Tính không chắc chắn của dự báo khí hậu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 81)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Tính không chắc chắn của dự báo khí hậu

Những khoản đầu tư lâu dài về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải có các kịch bản khí hậu tốt, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn kịch bản tốt. Mặc dù hầu hết các chính sách được xây dựng hiệu quả trong thời gian dài (trên 25 năm) nhưng một số kịch bản tương lai phải được kết hợp nhằm tính đến những áp lực trong tầm nhìn lâu dài của kế hoạch phát triển quốc gia, đặc biệt là để quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng chính sách sẽ khó khăn hơn khi các kịch bản khí hậu cho ra các kết quả trái ngược nhau trong cùng một vùng địa lý. Cần phải có những kế hoạch phát triển được xây dựng cẩn thận và không làm tăng tính dễ bị tổn thương. Kết hợp những vấn đề hiện tại gồm cả vấn đề phát triển với khả năng giảm tác động bất lợi của biến đổi khí hậu cũng được xem là chính sách/đầu tư chắc chắn (ADB, 2003).

3.3.6. Các biện pháp ứng phó và các chương trình giảm nguy cơ thảm họa (DRR)

Tác động của biến đổi khí hậu hiện nay đã xuất hiện dưới dạng các hiểm họa khác nhau gây ra sự mất mát về con người và tài sản. Những hiểm họa gồm có lũ lụt, cháy rừng, sạt lở đất, hạn hán. Cần có các biện pháp ứng phó để đối phó với những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra. Mặc dù trên thực tế các biện pháp ứng phó và các chương trình giảm nguy cơ thảm họa là giống nhau, nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu này cần phải xem các chương trình giảm nguy cơ thảm họa là một trong những biện pháp ứng phó. Các biện pháp ứng phó sẽ có khung thời gian dài hơn các chương trình giảm nguy cơ thảm họa vì chúng có thể bao gồm các điều kiện khí hậu tương lai nhằm tạo ra các biện pháp.

3.3.7. Nội dung và trình tự của phương pháp.

Phương pháp đánh giá TTDBTT do biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước và Môi trường gồm các nội chính như sau:

- Xác định các tác động của biến đổi khí hậu gồm có sự thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ, nước biển dâng, dẫn đến sự thay đổi về dòng chảy, hạn hán, lũ, bão, … tác động đến tài nguyên nước và môi trường.

- Lập ma trận hiểm họa để thu thập thông tin và hệ thống hóa các thông tin về các tác động cụ thể đối với tài nguyên nước và môi trường, cấu trúc bảng như sau: Lĩnh vực Loại tác động Khi nào Bao lâu Khu vực Miêu tả tác động Tài nguyên

nước

Bão

Hạn hán

Nước biển dâng

……

Môi trường Bão

Hạn hán

Nước biển dâng

Loại tác động: Là các tác động của biến đổi khí, hiện tượng thời tiết cực đoan đối với tài nguyên nước và môi trường như bão, lũ, hạn hán, nước biển dâng … Các tác động này có thể gây ra các tác động thứ cấp như nước biển dâng gây sạt lở đất, xâm nhập mặn… Việc xác định các tác động chính và tác động thứ cấp nhằm xác định các tác động có thể đối với tài nguyên nước và môi trường.

Khi nào: Là thời điểm các tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm.

Bao lâu: Là khoảng thời gian các tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm (giờ, ngày, tuần, tháng).

Khu vực: Vị trí chịu tác động.

Miêu tả tác động: Mỗi loại tác động đều phải được mô tả cụ thể đối với từng lĩnh vực, ví dụ như tác động của nước biển dâng đối với tài nguyên nước như thế nào, đối với lĩnh vực môi trường như thế nào…

- Lập bản đồ vùng dễ bị tổn thương dựa trên các tác động xác được xác định với các vùng dễ bị tổn thương khác nhau ứng với các màu khác nhau. Ví dụ màu đỏ là vùng dễ bị tổn thương nhất.

- Xác định tổn thất về các khía cạnh như kinh tế-xã hội, tổn thất về mặt vật chất, thái độ, động cơ do tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan đối với tài nguyên nước và môi trường.

