Trại I I "Trại Quốc Gia" và những hình thức đấu tranh

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 29)

Nhân số Trại II tính đến tháng 12-1957 có 1642 người, trong đó có 59 nữ, gồm đủ các thành phần: các giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên; thường dân bị tình nghi là cộng sản; nhân viên chính quyền Diệm do mâu thuẫn nhau mà phải ở tù và một bộ phận là tù chính trị. Ngụy quyền gọi Trại II là "Trại Quốc gia", nơi giam giữ những người đã li khai cộng sản, quy thuận "chánh nghĩa Quốc gia", chịu học tố cộng.

Một số tài liệu trước đây, đã cho rằng những người đã li khai là đầu hàng, phản bội. Thật ra, không kể số tù giáo phái, chỉ có một số ít tù chính trị thuộc loại khuất phục, đầu hàng, còn đại bộ phận là do sức chịu đựng yếu và có những quan điểm khác nhau về mức độ và phương pháp đấu tranh.

Một quan điểm cho rằng tương quan lực lượng khi đó chưa cho phép, đấu tranh trực diện như Trại I là quá tả, khi đã thất thế sa cơ, nằm trong tay giặc thì không thể chống lại bộ máy bạo lực khổng lồ. Chống là chết, mà chết hết thì còn ai tranh đấu. Nay cứ tạm chịu điều kiện của địch, sau được thả về sẽ hoạt động trở lại. Số người theo quan điểm này không nhiều, và sau đó, họ đã nhận thức được cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng bao giờ cũng gắn liền với phẩm chất chính trị. Nếu dễ dàng chấp nhận điều kiện của kẻ thù thì họ sẽ bôi đen, bị đẩy tới con đường phản bội hoặc bị vô hiệu hóa.

Một quan điểm khác cho rằng cán bộ đảng viên phải bám quần chúng mà lãnh đạo. Trình độ giác ngộ và ý chí đấu tranh của quần chúng có hạn nên không thể nêu khẩu hiệu đấu tranh ở mức độ cao. Đảng viên phải hoà mình trong phong trào mà dẫn dắt quần chúng từng bước từ thấp lên cao. Song thực tiễn tranh đấu của Trại I cũng đã chỉ ra câu trả lời đúng đắn. Ngọn cờ chống li khai của những chiến sĩ tiên phong Trại I là ánh sao chỉ đường cho Trại II và toàn thể tù chính trị noi theo.

Quan điểm thứ ba, là khi chưa cần thiết, chưa bộc lộ lực lượng. Trước hết phải "giữ gìn lực lượng", khi có thời cơ sẽ đấu tranh. Quan điểm

này cũng không vững về cơ sở lý luận và thực tiễn. Khi địch đã tiến công toàn diện vào tổ chức, chính trị, tư tưởng, tâm lý, nhân cách nhằm tiêu diệt sinh mạng chính trị của những người cộng sản thì "giữ gìn lực lượng" ở đây phải là "giữ gìn khí tiết của người chiến sỹ cộng sản". Nếu không

còn khí tiết của người chiến sỹ cộng sản thì chẳng còn gì để "giữ gìn".

Đây là những quan điểm của một số ít tù chính trị từng giữ các chức vụ cao trước khi bị bắt, có vai trò lãnh đạo đoàn tù chính trị các tỉnh miền Trung. Các đồng chí vận dụng phương châm “lấy đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp là chính, kết hợp với bất hợp pháp; đấu tranh có lý, có lợi, đúng

mức độ” để đối phó với thủ đọn mới của địch tại nhà tù. Đây là phương

châm được quán triệt khi học tập Hiệp định Giơnevơ (1954), được vận dụng trong thời kỳ đấu tranh chính trị trên cơ sở Hiệp định Giơnevơ. Những người theo quan điểm này cho rằng đấu tranh chống ly khai Đảng cộng sản là bất hợp pháp, là sai lầm, là trái với phương châm “lấy đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp là chính, kết hợp với bất hợp pháp; đấu tranh có lý, có lợi, đúng mức độ”.

Song đa số những người cộng sản trung thực đều hiểu rằng, đến thời điểm này, khi Mỹ - Diệm đã phá Hiệp định, tiến hành những chiến dịch tố cộng quy mô trên toàn miền Nam, khủng bố, bắn giết đày ải những người kháng chiến cũ, và hơn thế nữa, chúng đánh thẳng vào sinh mạng chính trị của từng người, cưỡng bức ly khai Đảng cộng sản, bắt hô khẩu hiệu phản động chống lại Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không thể vận dụng thuần tuý “đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp là chính, kết hợp với bất hợp

pháp; đấu tranh có lý, có lợi, đúng mức độ” vào cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết được nữa. Chỉ có một bộ phận cầu an, cố tình đưa ra mọi lý lẽ để nguỵ

biện cho sự yếu kém của chính mình.

