Tù án chính trị chống chào cờ ngụy

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 66)

3. Bước phát triển của phong trào đấu tranh (196 4 1972)

3.3. Tù án chính trị chống chào cờ ngụy

Năm 1964, trong khi toàn bộ tù chính trị câu lưu đã vươn lên chống chào cờ ngụy, chống toàn bộ các thủ đoạn cải huấn thì cuộc đấu tranh của tù án chính trị mới bắt đầu. Chống chào cờ ngụy là trung tâm phong trào đấu tranh của tù án chính trị trong giai đoạn này. Đó là sự khẳng định vai trò của Mặt trận dân tộc giải phóng dân tộc Miền Nam Việt Nam ngay

trong lao tù, "người đại diện duy nhất hợp pháp cho nhân dân miền Nam,

không còn thừa nhận chính quyền Sài Gòn, dù chỉ là nhà đương cuộc".

Chào "Quốc kì" là điều bắt buộc ghi trong nội quy nhà tù. Ngụy quyền Sài Gòn đã biến việc chào "Quốc kì" thành thủ đoạn tố cộng. Mỗi lần chào cờ, chúng bắt tù nhân hô những khẩu hiệu phản động, ủng hộ chế độ phi nghĩa đang đày ải họ và đả đảo chế độ cộng sản mà họ tôn thờ. Vì thế, đấu tranh chống chào cờ vừa là cuộc đấu tranh của những người cách mạng dưới ngọn cờ Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam chống chế độ ngụy quyền Sài Gòn vừa là cuộc đấu tranh giữa ý thức hệ cộng sản và hệ tư tưởng tư sản.

Từ khi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm sụp đổ (1-11-1963), tù án chính trị Côn Đảo đã phát khởi cuộc đấu tranh chống chào cờ. Anh Đô (người Gia Định) không hô khẩu hiệu phản động khi chào cờ bị chúng đánh chết ở Hầm Đá Trại II. Ông Phan Văn Khá (Tiền Giang) chống chào cờ bị còng tại Hầm Đá Trại II trong gần một năm trời. Mặc dù không trụ được lâu dài trong cuộc đấu tranh quyết liệt và đơn độc ấy, ông vẫn là ngọn cờ đầu thôi thúc cuộc đấu tranh của tù án chính trị.

Từ năm 1964, nhiều tù án chính trị từ Chí Hoà ra Côn Đảo đã tham gia cdt chống chào cờ nguỵ. Chuyến tàu ra ngày 2-9-1964 có nhiều tù án chính trị chống chào cờ nguỵ, sau nhiều trận đàn áp khốc liệt, còn đậu được "đậu" được Phan Văn Hải.

Năm 1965, nhiều chuyến tù chính trị vừa bị lưu đày từ Chí Hoà ra Côn Đảo đã chống chào cờ. Theo báo cáo của Ban An ninh Trung tâm Cải huấn Côn Sơn, chuyến tù nhân ra đảo ngày 18-1-1965 có 5 tù binh và 7 tù chính trị chống chào cờ.

Ngày 29-4-1965 tại Phòng 6 Trại II, 56 trong số 80 tù nhân bị cấm cố đã không chịu mặc quần áo ra chào cờ. Địch còng tất cả vào 2 Hầm Đá, mỗi hầm chưa đầy 8m2. Bọn gác ngục dùng bao bố bịt kín lỗ thông hơi, hòng biến 2 Hầm Đá thành nấm mồ tập thể. Tù nhân la ó đòi mở lỗ thông

hơi, tên giám thị ác ôn Lê Văn Khương lạnh lùng tuyên bố: "Không khí cũng là của chính phủ "quốc gia", các anh không chào cờ, không thừa nhận chính quyền "quốc gia" thì các anh không được thở". Sau 36 giờ, anh Sinh (quê Bến Tre) đã tắt thở, 2 người khác hấp hối. Địch cho mở lỗ thông hơi song tiếp tục duy trì tình trạng tồi tệ đó thêm 2 ngày nữa.

Ngày 7-6-1965, 20 tù nhân mới từ Chí Hoà ra đảo không chào cờ. Họ tuyên bố là người của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam, không thừa nhận chính quyền Sài Gòn, nên không chào cờ ngụy. Địch còng tất cả và cho bọn trật tự thả sức đánh đập. Sau 3 tuần bị đàn áp khốc liệt, 20 anh lần lượt bị đánh rớt. Giống như học trò đi thi, cặp từ "đậu" và rớt" đã trở thành phổ biến đối với lực lượng tù án chống chào cờ. Cuộc "thi" này không chỉ đòi hỏi có trí tuệ mà cả phẩm chất chính trị, tư tưởng, nhân cách, lòng trung thành và sức chịu đựng bền bỉ kiên cường. Mỗi vinh quang và cay đắng trong sự thành bại của cuộc "thi" này, người tù đều phải trả giá bằng máu và tính mạng mình.