- Đánh giá hiện trạng các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai bao gồm các biện pháp công trình và phi công trình.

- Xác định tính dễ bị tổn thương trong tương lai dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội của vùng đánh giá.

- Ứng với mỗi kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội khác nhau, xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm thích ứng và giảm thiểu khác nhau.

- Lập bản đồ vùng dễ bị tổn thương trong tương lai nhằm kiểm soát và đánh giá TTDBTT trong tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. BĐKH là sự thay đổi trong hệ thống khí hậu toàn cầu do các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của con người. BĐKH không chỉ là vấn đề môi trường, là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là vấn đề về phát triển bền vững. Trong đó Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng. Luận văn đã đề xuất phương pháp luận chung đánh giá tính dễ bị tổn thương và xác định các chiến lược ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.

2. Biến đổi khí hậu đã và sẽ có những tác động rất lớn đến toàn nhân loại. Thế giới đã tập trung nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các tác động của nó từ 30 năm qua. Trong những năm gần đây vấn đề biến đổi khí hậu đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của Liên hiệp quốc, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trên toàn thế giới. Do đó cần tiếp tục có những nghiên cứu ở mức độ chuyên sâu hơn.Việc giảm nhẹ BĐKH đòi hỏi có sự phối hợp toàn cầu, đặc biệt là nghĩa vụ của các nước phát triển trong giảm phát thải khí nhà kính gây nên BĐKH. Việt Nam cũng đã sớm tham gia ký kết các công ước về biến đổi khí hậu. Cho đến nay chúng ta cũng đã có một số nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu nhưng các nghiên cứu này hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, tổng quan. Tầm quan trọng của BĐKH cần được biết đến, được nhận thức bởi cả cộng đồng, bởi các nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo cấp cao.

3. Trên cơ sở nghiên cứu 1 số phương pháp luận đã được áp dụng trên thế giới, cũng như ở Việt Nam:

- Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ thập đỏ. - Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ.

- Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển.

- Phương pháp luận của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường.

- Phương pháp luận đánh giá TTDBTT sử dụng phương MASSCOTE.

Căn cứ tình hình thực tế tại Việt Nam, Luận văn đã đưa ra phương pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thương và đưa ra các chiến lược ứng phó được đánh giá trên quan điểm cấp cộng đồng và cấp tỉnh/thành phố dựa vào các nhu cầu và mục tiêu phát triển tỉnh/thành phố. Cách tiếp cận là “từ trên xuống” từ chính sách tỉnh/thành phố cho đến hành động ở cấp độ địa phương, nội dung cụ thể như sau:

- Xác định các tác động của biến đổi khí hậu gồm có sự thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ, nước biển dâng, dẫn đến sự thay đổi về dòng chảy, hạn hán, lũ, bão, … tác động đến tài nguyên nước và môi trường.

- Lập ma trận hiểm họa để thu thập thông tin và hệ thống hóa các thông tin về các tác động cụ thể đối với tài nguyên nước và môi trường, cấu trúc bảng như sau:

Lĩnh vực Loại tác động Khi nào Bao lâu Khu

vực Miêu tả tác động Tài nguyên nước Bão Lũ Hạn hán

Nước biển dâng

……

Môi trường Bão

Hạn hán

Nước biển dâng

……

Loại tác động: Là các tác động của biến đổi khí, hiện tượng thời tiết cực đoan đối với tài nguyên nước và môi trường như bão, lũ, hạn hán, nước biển dâng … Các tác động này có thể gây ra các tác động thứ cấp như nước biển dâng gây sạt lở đất, xâm nhập mặn… Việc xác định các tác động chính và tác động thứ cấp nhằm xác định các tác động có thể đối với tài nguyên nước và môi trường.

Khi nào: Là thời điểm các tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm.

Bao lâu: Là khoảng thời gian các tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm (giờ, ngày, tuần, tháng).

Khu vực: Vị trí chịu tác động.

