FROM: ( ) MORRIS 12 ( ) AREENLAND HOLLAND

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 117)

4. Đấu tranh thực hiện Hiệp định Pari, nổi dậy giải phóng Côn Đảo (1973-1975)

FROM: ( ) MORRIS 12 ( ) AREENLAND HOLLAND

TO: Nguyễn Đình Tào, Phòng 2, Trại 6B, Côn Đảo, SOUTH VIETNAM

Trong thùng có một bánh xà phòng thơm của Pháp; hai gói thuốc lá thơm của Anh kèm một ống đót giả ngà; một ống vố (tẩu) bằng cùi bắp kèm một gói Half and Half của Mỹ; còn lại là thực phẩm đóng hộp gồm: Thịt heo của Liên Xô, Patê của Bỉ, thịt hầm đậu của Hà Lan, thịt cừu của úc, dứa hộp của Côte D'Ivoire (Châu Phí). Tất cả sản phẩm của 8 nước thuộc 5 Châu: Âu-á-Mỹ-Phi-úc của người bạn từ vạn dặm gửi tới được Nguyễn Đình Tào trao lại cho Ban điều hành của tù chính trị Trại VI Khu B để chia đều món quà của bạn bè quốc tế từ 5 châu, 4 biển cho toàn bộ trên 800 tù chính trị Trại VI Khu B. Bánh xà phòng được giao cho Bệnh xá để tắm gội cho anh em bệnh tật; ba gói thuốc bóc ra chia đều cho 10 phòng, mỗi người nghiện được rít một hơi, thực phẩm các loại khoảng 1,5 kg được mở ra trộn đều và chia cho mỗi phòng được hơn nửa chén ăn cơm, hơn 80 người cùng thưởng thức.Thức ăn, thuốc hút chỉ sau bữa chiều đã hết sạch, chỉ có mối tình của người bạn từ vạn dặm là còn đọng mãi trong trái tim

những người tù chính trị Côn Đảo. Từng mảnh thùng carton, từng mảnh lon đồ hộp được anh em tù chính trị chia nhau, cắt mài thành những đồ lưu niệm.

Cùng thời gian ấy, một tấm bưu thiếp của một người bạn Hà Lan khác, là Willem Van Gelder ở Tusveld 31 Bornerbrock (Hà Lan) được gửi tới anh Trịnh Minh Bách, số tù 19.282 ở Trại VI Khu B Côn Đảo cũng nhận được với lời cổ vũ thật cảm động của một trái tim thân thương và tha thiết (đánh máy trên bưu thiếp, bằng tiếng Việt): "Bạn thân mến,Chúng tôi đang vận động để giúp anh. Vậy anh nên vững lòng và giữ vững tinh thần. Và ngày kia, chúng tôi có thể được tin anh được tự do." Ký tên: Willem Van Gelder, Tusveld 31, Borue broek (Hà Lan) .

Những dòng chữ ngắn ngủi cùng những món quà không lớn ấy lại có sức cổ vũ phi thường. Mỗi người tù chính trị Côn Đảo tự thấy cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình đang sống giữa những dòng thác cách mạng của thời đại, đang đấu tranh cho độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, vì tiến bộ và nhân Văn của loài người.

Năm 1974, các cuộc đấu tranh của tù nhân tăng nhiều so với năm 1973. Công Văn số 449/TTCH/CS/AN/TK ngày 27-6-1974 về tình hình an ninh Trung tâm Cải huấn cho biết, năm 1973 có 127 vụ vi phạm nội qui, 84 vụ gây rối, trong khi đó, chỉ tính từ 1-1-1974 đến 26-6-1974 đã có 112 vụ vi phạm nội qui và 57 vụ gây rối. Công Văn số 449/TTCH/CS/CM/M/TK ngày 20-7-1974 của Ban Chuyên môn đã khẩn cấp phúc trình Quản đốc nhà tù về tình hình an ninh như sau: "Liên tiếp trong 2 ngày 17 và 18-7-

1974, số can cứu chống đối Trại VI đã tuần tự từng phòng hô la. Số can cứu thuộc Trại VII khu D đồng thanh hưởng ứng Trại VI hô la các khẩu hiệu".

