Đấu tranh đòi trao trả tù chính trị theo Hiệp định Par

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 113)

4. Đấu tranh thực hiện Hiệp định Pari, nổi dậy giải phóng Côn Đảo (1973-1975)

4.3.Đấu tranh đòi trao trả tù chính trị theo Hiệp định Par

Bất chấp dư luận, ngụy quyền Sài Gòn tìm mọi cách ém giấu tù chính trị. Chiếu Công điện số 53 (14-2-1973) của Giám đốc Nha Cải huấn, tất cả các danh sách tù nhân từ Côn Đảo gửi về đều không sử dụng các danh từ can phạm cộng sản, can phạm chính trị nữa mà chỉ gọi chung là can phạm đặc biệt, được chia thành hai loại: Thường phạm can án (đã ra toà) và Thường phạm can cứu (chưa ra toà).

Ngoài danh sách chính thức để trao trả cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam như đã công bố, nhà lao Côn Đảo còn nhận lệnh của Nha Cải huấn lập danh sách khác như: Danh sách tất cả tù nhân án tử hình; Danh sách tất cả tù nhân án chung thân; Danh sách toàn bộ số tù câu lưu đưa ra kêu án chính trị trong các phiên toà ngày 12-12 và ngày 28-12-1972.

Các mục lập giống như Danh sách đợt I. Hàng ngày Nha Cải huấn gọi điện trực tiếp cho Quản đốc nhà tù, đọc tên từng người tù yêu cầu xác nhận xem có ở Côn Đảo không, nếu có thì cho biết số đính bài, hạnh kiểm. Danh sách bổ túc này khoảng 500 người, phần lớn có tên trong danh sách trao trả.

Cùng lúc với danh sách bổ túc, Nha Cải huấn lại yêu cầu Côn Sơn lập danh sách trên 2000 tù nhân do ủy ban Phật giáo vận động phóng thích tù nhân đưa ra. Ngụy quyền Sài Gòn đặc biệt quan tâm danh sách này. Chúng biệt phái một toán cảnh sát từ Sài Gòn ra phối hợp với Trung tâm Cải huấn Côn Sơn truy lục hồ sơ từng người, chia thành 2 loại: có tên trong danh sách trao trả và không có tên trong danh sách trao trả, ghi vào sổ riêng dấu tích đặc biệt của từng người, đánh máy thành 2 bản, một đem về, một lưu lại Côn Sơn.

Những tù nhân nằm ngoài danh sách trao trả chính thức mà ngụy quyền đưa vào các danh sách bổ túc sau này hầu hết là do các tổ chức thuộc ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù đưa ra đấu tranh đòi trao trả. Trong trường hợp những người tù được các tổ chức này đưa ra mà không có tên

trong danh sách trao trả thì ngụy quyền tìm cách chuyển trại, ém giấu hoặc lén lút chở ngay về các tỉnh, phóng thích đơn phương.

Ngày 20-5-1973, Thiếu tá Thái Văn Thượng, Đặc phái viên của Nha Cải huấn ngụy bay ra Côn Đảo, làm việc với Quản đốc Nguyễn Văn Vệ và cho không vận về Sài Gòn 232 tù chính trị theo những danh sách riêng. Chúng tách 20 người chuyển tiếp đi Pleiku, 30 người đi Kontum, số còn lại giam ở Tân Hiệp (Biên Hoà).

Tháng 11-1973, Nha Cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy lại cử một toán nhân viên ra Côn Đảo nhận 39 tù chính trị thuộc các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận không vận thẳng về Nha Trang, đơn phương phóng thích. Những người có tên trong danh sách trao trả được đưa về trại Hố Nai (Biên Hoà). Tại đây, ngụy quyền làm các thủ tục trao trả và tiến hành các hoạt động tâm lí chiến, chiêu hồi với âm mưu tổ chức một số tên tù tay sai thành đội ngũ chiêu hồi, chiêu hàng trong danh sách trao trả. Bọn này có nhiệm vụ tố cáo chế độ cộng sản tại nơi trao trả và xin " tìm tự do" dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà.

Cuối cùng, 5081 nhân viên dân sự có tên trong danh sách chính thức được trao trả cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại sân bay Lộc Ninh làm ba đợt:

- Đợt I: 750 người, từ ngày 28.4 đến 24-5-1973 - Đợt II: 825 người, từ ngày 23.6 đến 24-7-1973 - Đợt III: 3506 người, từ ngày 08.2 đến 07-3-1973

Bằng các thủ đoạn cài số thường phạm, quân phạm, trật tự, cầu an, đầu hàng vào danh sách trao trả, ngụy quyền Sài Gòn đã "vận động" được 211 tên chiêu hồi, xin "tìm tự do" dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà trong 3 đợt trao trả.

Việc đấu tranh thực hiện trao trả 5081 nhân viên dân sự, trong đó có 4075 người ở Côn Đảo là một bước thắng lợi của tù chính trị. Số người còn

ở lại tiếp tục cuộc đấu tranh trên cơ sở pháp lí Hiệp định Pari, đòi trao trả hết toàn bộ tù chính trị cho Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong lúc chờ đợi, phải cải thiện đời sống, thực hiện chế độ tù chính trị. Địch nhượng bộ có mức độ, giải quyết yêu sách nhỏ giọt, hạn chế, song chúng không đàn áp quyết liệt như trước nữa. Mục tiêu cơ bản của chúng là ém giấu tù chính trị, chuyển án thành thường phạm đã làm xong.

Những người tù chính trị không được trao trả tiếp tục củng cố lực lượng, phát triển nhiều hình thức đấu tranh và tích cực chuẩn bị cho ngày giải phóng mà họ biết chắc chắn rằng không còn xa nữa.

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 113)