Ngày 26-6-1965, trong số 250 tù án chính trị từ Chí Hoà bị đày ra Côn Đảo có 96 người chống chào cờ. Địch giam riêng ở phòng một Trại II và tập trung hàng chục tên trật tự ác ôn dùng củi gộc đàn áp nhiều trận đẫm máu. Sau một tuần, 9 người "đậu" được bị đưa về Hầm Đá, trong đó có Phạm Thông, Hồ Văn Tiên, Nguyễn Văn Tựu, Nguyễn Văn Nuôi và Tào Tựu.

Chuyến 26-2-1966 "đậu" được Nguyễn Tử Tòng. Chuyến 1-12-1966 "đậu" được 11 người, trong đó có Ngô Đình Thời, Nguyễn Văn Trường và Phạm Uyển. Chuyến 5-2-1967 "đậu" được 27 người, trong đó có Nguyễn Văn Chánh và Hoàng Thanh, nâng tổng số chống chào cờ lên 64 người. Tối 5-2-1967, địch đưa toàn bộ số tù án chống chào cờ vào Chuồng Cọp I, giam 4 người một chuồng, còng cả hai chân. Đó là những ngọn cờ đầu trong phong trào chống chào cờ của tù án chính trị Côn Đảo.

Cùng thời gian này, lực lượng tù án ở các sở tù khổ sai vươn lên chống chào cờ hàng loạt. Đầu tháng 4-1967, tổng số tù án chống chào cờ tăng vọt lên 180 người. Chúa đảo Nguyễn Văn Vệ quyết định dùng biện pháp mạnh để đàn áp, khuất phục, bức hàng. Đang giam 4 người một chuồng, Nguyễn Văn Vệ ra lệnh dồn lại 6 người và sau đó là 9 người một chuồng. Chuồng Cọp rộng 1.4m, dài 2.2m, không đủ chỗ còng 2 chân, chúng còng mỗi người một chân, còng làm 2 lớp. Giờ ăn cơm từ 5 phút rút xuống 2 phút. Ăn xong, chúng cho 9 người một gô nước sôi, chuyền nhau trong một phút, chậm là đánh. Chúng bắt tất cả nằm, ai ngồi dậy hay đổi tư thế nằm là đánh hoặc lấy sào bịt đồng thọc xuống. Anh Trương Công Định (Thủ Đức) bị chúng thọc sào nhọn làm toác da đầu. Anh Na kêu xin thuốc cho người bệnh bị chúng dùng ống khoá đập vào ngực hộc máu tươi.

Đêm đến, tên Tám Kính thường tụ tập bọn trật tự ác ôn như Ba Đen, Tư ốm, Đào Thanh Huy, Một, Giỏi nhậu trên óc Chuồng Cọp và kích động bọn này. Chúng đổ nước dơ, nước tiểu xuống đầu những người tù Chuồng Cọp rồi hè nhau xuống đánh. Hầu như đêm nào cũng có người tù ở Chuồng Cọp đổ máu, ngất xỉu. Mạng sống bị đe dọa, nhân phẩm bị chà đạp, thể xác và tinh thần của những người tù Chuồng Cọp bị dày vò, đau đớn và căng thẳng suốt 24/24 giờ mỗi ngày ở Chuồng Cọp. Không chịu nổi chế độ đàn áp quá khắc nghiệt, 77 người rớt trong tuần đầu, còn lại 103 người tiếp tục cuộc chiến đấu.

Từ ngày 7 đến ngày 11-4-1967, lần lượt có 27 người tham gia tuyệt thực làm 3 đợt đòi: Được tự do tư tưởng; Không được đánh đập; Tăng khẩu phần ăn; Cho về trại để được rộng rãi; Tăng giờ ra chơi. Địch đàn áp

quyết liệt không chỉ những người tuyệt thực mà cả số không tuyệt thực, vì

cho rằng số này sợ chết, không dám đấu tranh. Số tuyệt thực địch phân tán mỗi chuồng 2 người, không cho đem cơm nước vào và bỏ mặc không giải quyết yêu sách gì. Mười hai ngày không ăn không uống, hơn một nửa số tuyệt thực phải bỏ cuộc. Ngày 20-4-1967, đồng chí Dương Văn Thưa, Tỉnh ủy viên Tây Ninh dùng mảnh sắt mổ bụng, quyết tử hi sinh. Địch còng luôn

cả hai chân, hai tay và bỏ mặc không chữa chạy. Một số người không chịu đựng được sự căng thẳng và ác liệt kéo dài đành bỏ cuộc.