Trình độ giác ngộ và tinh thần chiến đấu của mỗi người đều có sự khác biệt, bởi thế, trước những thủ đoạn khủng bố ác liệt của kẻ thù, sự phân hóa về quan điểm đấu tranh trong lực lượng tù chính trị là không

tránh khỏi, thậm chí không loại trừ tư tưởng cầu an ẩn chứa trong những quan điểm ấy. Tuy nhiên, mặt trận tranh đấu trong tù không loại trừ hình thức, mức độ đấu tranh nào, không loại trừ việc tập hợp lực lượng rộng rãi, kể cả những người cầu an, cả những người chỉ đủ sức tham gia những hình thức đấu tranh ở mức độ thấp.

Đối với mỗi người, khả năng chịu đựng có mức độ, sức chiến đấu có mức độ, tinh thần đấu tranh bảo vệ khí tiết có mức độ khác nhau là điều đương nhiên. ở mức độ giác ngộ thấp, tinh thần chiến đấu và sức chịu đực có mức độ thì chấp nhận ở lại Trại II - Trại "quốc gia", Trại ly khai cộng sản là thực tế không tránh khỏi. Song chủ trương ở lại Trại II, chịu ly khai cộng sản, lại lấy danh nghĩa của tổ chức, danh nghĩa lãnh đạo, chỉ đạo ở lại Trại II mà quan niệm là đúng như chủ trương, phương châm phương pháp lãnh đạo của Đảng thì chỉ có một là hiện tượng cá biệt, gây nhiều tranh luận từ trong tù cho đến khi về đời. Đó là trường hợp của đoàn tù chính trị 4 tỉnh miền Trung.

Chuyến lưu đày tù chính trị miền Trung ngày 17-5-1957 ra Côn Đảo địch đưa thẳng về Trại II. Trong một tuần lễ, chúng chưa đặt điều kiện gì. Đoàn gồm 409 tù chính trị (12 nữ) thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Theo Bản tổng kết của Ban liên lạc tù chính trị Côn Đảo tỉnh Thừa Thiên - Huế, thực hiện tháng 4-1989, do đồng chí Nguyễn Xuân Tốn chắp bút thì ngay khi lên tàu, đại diện của 4 tỉnh đã liên hệ với nhau, hình thành bộ phận trách nhiệm, tập hợp và chỉ đạo lực lượng tù chính trị theo từng tỉnh. Khi vào Trại II, những người có trách nhiệm trong đoàn tù bốn tỉnh mới ra đã liên hệ được với Huỳnh Văn Tửng trong số ra trước đó, nắm được thủ đoạn phân hóa, cưỡng bức li khai của địch, biết rõ lực lượng kiên cường chống li khai đang bị biệt giam tại Trại I - Trại cộng sản, còn Trại II là Trại "quốc gia", đang giam giữ số chịu li khai cộng sản. Nội bộ đoàn tù 4 tỉnh có 3 loại ý kiến:

- Có khoảng 60 anh em quan niệm rằng nếu địch không đặt điều kiện cũng không ở lại Trại II (trại li khai) mà phải đấu tranh, đòi hỏi địch đưa qua Trại I (Trại cộng sản kiên cường).

- Một số khác nêu ý kiến vì mới ra đảo, sức khỏe yếu, có thể tạm thời chịu điều kiện, để bồi dưỡng sức khỏe, củng cố đội ngũ rồi hãy đấu tranh.

- Ý kiến thứ 3, được đông đảo những người có vai trò lãnh đạo tán thành là người tù không đòi hỏi ở trại nào. Nếu địch để ở Trại II mà không bắt ký giấy li khai thì cứ ở. Nếu địch đặt điều kiện xúc phạm khí tiết thì tuyên bố chống. ý kiến này đã trở thành chủ trương chỉ đạo trên 400 tù chính trị ra ngày 17-5-1957.

Trên thực tế, có một bộ phận tù chính trị câu lưu trong đoàn tù 4 tỉnh miền Trung không bị chi phối bởi những quan điểm, phương châm, phương pháp nói trên của bộ phận lãnh đạo, đã tự xác định lập trường bảo vệ khí tiết. Hơn một tuần sau, đại úy quản đốc nhà tù Bùi Văn Năm ra lệnh cho đại diện 5 phòng mới ra lập danh sách tập thể để báo cáo lên Ban quản đốc. 56 tù chính trị bị giam ở Phòng 5 (hầu hết là quê Quang Ngãi) do đồng chí Lê Cân lãnh đạo đã xác định lập trường chống ly khai Đảng cộng sản, về Trại I. Còn lại 353 người chấp nhận quan điểm của Ban lãnh đạo, lập danh sách ở lại Trại II - Trại ly khai cộng sản.

