Mỹ-ngụy phá hoại Hiệp định Pari, tráo trở việc trao trả tù chính trị

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 103)

4. Đấu tranh thực hiện Hiệp định Pari, nổi dậy giải phóng Côn Đảo (1973-1975)

4.1.Mỹ-ngụy phá hoại Hiệp định Pari, tráo trở việc trao trả tù chính trị

(đối với đồng chí Hoàng Dư Khương).

Từ năm 1971, tù chính trị câu lưu Trại I đã nhất trí về tư tưởng, quan điểm, tiến tới xây dựng tổ chức lãnh đạo tập trung và thống nhất, cả công khai và bí mật, dẫn đến bước phát triển mới của phong trào và sự ra đời của Đảng bộ Lưu Chí Hiếu. Các đảng viên được kết tập trong tù đều chuẩn chất, sau về đều được Đảng bộ các địa phương công nhận.

4. Đấu tranh thực hiện Hiệp định Pari, nổi dậy giải phóng CônĐảo (1973-1975) Đảo (1973-1975)

4.1. Mỹ-ngụy phá hoại Hiệp định Pari, tráo trở việc trao trả tùchính trị chính trị

Theo một bản tài liệu do bộ phận Đường dây Côn Đảo gửi về Trung ương Cục, vào thời điểm Hiệp định Pari có hiệu lực (3-1973), ở Côn Đảo có 9892 tù nhân, trong đó có 274 là thường phạm, 940 quân phạm thường tội, 636 quân phạm chính trị, 4020 can phạm đặc biệt (chính trị phạm có án), 3498 an trí đặc biệt (tù chính trị không có án), 37 nghi can, 487 chưa phân loại. Trong khi đó, ngụy quyền Sài Gòn chỉ công bố danh sách trao trả cho ta 5081 nhân viên dân sự (tù chính trị) toàn miền Nam, trong đó ở Côn Đảo có 4075 người.

Nhằm thực hiện âm mưu ém giấu tù chính trị, không trao trả theo Hiệp định Pari, tháng 10-1972, ngụy quyền Sài Gòn đã chỉ thị cho tất cả các Trung tâm Cải huấn lập danh sách tù chính trị. Ngoài các mục thông thường như tên họ, năm sinh, cha mẹ, tội trạng, án tiết, ngày giam, toà xử, đính bài, còn thêm mục sức khoẻ và hạnh kiểm. Ngày 22-11-1972, Trung tâm Cải huấn Côn Sơn đã hoàn thành danh sách, gửi về Nha Cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy.

Ngày 8-2-1973, theo điện văn của Nha Cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy, Trung tâm Cải huấn Côn Sơn lập báo cáo riêng về số tù nhân già yếu (từ 60 tuổi trở lên), què lết, bại xụi, mắc các chứng bệnh nan y. Cùng ngày, Nha Cải huấn phê duyệt trả tự do (phóng thích đơn phương) cho 219 tù nhân, lọc trong danh sách 1500 người mà Trung tâm Cải huấn Côn Sơn đề nghị. Công điện số 18190/CSQG/K3/317/M ngày 8-3-1973 của Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia Quân khu 3 cho biết: từ ngày 16 đến ngày 22-2-1973, Bộ tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Quân khu 3 đã tiếp nhận 147 can phạm cộng sản nan y tàn phế từ Trung tâm Cải huấn Côn Sơn chuyển đến để cấp tốc lập thủ tục trả tự do trong quân khu.

Tài liệu tham khảo đặc biệt tháng 3-1973 của Việt Nam Thông tấn xã đăng bài của Roland Pierre Parigneaux, thông tin viên Hãng AFP thường trú tại Sài Gòn viết về tình trạng thương tâm của 124 người tù bại lết vừa được trả tự do tại Biên Hoà mà họ được tận mắt chứng kiến. Bài báo có đoạn: "Cuối tháng 2-1973, 124 người trong số những người "thân

cộng" bị giam giữ từ bao nhiêu năm ở Côn Sơn (trước gọi là Côn Lôn) đã được chính quyền Sài Gòn trả lại tự do một cách thầm lặng, không kèn không trống, không thông qua thương lượng, không người chứng kiến. Khi đi lại, họ phải bò lê dưới đất. Đôi cánh tay khẳng khiu, thân hình chỉ còn là một bộ xương, ống chân thì teo lại, bấm không còn biết đau và mang nhiều sẹo rất sâu; vết tích của những xiềng xích còn để lại trên da thịt hồi những ngày họ bị nhốt hàng năm, nằm chồng chất lên nhau trong những xà lim nhỏ và chỉ mới nghe nói cũng đủ rùng mình: những " Chuồng Cọp" ở nhà tù trên đảo Côn Sơn"v.v...