Quản đốc nhà tù khẩn cấp triệu tập nhiều cuộc họp bàn giải pháp đảm bảo an ninh cho trung tâm. Trong một tài liệu khác mang tên Biên bản

ghi nhận các cuộc xách động, gây rối, chống đối của các can phạm thụ

huấn tại Côn Sơn ngày 7-2-1975, Trung tá Lâm Hữu Phương, tên chúa đảo cuối cùng đã ghi nhận: "Từ đầu tháng 01 đến cuối tháng 12-1974 có tất cả

149 vụ chống đối, xách động và gây rối của các can phạm dưới các hình

thức: Hô la tập thể, đòi nhà cầm quyền phải cung cấp đầy đủ lương thực, thuốc men; tụ họp học tập, đọc thông báo yêu cầu Chính phủ Việt Nam Cộng hoà phải tôn trọng Hiệp định Pari, đòi phải trao trả tức khắc cho tất cả số can phạm còn (bị) giam giữ, ca hát những bài ca cộng sản, xuyên tạc quân đội Việt Nam Cộng hoà và đồng minh, hô khẩu hiệu đề cao cộng sản".

Cũng trong biên bản trên, chúng ghi nhận: “Riêng trong tháng 1- 1975 đã có 11 vụ hô la, chống đối, xách động với các hình thức tương tự

như trên (...) Đặc biệt đã có 12 vụ khám phá các nơi chôn giấu, tịch thu một số tài liệu, bài ca cộng sản, cờ Mặt trận giải phóng miền Nam và một số vật dụng khác như: một rađiô 2 băng, một đồng hồ chạy nước, 23 cây sắt nhọn, 50 con dao lớn nhọn, một số dao găm làm bằng cây, một số đồ kịch nghệ, 9 súng AK, 8 súng M16, 15 súng lục, 3 máy điện thoại có ống liên hợp, cần ăng ten, lựu đạn, bêta, mã tấu, kềm cắt, tất cả đều bằng gỗ, dây điện và một số vật dụng linh tinh tại Phú Tường, Phú Phong, Phú An, Phú Bình và Phú Hưng" (tức Trại I, Trại V, Trại VI và Trại VII).

Quản đốc Lâm Hữu Phương ráo riết chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng thủ, sắp đặt phương án chống bạo động, tổ chức lục soát các phòng giam, truy tìm tài liệu, vũ khí và tiếp tục thanh lọc số tù chính trị thuộc "đối tượng nguy hiểm" đưa biệt giam tại Chuồng Cọp Mĩ (Trại VII).

Địch phán đoán đúng. Qua những bức thư của Trung ương Cục từ năm 1970, 1971 và 1972, tù chính trị Côn Đảo đã nắm được chủ trương chiến lược của Đảng ta là "đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" và kết thúc chiến tranh bằng một cuộc tổng tiến công và nổi dậy. ở một số trại, tù chính trị đã xây dựng tự vệ bí mật, tự tạo vũ khí, tổ chức lực lượng để sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ. Vũ khí bằng sắt và bằng gỗ mà địch thu được

là một phần trong sự chuẩn bị nổi dậy của tù chính trị. Đảng bộ Lưu Chí Hiếu được thành lập ở Trại VI Khu B còn chỉ đạo lực lượng tự vệ bí mật dùng giẻ thấm nước muối siết các chấn song cửa sổ cho mòn dần và dùng sắt nhọn soi từng mảng tường trại giam, sau đó quết cơm nguội với tro bếp trét lại để khi có thời cơ sẽ bẻ song, đạp tường giải thoát.

Nhờ có rađiô, tù chính trị Côn Đảo ở nhiều trại đã theo dõi sát tình hình chiến sự từ cuối năm 1974 cho đến đầu năm 1975. Tin tỉnh Phước Long hoàn toàn giải phóng (1-1975) làm nức lòng tù chính trị. Đảng ủy Lưu Chí Hiếu nhận định cuộc tiến công quyết định của quân và dân ta đã bắt đầu. Sự chuẩn bị cho ngày giải phóng của tù chính trị ở các trại giam cũng ngày càng khẩn trương.

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w