Việc một bộ phận tù chính trị không chịu đựng được mức đày ải, truy bức trường kì và tàn bạo ở Côn Đảo, phải chấp nhận điều kiện của địch là không tránh khỏi. Song sự kiện một số người trong đoàn tù bộn tỉnh miền Trung từng có cương vị cao trước khi bị bắt, tự tập hợp thành bộ phận trách nhiệm (có lúc lấy danh nghĩa Đảng), chủ trương ở lại Trại II - Trại “quốc gia” - Trại ly khai cộng sản mà cho đến bây giờ những người trong cuộc vẫn xem như là đúng chủ trương, phương châm phương pháp của Đảng thì có lẽ đó không phải là Đảng cộng sản - Đảng Mác - Lênin .

Ký giấy li khai tập thể, hay cá nhân, lập danh sách hay không lập danh sách, chịu ở lại trong Trại II - Trại "quốc gia" - Trại ly khai cộng sản

dù địch cưỡng ép hay không cưỡng ép đều rơi vào thủ đoạn phân hóa nhằm tố cộng diệt cộng của địch. Chấp nhận ở lại Trại II, hàng ngày chào cờ ngụy, hát quốc ca ngụy, hô khẩu hiệu ủng hộ Ngô Đình Diệm, đả đảo cộng sản, đả đảo Bác Hồ (dù hô to hay hô nhỏ), buổi tối học tố cộng (dù bản thân có tố hay không tố) đều là vi phạm lập trường bảo vệ khí tiết. Không có nguyên tắc hay phương châm phương pháp nào biện hộ cho khí tiết của người cộng sản trong trường hợp này.

Chịu điều kiện của địch ngay từ khi đặt chân lên đảo là chưa đánh giá đúng phẩm chất cách mạng và tinh thần chiến đấu của đội ngũ tù chính trị. Điều đó dẫn tới sự phản ánh sai lạc tương quan lực lượng chung, làm giảm sức chiến đấu và phẩm chất khí tiết của tù chính trị, nhất là khi đã biết rõ âm mưu phân hoá, thủ đoạn tố cộng của địch. Biết địch đã thanh lọc tù chính trị thành Trại cộng sản (Trại I - Trại chống ly khai) và Trại quốc gia (Trại II - Trại chịu ly khai) mà vẫn dùng lý luận ngụy biện cho hành động hạ thấp khí tiết của mình, điều đó chỉ có trong nội bộ những người tự nhận là "có trách nhiệm" của đoàn tù chính trị 4 tỉnh miền Trung.

Tuy nhiên về phương diện khác, nhiều thành viên trong Ban lãnh đạo đoàn tù chính trị miền Trung đã có nhiều cố gắng xây dựng khối đoàn kết tù nhân, lãnh đạo cuộc đấu tranh của tù chính trị Trại II từ thấp lên cao, hình thành mặt trận tù nhân, phối hợp với các trại và hỗ trợ được nhiều cho cuộc đấu tranh của Trại I. Hai đợt chống kiến nghị ngày 7-7-1957 và ngày 6-6-1958 đã khởi đầu cuộc đấu tranh vươn lên từng bước nhằm xác lập vị trí bảo vệ khí tiết của tù chính trị Trại II.

Sau đợt chống ký kiến nghị ngày 7-7-1957, đại diện các tỉnh đã bí mật họp tại khám 2 cử ra Đảng ủy lâm thời do Trần Quang Hiệu (Phú Yên) là Bí thư cùng các Đảng ủy viên: Lê Quang Ngọc (Quảng Ngãi), Nguyễn Quýnh tức Tốn (Thừa Thiên), Hoàng Văn Tửng, Phan Văn Ký (Nam bộ).

*. Đấu tranh chống các thủ đoạn tố cộng với những mức độ khác nhau

Trong lúc Trại I giương cao ngọn cờ chống li khai thì Trại II phát động đấu tranh chống học tập tố cộng bằng nhiều hình thức. Năm 1958, Ban tố cộng Trại II thuyết trình tài liệu "Cộng sản với cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam", nội dung xuyên tạc lịch sử, rằng cuộc kháng chiến chống Pháp lúc đầu có tính chất quốc gia, sau cộng sản khủng bố các đảng phái, cướp công kháng chiến, lái kháng chiến theo con đường cộng sản, thực hiện chủ nghĩa tam vô: không gia đình, không tài sản, không tôn giáo... Tài liệu này đã gây một luồng phản ứng mạnh mẽ khắp Trại II. Nhiều tù nhân Trại II đã dũng cảm đứng lên vạch mặt "Quốc gia" giả hiệu của ngụy quyền tay sai, bảo vệ chân lí lịch sử, bảo vệ uy tín của Đảng và Bác Hồ, bảo vệ chính nghĩa của sự nghiệp cách mạng.