Thấy tinh thần một số tù nhân đã nao núng, chúa đảo Nguyễn Văn Vệ tập trung toàn bộ số giám thị và trật tự an ninh ác ôn khủng bố một trận quyết định vào ngày 22-4-1967. Tên giám thị ác ôn Lê Văn Khương, Trưởng ban chuyên môn trực tiếp chỉ huy trận này. Bọn trật tự ác ôn như những con thú say máu xông vào đánh đập tù nhân bằng củi đòn suốt một buổi sáng. Sau trận đòn đẫm máu ấy chỉ còn lại 8 người đậu được ở vị trí chống chào cờ.

Địch vẫn bỏ đói, bỏ khát và không giải quyết yêu sách. Hai hôm sau anh Ngô Gấm và anh Hồ Văn Sắc rớt, còn lại sáu người quyết tử chiến đấu bảo vệ khí tiết là: Hoàng Thanh, Phan Văn Huệ, Nguyễn Tử Tòng, Phạm Thông, Nguyễn Văn Trường (trong số 27 người tuyệt thực) và Ngô Đình Thời (trong số không tuyệt thực). Ngô Đình Thời năm ấy chưa đầy 18 tuổi. Cuộc tuyệt thực kéo dài 19 ngày, chúa đảo Nguyễn Văn Vệ phải chấp nhận các yêu sách, để cho 6 người được tự do tư tưởng, không cưỡng bức chào cờ ba que, trả lại mọi sinh hoạt bình thường. Khi đó, 6 anh đậu được trong cuộc đấu tranh này là Hoàng Thanh, Phan Văn Huệ, Nguyễn Tử Tòng, Phạm Thông, Nguyễn Văn Trường và Ngô Đình Thời chỉ còn hấp hối, nhưng tất cả vẫn kiên quyết không khuất phục trước bạo lực, không thừa nhận lá cờ của chế độ Sài Gòn. Đây là cuộc đấu tranh quyết liệt nhất của tù án chính trị chống chào cờ, khẳng định vị trí bảo vệ khí tiết của tù án chính trị bảo vệ khí tiết. Đó là Sáu Ngọn Cờ Đầu thôi thúc lực lượng tù

án chính trị vươn lên mạnh mẽ trong những năm sau này.

Trong cuộc đấu tranh tháng 4-1967, tù án chính trị chịu chấp nhận tổn thất không nhỏ. Nguyễn Văn Vệ còn giở thủ đoạn bỉ ổi, cưỡng bức những người vừa bị đánh rớt diễu hành quanh Chuồng Cọp hô khẩu hiệu phản động để nhục mạ họ. Nhưng tấm gương khí tiết kiên cường của những ngọn cờ đầu trong phong trào chống chào cờ của tù án chính trị là niềm cổ

vũ thôi thúc mọi người tiếp tục vươn lên. Nhiều người vừa rớt trong đợt đàn áp tháng 4-1967 đã lần lượt tuyên bố chống chào cờ trở lại.

Chống chào cờ nguỵ trong thời điểm này, những người tù chính trị phải có một bản lĩnh thật kiên cường, phải trả giá bằng máu xương của chính mình, và của cả đồng đội. Mỗi người chống chào cờ, không phải chỉ một lần chịu đựng trận đòn “dằn mặt”. Đưa về Chuồng Cọp rồi, hàng ngày bọn trật tự đều lôi ra đánh bằng củi đòn, củi chẻ. Chúng đưa cả số đã “đậu” trong những lần trước đó ra đánh tiếp, đánh chung với số mới “đậu”. Người vươn lên càng sớm càng bị đòn nhiều. Chính vì vậy mà khí phách kiên cường và sự chịu đựng phi thường của Sáu Anh - Sáu Ngọn Cờ Đầu: Hoàng Thanh, Phan Văn Huệ, Nguyễn Tử Tòng, Phạm Thông, Nguyễn Văn Trường và Ngô Đình Thời là niềm cổ vũ lớn lao đối với phong trào vươn lên chống chào cờ nguỵ của tù án chính trị trong thời kỳ này . Nhiều người noi gương Sáu Anh, chia sẻ đòn roi với Sáu Anh; nhiều người vươn lên chống chào cờ nguỵ bị đánh chết lên chết xuống nhiều lần, thậm chí “rớt” lên, “rớt” xuống đôi ba lần vẫn vươn lên, chống tiếp.

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH của các CHIẾN sĩ yêu nước và CÁCH MẠNG tại NHÀ tù côn đảo THỜI kỳ 1955 1975 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w