu, tù nhân Phòng 3 đã rời vị trí chiến đấu, chấp nhận lệnh lăn tay, chụp hình, dồn phòng, chuyển trại. Trong tình hình bất lợi, Phòng 4 phát loa yêu cầu Ban quản đốc ngưng đàn áp để thương lượng. Quản đốc Nguyễn Văn Vệ chấp nhận yêu sách, chữa trị cho những người bị thương, đưa những người có tên trong danh sách đến trại mới, trả lại mọi sinh hoạt bình thường. Các phòng còn lại của Trại I cũng thương lượng đạt kết quả như Phòng 4. Ngày 1-5- 1973, Nguyễn Văn Vệ dàn trận tiến công Trại II. Lực lượng nữ tù chính trị bị giam ở đây đã chuẩn bị tinh thần và tổ chức lực lượng chống trả quyết liệt, song đến giờ chót, tình hình lại diễn ra giống như Trại I. Trong đợt đấu tranh chống lăn tay chụp hình, có 4 nữ tù chính trị đã bị địch đánh chết là Lê Thị Cúc (quê ở Quảng Nam, chết này 14-4-1973), Trần Thị Thanh (quê ở quảng Nam, chết ngày 30-4-1973), Nguyễn Thị Hương (quê ở Định Tường, chết ngày 2-5-1973), Trần Thị Sáu (quê ở Sài Gòn, chết ngày 4-5- 1973).

Đội ngũ kiên cường nhất trong cuộc đấu tranh chống lăn tay chụp hình là lực lượng tù chính trị câu lưu ở Trại VI Khu B. Cuộc đàn áp đẫm máu nhất đã diễn ra tại đây. Sáng 2-5-1973, Tiểu đoàn Cảnh sát dã chiến được vũ trang từ đầu đến chân cùng hàng trăm giám thị, trật tự dàn trận tiến vào Trại VI Khu B. Quản đốc Nguyễn Văn Vệ ra lệnh tiến công 5 phòng dãy bên phải. Lực lượng tự vệ của tù nhân án ngữ phía trong cửa ra vào, dùng cây và sắt nhọn chốt các lỗ khoá và cột dây thép gai chặt lại. Toàn trại hô vang khẩu hiệu:

- Phản đối chính quyền Sài Gòn đàn áp tù chính trị. - Yêu cầu anh em binh sĩ và trật tự không đàn áp tù nhân.

Nguyễn Văn Vệ mời đại diện tù nhân ra thương lượng, buộc đại diện phải kêu gọi toàn thể tù nhân phải chấp nhận lệnh ra khỏi phòng để lăn

tay, chụp hình và kí tên vào các bản án chúng đã làm sẵn. Trước mặt Quản đốc và gần ngàn tên ác ôn lăm lăm súng ống, hèo gậy trong tay, Tổng đại diện Hoàng Phùng đã cầm loa dõng dạc tuyên bố: "Nhà cầm quyền yêu cầu tôi kêu gọi anh em chấp nhận lệnh lăn tay, chụp hình. Tôi nói việc đó là do

anh em quyết định!".

Tiếng loa vừa dứt thì tiếng hô "phản đối!" "đả đảo!" từ 10 phòng nhất loạt vang lên. Đảng ủy Lưu Chí Hiếu đã phát động toàn trại kiên quyết chống thủ đoạn lăn tay, chụp hình, chuyển án của địch. Tổng Đại diện Hoàng Phùng bị đưa trở về Phòng 2. Cuộc tấn công bằng lựu đạn cay của cảnh sát dã chiến bắt đầu, từ Phòng 1 đến Phòng 3. Lực lượng anh em trẻ được tổ chức vào tự vệ, chuẩn bị phương án đánh trả khi địch xông vào phòng. Lúc chúng bắn lựu đạn cay, anh em nằm úp mặt, lấy khăn thấm nước tiểu bịt mũi, miệng. Khi trật tự và Cảnh sát Dã chiến xông vào, anh em đã vùng dậy đánh trả và lột mặt nạ phòng độc của chúng. Tại Phòng 3, anh em chiến đấu quyết liệt, lột mặt na được một tên. Địch dùng súng bắn thẳng lựu đạn cay vào phòng, anh Nguyễn Văn Chín (quê ở Cà Mau), tự vệ chiến đấu bị trúng một trái phi tiễn bắn thẳng, gẫy xương bả vai. Lực lượng tự vệ của tù nhân vừa dùng khăn mặt thấm nước tiểu bịt mũi, miệng để chống hơi cay, vừa chụp lựu đạn cay ném trả lại và bảo vệ cửa phòng.

