Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 53)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ

Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA của Mỹ là một trung tâm chuyên nghiên cứu về khí quyển và đại dương cũng như nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Phương pháp luận mà NOAA đưa ra cho đánh giá tính dễ bị tổn thương như sau:

Hình 2.1: Kỹ thuật và áp dụng của đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương. (Nguồn:

Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ)

Như vậy theo sơ đồ trên thì phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương gồm các bước sau:

 Xác định thảm họa  Phân tích thảm họa

 Phân tích dịch vụ hỗ trợ chủ yếu  Phân tích cơ sở hạ tầng

 Phân tích xã hội  Phân tích môi trường  Phân tích kinh tế

 Phân tích cơ hội thích ứng

Bƣớc 1: Xác định thảm họa

- Xác định các loại thiên tai như bão, lũ, gió, lốc, hạn hán, lở đất, cháy rừng, động đất ….

- Thiết lập mức độ đối với các thảm họa để thiết lập các ưu tiên đối phó cũng như các biện pháp giảm thiểu theo công thức sau:

(Tấn suất + Diện tích bị tác động) x Mức độ thiệt hại = Tổng điểm Ví dụ: Thảm họa Tấn suất Diện tích bị tác động Mức độ thiệt hại Điểm Bão 2 4 5 30 Lũ 3 5 4 32 Động đất 1 4 5 25

Như vậy ta có thể thấy Lũ là loại thiên tai nguy hiểm nhất và từ đó xây dựng được các biện pháp ứng phó ưu tiên đối với lũ

Bƣớc 2: Phân tích thảm họa

- Lập bản đồ vùng rủi ro đối với các thảm họa - Thiết lập mức độ của từng thảm họa.

Bƣớc 3: Phân tích dịch vụ hỗ trợ chủ yếu

- Xác định danh mục các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu dễ bị tổn thương như trường học, giao thông, chỗ ẩn náu, bệnh viện, thông tin liên lạc ….

- Thống kê, lập cơ sở dữ liệu các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu dễ bị tổn thương theo tên, vị trí, người liên lạc, điện thoại liên lạc….

- Thực hiện đánh giá tính nhạy cảm đối với thiên tai đối với các loại dịch vụ hỗ trợ chủ yếu này.

Bƣớc 4: Phân tích cơ sở hạ tầng

- Xác định các loại cơ sở hạ tầng dễ bị tác động đối với thiên tai; - Thống kê danh mục cơ sở hạ tầng đó.

Bƣớc 5: Phân tích xã hội

- Xác định cộng đồng, đối tượng dễ bị tổn thương như dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ, người nghèo, người già tàn tật …

- Thống kê, xác định vị trí và mức độ dễ bị tổn thương.

Bƣớc 6: Phân tích kinh tế

- Xác định các ngành kinh tế quan trọng (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp…) và xác định vị trí các trung tâm kinh tế;

- Xác định mức độ rủi ro đối với các ngành và các trung tâm kinh tế đối với thiên tai;

- Thống kê, lập cơ sở dữ liệu các ngành, trung tâm dễ bị tổn thương theo tên, vị trí, người liên lạc, điện thoại liên lạc….

Bƣớc 7: Phân tích môi trƣờng

- Xác định vùng rủi ro đối với thiên tai thứ cấp và các vùng tài nguyên môi trường quan trọng;

- Xác định vị trí vùng tài nguyên môi trường quan trọng và mức độ nhạy cảm với các loại thiên tai thứ cấp.

Bƣớc 8: Phân tích cơ hội thích ứng

- Xác định hiện trạng cơ chế, chính sách đối với rủi ro thiên tai;

- Xác định vùng chưa được phát triển và mối quan hệ với vùng rủi ro cao; - Xác định vùng thay đổi mục đích sử dụng đất;

- Xác định các kịch bản biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 53)