5. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Các công cụ đánh giá các tác động và TTDBTT
Các mô hình như DSSAT,6 SPUR2,7 CLIRUN,8 and the Holdridge Life Zones Classification,9 and WATBAL10 được ứng dụng trong hầu hết các ngành dễ bị tổn thương như tài nguyên nước, nông nghiệp, sức khoẻ, vùng ven biển và lâm nghiệp. Ở các cấp độ cụ thể hơn, các phân tích kinh tế xã hội cũng được áp dụng. Cần có chương trình tăng cường năng lực và hoạt động trong khu vực để đánh giá tình
trạng dễ bị tổn thương và quan trọng hơn là đánh giá tổng hợp bao gồm các phân tích kinh tế và liên ngành các phương án thích ứng ở cấp quốc gia.
Các nghiên cứu về tác động và mức độ dễ bị tổn thương trong những năm gần đây đã sử dụng các mô hình đánh giá tác động phức tạp hơn và các đánh giá dựa trên cơ sở tình trạng dễ bị tổn thương, xác định nguyên nhân của tình trạng này, ví dụ bằng cách điều tra phạm vi các dao động về biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ của các biến đổi cực đoan của khí hậu trong quá khứ và khả năng ứng phó với các biến đổi này trong tương lai. Đánh giá các nguồn lực (kinh tế, xã hội và chính trị) hiện tại và tương lai đối với cộng đồng, đánh giá khả năng thích ứng với thay đổi. Đánh giá các cơ hội, hiệu quả và chi phí của các hoạt động thích ứng. Và làm thế nào để lôi kéo sự tham gia của các đối tác liên quan vào quá trình đánh giá.
Các cộng đồng địa phương và nông thôn bị ảnh hướng lớn nhất từ biến đổi khí hậu và các phương pháp tiếp cận tập trung vào từ dưới lên nhận thức được các chiến lược ứng phó của địa phương và các kiến thức bản địa và các công nghệ, duy trì tiềm năng cao nhất, khi có thể bổ sung dễ dàng hơn vào năng lực thích ứng của cộng đồng địa phương.
Trong các nghiên cứu về tác động của các ngành cụ thể, ở hầu hết các nước các mô hình tác động được ứng dụng như
Decision Support System for Agrotechnology Transfer (DSSAT) - Hệ thống hỗ trợ ra
quyết định cho việc chuyển giao công nghệ nông nghiệp là một hệ thống phần mềm lồng ghép các mô hình sinh trưởng của cây trồng với các số liệu về mùa vụ, thời tiết và thổ nhưỡng và dự báo các thay đổi tiềm tàng về năng suất cây trồng và sử dụng nước
Bộ mô hình SPUR2 mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hệ thống
sinh thái đồng cỏ và chăn nuôi gia súc. Gói mô hình này bao gồm các mô hình con về sinh trưởng cây trồng, thuỷ văn/đất đai, chăn nuôi ,..
CLIRUM - Mô hình cân bằng nước tổng hợp trên cơ sở phần mềm excel được phát
Các mô hình nói trên được sử dụng để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của hầu hết các ngành trong đó có ngành nông nghiệp và tài nguyên nước.
Bên cạnh đó, các phân tích kinh tế xã hội cũng thường được ứng dụng.
Các nghiên cứu gần đây về tác động và tình trạng dễ bị tổn thương sử dụng các mô hình tác động tinh vi, phức tạp và các đánh giá trên cơ sở tình trạng dễ bị tổn thương nhằm xác định các nguồn dễ bị tổn thương.