Chừng 2 giờ sau thì tất cả đều ngất xỉu bởi ngấm hơi độc, nằm ngổn ngang trong khám. Anh Hồ Chí Tặng và anh Nguyễn Kim Cúc (ở Phòng 4) chết ngạt vì hơi cay. Bọn cảnh sát dã chiến mang mặt nạ phòng độc, xáp vào từng phòng, cạy những khúc cây, mẩu thép mà tù nhân chốt vào ổ khoá. Tại Phòng 4 địch không mở khoá được, chúng điều máy hàn vào cắt bỏ chốt khoá, kéo từng người quăng ra sân. Bọn trật tự xúm lại, đứa túm hai tay, đứa túm hai chân người tù, đu đưa lấy đà rồi quăng từng người lên thùng xe GMC. Những tên khác đứng trên thùng xe quăng tiếp vào phía trong, chất đống như những khúc củi, chở về Trại VII (Chuồng Cọp Mĩ) đổ xuống cả đống, không cần biết ai chết, ai sống.

Hai anh Nguyễn Kim Cúc và Hồ Chí Tặng đã tắt thở, Nguyễn Văn Vệ cho chôn cất ngay để phi tang, đồng thời chỉ thị cho Trưởng ti Y tế lập chứng tử về một căn bệnh nan y, thay vì chết bởi lựu đạn cay, hơi ngạt. Buổi chiều, phát hiện ra hai anh chưa lăn tay chụp hình, Phó Quản đốc Nguyễn Phú Hội tức tốc điều một chiếc xe Jeep, đích thân đưa 2 nhân viên lăn tay chụp hình cùng một toán giám thị, trật tự lên nghĩa địa Hàng Dương, moi cát, dựng thi thể hai anh dậy để lăn những ngón tay đã chết cứng của người nằm dưới huyệt vào bản án mà chúng đã lập sẵn .

Trong lúc thi thể Nguyễn Kim Cúc, Hồ Chí Tặng chưa yên phận dưới mồ thì máu tù nhân vẫn đổ. Số tù nhân Trại VI Khu B (từ Phòng 1 đến Phòng 4) đã bị đưa về xà lim Trại VII trong buổi sáng 2-5-1973. Những người tù vừa tỉnh lại sau trận đàn áp bằng lựu đạn cay đã tiếp tục chống trả việc chuyển trại và hô vang các khẩu hiệu phản đối việc đàn áp man rợ của nhà tù. Cảnh sát dã chiến và trật tự dùng dùi cui gậy gộc trấn áp cho đến khi tù nhân gục hẳn, chúng kéo lê họ vào trại mới. Anh Huỳnh Tấn Lợi bị đánh chết khi chúng đưa về Trại VII. Tù chính trị Trại VII tổ chức ngay cuộc hô la phản đối ngụy quyền đàn áp tù nhân để chia lửa cho Trại VI Khu B. Địch chia quân khủng bố luôn Trại VII. Trong trận khủng bố đẫm máu này, 202 tù chính trị bị thương tích nặng; 41 người bị thổ huyết, 37 người bị vỡ đầu, dập xương, 108 người thương tích toàn thân, hầu hết đều bị ngất xỉu vì lựu đạn cay, hoả tiễn. Anh Phạm Ngô 37 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, tù án tử hình bị giam tại Trại VII bị đánh dập phổi chết vì đã hô la ủng hộ cuộc đấu tranh chống lăn tay chụp hình của tù chính trị câu lưu Trại VI Khu B.

Cuộc chiến đấu cuối cùng diễn ra vào lúc xế chiều 2-5-1973, tại sân Trại VII. Từng người tù bị lôi ra trước những "toà án ma". Mang danh Toà án quân sự Mặt trận lưu động nhưng không có chánh án, không luật sư, không công tố, không công lí mà chỉ có bạo lực và cưỡng bức chụp hình, lăn tay vào những bản án làm sẵn, kì lạ đến mức không ai biết gì về tội trạng, án tiết của mình. Mỗi bàn có 2 tên làm nghiệp vụ lăn tay, chụp hình

và 5 tên trật tự. Một tên ôm chặt toàn thân người tù. Tên thứ hai nắm một cánh tay bẻ quặt ra sau lưng. Tên thứ ba ôm chặt cánh tay còn lại. Tên thứ tư giữ cườm tay và tên thứ năm nắm chặt từng ngón tay người tù để tên cán bộ nghiệp vụ bôi mực và lăn tay lên bản án.

Người tù lặng lẽ chờ đến phút ấy, dồn hết sức lực, gồng mình, xịch chéo ngón tay, bôi nhoè hết dấu. Bọn trật tự xúm lại đánh từng người cho đến nhừ tử rồi lặp lại từng động tác. Kết quả vẫn như trước. Hỏng cả bản án, chúng kéo người tù ra sân, đánh đập cho đến khi họ ngất lịm. Trên 200 tù chính trị câu lưu thuộc 4 phòng (1, 2,3, 4) của Trại VI Khu B, đã chống trả quyết liệt gần ngàn tên ác ôn với đầy đủ phương tiện khủng bố, không ai chịu kí án. Các bản lăn tay bằng cách cưỡng bức, chỉ để lại những vết mực nhoè nhẹt, lem luốc.

