Phương pháp luận được đế xuất bởi Viện Nước, Tưới tiêu và Mô

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 75)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Phương pháp luận được đế xuất bởi Viện Nước, Tưới tiêu và Mô

cùng với Viện ISET, Hoa Kỳ.

Phương pháp luận được sử dụng trong Dự án “Nghiên cứu đánh giá TTDBTT và tác động của BĐKH cho thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn“ thuộc “Chương trình Giảm thiểu BĐKH tại các thành phố Châu Á“ hợp phần tại Việt Nam gồm các bước sau: - Đánh giá tính đễ bị tổn thương do các yếu tố khí hậu gây ra trong hiện tại - Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trong tương lai

- Đánh giá năng lực thích ứng và đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm thiểu cũng như đề xuất các cơ chế đánh giá, giám sát trong tương lai.

Ƣu điểm

- Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương được thực hiện tại cấp thành phố và do việc quản lý nhà nước hiện nay được thực hiện theo tiếp cận ngành dọc nên các thông tin liên quan được thu thập đầy đủ ở cấp tỉnh.

- Do tính chất và quy mô của dự án lớn nên đã sử dụng tất cả các kịch bản biến đổi khí hậu, nhiệt độ, nước biển dâng … cũng như các kịch bản phát triển của từng ngành cũng như của thành phố.

- Kết quả đánh giá được sử dụng cho công tác lập kế hoạch chiến lược hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố cũng như của từng ngành.

- Đặc biệt phương pháp còn đưa ra được các kiến nghị giám sát, đánh giá trong tương lai cho từng ngành, vùng dễ bị tổn thương.

Hạn chế của phƣơng pháp

- Mục tiêu đánh giá tính dễ bị tổn thương trong tương lai là đến năm 2050 tuy nhiên trong năm đánh giá (2009) là năm gần cuối của kỳ kế hoạch (kỳ 2001 - 2010 hoặc 2006-2010), các báo cáo hiện trạng từ ngành đều cũ, báo cáo quy hoạch, kế hoạch chưa đến kỳ thực hiện cho giai đoạn tiếp.

- Biến đổi khí hậu xảy ra một cách từ từ nên rất khó cảm nhận trong thời gian ngắn. Trong khi đó, các quy hoạch phần lớn mới chỉ đề cập đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020.

- Đề án phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vẫn chưa được duyệt nên trong khi đánh giá phải chọn bản thảo mới nhất.

- Kịch bản BĐKH (nước biển dâng, lượng mưa, nhiệt độ) mới chỉ đưa ra các giá trị trung bình năm hoặc tháng mà chưa đưa ra được thời gian, số lần xuất hiện trong năm cũng như cường độ khi xuất hiện.

- Thiếu các nghiên cứu cơ bản, hệ thống các cơ sở dữ liệu đối với các ngành nhất là tài nguyên nước mặt, các số liệu không nhất quán trong các tài liệu thu thập thập được.

- Quy mô đánh giá là ở cấp tỉnh thành phố nên các thông tin kết quả mang tính chiến lược vĩ mô, khác với đánh giá cấp cộng đồng, địa phương như trong phương pháp đánh giá của Hội chữ thập đỏ cũng như phương pháp được sử dụng đánh giá tại Nam Định.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)