Văn nghệ cũng được địch lồng nội dung tố cộng vào. Mùa hè 1959, Ban cải huấn tổ chức trình diễn vở kịch "Giấc mơ kinh khủng" nói về một nữ sinh từ bỏ đô thành tham gia kháng chiến, sau bị bạc đãi. Kết cục là những lí tưởng cao đẹp của cô đã biến thành "giấc mơ kinh khủng". Hàng trăm tù chính trị câu lưu ở các Phòng 1-2-12 và một số phòng khác đã phản đối, không xem. Ngày hôm sau, địch bắt tất cả số tù nhân không xem kịch ra lội nước, vét bùn, đắp đập Hồ Sen, không cho đội nón, không cho uống nước một ngày ròng dưới nắng hè đổ lửa và roi vọt. Ai say nắng, khát nước, ngơi tay là chúng đánh đập tàn tệ. Máu tù nhân loang đỏ bờ đập. Đập Hồ Sen mang tên đập "Giấc mơ kinh khủng".

Ngày 26-10-1959 ("Quốc khánh" Việt Nam Cộng hoà), địch bắt tù chính trị Trại II kí kiến nghị ủng hộ Ngô Đình Diệm. Lực lượng chống kí kiến nghị vượt quá con số 800, song cũng giống như 2 lần trước, sau khi địch đàn áp, chỉ còn gần 400 trụ lại được. Đó là những người đã được sàng lọc qua hơn một năm tranh đấu. Những người chống kí kiến nghị bị cấm cố tại khám 1 và khám 13, sau đó cưỡng bức lao động khổ sai với mức rất nặng. Bốn tháng sau, đến Tết nguyên đán Canh Tý (1960), địch mới giải toả đợt khủng bố này. Trong thời gian này, Ban lãnh đạo Trại II đã liên hệ với tù án chính trị ở Trại III, dự kiến hình thành Đảo ủy, gồm:

- Một ủy viên ở Trại I (tượng trưng bằng ý kiến của tập thể Trại I). - Hai ủy viên ở Trại II: Nguyễn Hài (tức Hân ở Huế), Tôn Diêm (Quảng Ngãi).

- Hai ủy viên ở Trại III: Lê Minh Nê, Nguyễn Thế Vịnh.

Trên thực tế, lực lượng ưu tú nhất của tù chính trị Trại I, trung tâm của cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết không tham gia Đảo ủy. Vì thế, những cố gắng của Ban lãnh đạo tù chính trị Trại II và Trại III để hình thành Đảo ủy chỉ mang tính chất mặt trận tù nhân, liên hiệp tranh đấu. Tổ chức mang danh Đảo ủy này chưa tiêu biểu cho bộ phận ưu tú nhất của những người tù chính trị kiên cường đang đấu tranh một mất một còn để bảo vệ khí tiết cách mạng, chống li khai Đảng, chống mọi thủ đoạn tố cộng, diệt cộng của kẻ thù.

Các thủ đoạn "tố cộng-diệt cộng" trong tù của Mỹ ngụy đã làm phân hóa và chia cắt rất sâu giữa các trại tù, giữa tù chính trị có án và không án, giữa tù cấm cố và tù khổ sai, giữa những người chống trực diện, chống toàn diện và những người chống có mức độ, chống từng lúc, từng phần. Chính vì vậy mà các tổ chức từng xưng danh là "Đảo ủy" trong giai đoạn này đều không tương xứng với danh xưng, bởi lẽ những đại biểu ưu tú nhất đã bị cấm cố nghiêm ngặt, không có điều kiện tổ chức và chỉ đạo. Ngược lại, người tù chính trị ở khu vực khổ sai có điều kiện liên lạc, tổ chức và hoạt động lại không đủ phẩm chất khí tiết, năng lực và bản lĩnh chính trị trong vai trò "Đảo ủy".

*. Trung tâm Cải huấn I và chủ trương kiến tạo lập trường khí tiết:

Kết thúc Chiến dịch Chuyển hướng (4-4-1960) địch xóa sổ cả Trại I "Trại cộng sản" và Trại II "Trại quốc gia", thiết lập Trung tâm Cải huấn I giam giữ tù câu lưu gồm các trại: Nhân Vị (Trại II cũ), Bác ái (Trại III và Trại IV cũ) và Cỏ ống. Có lúc, do nhu cầu của công việc khổ sai, địch mở

thêm chi nhánh với các trại ở Bến Đầm, Sở ruộng Quang Trung. Trại I cũ mang tên Trại Cộng Hòa, thuộc Trung tâm cải huấn II, giam tù án .

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w