Phóng viên Hãng tin AFP nhận xét rằng, việc chính quyền Sài Gòn trả tự do một cách thầm lặng và không chính thức cho 124 người tù tàn tật, bại lết nói trên là nhằm loại bỏ những nhân chứng bất lợi trước ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế. Song chính tội ác đã dẫn chúng đến sự trừng phạt, trước hết là dư luận tiến bộ.

Cùng với việc phóng thích đơn phương những tù nhân tàn phế, ngụy quyền Sài Gòn ráo riết xúc tiến việc thanh lọc danh sách tù chính trị được gọi là "nhân viên dân sự" để trao trả cho Chính phủ cách mạng lâm thời. Danh sách này do Nha Cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy thanh lọc trong số tù chính trị thuộc các Trung tâm Cải huấn Chí Hoà, Tân Hiệp, Côn Sơn. Danh sách được lập, duyệt nhiều lần, đến ngày 13-3-1973 thì hoàn tất.

Vừa thanh lọc, ngụy quyền Sài Gòn vừa tiến hành các thủ đoạn ém giấu tù chính trị, chuyển tù chính trị thành thường án. Từ ngày 12-12-1972 đến 20-3-1973, ngụy quyền Sài Gòn đưa ra Côn Đảo 4 toán sĩ quan, mang danh là Toà án quân sự mặt trận lưu động Vùng 2 và Vùng 3 chiến thuật, xử những người tù chính trị không có tên trong danh sách trao trả thành thường án với các tội danh "phá rối trị an", "gian nhân hiệp đảng", "giữ vũ khí bất hợp pháp"... Chúng lập sẵn các bản án rồi cưỡng bức tù nhân kí và lăn tay, chụp hình dán vào. Ai một tội danh chúng xử một bản án, 2 tội danh xử 2 án... có người bị xử tới 10 án, tổng cộng 45 năm tù.

Lập xong bản án, chúng bắt đầu cưỡng bức lăn tay chụp hình, kí án và xé phòng dồn trại. Những người có tên trong danh sách trao trả được đưa về Trại II, Trại III, Trại V và Trại I. Số còn lại dồn về Trại IV, Trại VI, Trại VII và Trại VIII. Trung tá Nguyễn Văn Vệ, tên đao phủ khét tiếng trong nghề quản ngục được điều trở lại Côn Đảo để thực thi mưu đồ này. Theo lời khai của Vệ khi ra trình diện sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Thủ tướng ngụy Trần Thiện Khiêm trực tiếp giao nhiệm vụ cho Vệ, bằng mọi giá phải thanh lọc được 4075 tù nhân ở Côn Đảo có tên trong danh sách trao trả, tập trung về một nơi, số còn lại tách riêng và chuyển án thành thường phạm.

Thái độ của tù chính trị lúc đó là kiên quyết đấu tranh đòi công bố Hiệp định Pari và Nghị định thư, đòi trao trả ngay, trao trả hết tù chính trị, đòi lập Ban đại diện từng trại tù, trực tiếp làm việc với ủy ban liên hợp 2 bên, có sự giám sát của ủy ban Quốc tế. Sau khi khảo sát tình hình, cuối tháng 3-1973, Nguyễn Văn Vệ bay về Sài Gòn, yết kiến Thủ tướng ngụy,

xin cho dùng biện pháp mạnh. Được Thủ tướng ngụy đồng ý, Vệ qua Bộ Nội vụ xin yểm trợ 3 đại đội cảnh sát dã chiến, trang bị đầy đủ các phương tiện chống bạo động, cùng 16 nhân viên nghiệp vụ lăn tay chụp hình, bay ra Côn Đảo. Tù chính trị Côn Đảo đã đổ nhiều máu trong cuộc đấu tranh chống lăn tay chụp hình, đòi trao trả ngay, trao trả hết tù chính trị theo tinh thần Hiệp định Pari.

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 103)