Chiều 4-5-1973, Nguyễn Văn Vệ đưa quân vào Trại VI Khu B, tính làm nốt 6 phòng còn lại của Trại VI B. Vệ yêu cầu đại diện tù nhân ra thương lượng, cho đưa công xa đến, dọa sẽ cho kéo dây kẹp điện vào các cửa sắt và dùng mỏ hàn phá cửa nếu tù nhân không chịu mở cửa ra thương lượng. Đồng chí Trần Nga, Bí thư chi bộ Phòng 7 tuyên bố với Nguyễn Văn Vệ: "Chúng tôi không sợ chết đâu. Các ông cứ kẹp điện vào đi, tụi tôi

nhào ra, điện giựt chết cho các ông coi liền."

Vệ đấu dịu, mời đại diện tù nhân ra thương lượng. Đồng chí Nguyễn

Văn Mốt trong Ban đại diện tù nhân tuyên bố: "Các ông muốn thương

lượng phải trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng Hiệp định Pari. Trước hết, các ông phải rút toàn bộ quân đội, cảnh sát và trật tự an ninh ra khỏi trại".

Biết không thể dùng bạo lực cưỡng bức được, Vệ đành ra lệnh rút quân, thương lượng với tù nhân, đồng ý công bố Hiệp định Pari và Nghị định thư, đưa danh sách cho đại diện ta gọi những anh em có tên ra tập trung về nơi trao trả. Trên 130 tù câu lưu được trao trả trong đợt ấy.

Trong thời gian này, nhờ nguồn tài liệu do bộ phận Đường dây Côn Đảo chuyển về, ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù tại Sài Gòn và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động đấu tranh chính trị và ngoại giao tố cáo Mĩ ngụy phá hoại Hiệp định Pari, đàn áp tù chính trị, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ở Côn Đảo. Nhiều tờ báo đối lập ở Sài Gòn cũng lên án chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ủng hộ cuộc đấu tranh của tù nhân.

Trong ba ngày 12, 13 và 14-4-1973, đại diện của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cùng ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao tù đã đến Pari dự Hội nghị vận động trả tự do cho tù chính trị ở miền Nam Việt Nam với sự tham gia của 97 tổ chức quốc gia và quốc tế. Sau ba ngày thảo luận sôi nổi, Hội nghị đã cam kết mở một chiến dịch quốc tế đòi hỏi:

- Trao trả càng sớm càng tốt mọi tù nhân chính trị đòi thuộc về Chính phủ Cách mạng lâm thời.

- Trả tự do càng sớm càng tốt cho mọi tù nhân chính trị không đòi được thuộc một trong hai bên với sự chứng kiến của các nhân chứng có thẩm quyền (Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát, Hội Hồng thập tự Quốc gia và đại diện các tổ chức được chỉ định).

- Chấm dứt mọi hành hạ và ngược đãi đối với tất cả tù nhân chính trị trong khi chờ đợi trao trả và phóng thích họ.

- Chấm dứt mọi cuộc bắt bớ và mọi hành động đàn áp và trái ngược với Hiệp định Pari".

Hội nghị đã cử một phái đoàn đến Việt Nam quan sát từ ngày 19-4- 1973 đến ngày 1-5-1973 gồm: Giám mục Bélanger, địa phận Valleyfield (Québec); Bà Thelma Balaer, Hội đồng các giáo phái tại Canađa; Ông Georges Lebel, Tiến sĩ giáo sư Đại học Québec. Cùng đi có Giám mục Thomas Gumbleton, Giám mục địa phận Detroit Mĩ và linh mục Robert

Manning (dòng Tên). Trong Bản tường trình ngày 1-5-1973 do Georges Lebel soạn thảo, phái đoàn quan sát đã khẳng định rằng ở Nam Việt Nam có tù chính trị. Tuyên bố vạch rõ tính phi pháp của các Toà án Quân sự mặt trận với con số 27.000 người đang bị giam giữ do các toà án này kết án. Tuyên bố còn cho biết có một số đông tù nhân bị tạm giam chưa xét xử gì; số đông những người khác bị câu lưu hành chính với thời hạn tối đa là 2 năm nhưng cũng có thể tiếp tục bị gia hạn. Phái đoàn quan sát ước định có ít nhất là 30.000 tù chính trị thuộc loại câu lưu hành chánh đã bị giam giữ tại các Trung tâm Cải huấn lớn trực thuộc chính quyền Sài Gòn, chưa kể đến nhà tù ở các tỉnh, huyện và vạch rõ thủ đoạn chuyển tù chính trị thành

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w