Miêu tả tác động: Mỗi loại tác động đều phải được mô tả cụ thể đối với từng lĩnh vực, ví dụ như tác động của nước biển dâng đối với tài nguyên nước như thế nào, đối với lĩnh vực môi trường như thế nào…

- Lập bản đồ vùng dễ bị tổn thương dựa trên các tác động xác được xác định với các vùng dễ bị tổn thương khác nhau ứng với các màu khác nhau. Ví dụ màu đỏ là vùng dễ bị tổn thương nhất.

- Xác định tổn thất về các khía cạnh như kinh tế-xã hội, tổn thất về mặt vật chất, thái độ, động cơ do tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan đối với tài nguyên nước và môi trường.

- Đánh giá hiện trạng các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai bao gồm các biện pháp công trình và phi công trình.

- Xác định tính dễ bị tổn thương trong tương lai dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội của vùng đánh giá.

- Lập bảng ma trận các tác động có thể xảy ra trong tương lai đối với tài nguyên nước và môi trường kể cả các vấn đề không chắc chắn.

- Ứng với mỗi kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội khác nhau, xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm thích ứng và giảm thiểu khác nhau.

- Lập bản đồ vùng dễ bị tổn thương trong tương lai nhằm kiểm soát và đánh giá TTDBTT trong tương lai.

4. Từ kết quả nghiên cứu của Luận văn, tác giả thấy cần được tiến hành thí điểm, sau đó đánh giá các ưu, nhược điểm của phương pháp trong quá trình áp dụng vào thực tế; từ đó rút ra kinh nghiệm để phương pháp ngày càng hoàn thiện và có thể áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

5. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên tác giả chỉ có thể đưa ra phân tích 1 số phương pháp điển hình. Kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý thuyết, chưa được áp dụng vào thực tế nên không tránh khỏi hạn chế. Để kiểm định, khắc phục vấn đề này, tác giả đề xuất cần có dự án nghiên cứu, áp dụng chi tiết tại một địa phương/khu vực cụ thể nào đó; để từ đấy có thể hoàn thiện phương pháp luận ngày một tốt hơn góp phần dự báo và đưa ra các giải pháp ứng phó đối với ảnh hưởng của BĐKH tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. &MT, “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và

đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng”, Hợp tác giữa Viện KHKTTV&MT với SEA START RC, 2007;

2. &MT, “Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, 6/ 2009;

3. &MT, “Lợi íc

, 2006;

4. &MT, “Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước

ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng”, Hợp t DANIDA, 2007;

5. , “Climate Change: Concerns and Views of Human Development”, Paper Presented at Workshop on Climate Change and Human Development, Ho Chi Minh City, Dec. 2007;

6. g, “Using PRECIS model to

Develop the climate change scenarios for VietNam”, Paper Presented at Workshop on Climate Change and Human Development, Ho Chi Minh City, Dec. 2007;

7. Biến đổi khí hậu. Chủ biên: GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ, NXB KHKT, Hà Nội, tháng 5/2008. Kết quả dự án “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu”. Mã số: VN/05/009.

9. Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, Hà Nội 2003.

10.Nguyễn Đức Ngữ. Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hóa. Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội, 26-29/2/2008 11.IPCC, “Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate

Change: WGI: "The Physical Science of Climate Change", WGII: "Impacts, Adaptation & Vulnerability", WGIII: "Mitigation of Climate Change", 2007;

12.UNFCCC, “Guidelines for the Preparation of National Adaptation Programmes of Action”, 2004;

13.UNDP, Human Development Report 2007/2008, “Fighting Climate Change: Human Sosidarity in a Divided World”, 2007;

14.Cambridge University Press, “Adaptation to climate change, Theory and Assessment”;

15.IPCC Synthesis Report, “Climate Change” 2001;

16.Arnell, N., B. Bates, H. Lang, J.J. Magnuson, and P. Mulholland, 1996: Hydrology and freshwater ecology. In: Climate Change 1995: Impacts, Adaptations, and Mitigation of Climate Change: Scientific-Technical Analyses. Contribution of Working Group II to the Second Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. [Watson, R.T., M.C. Zinyowera, and R.H. Moss (eds.)] Cambridge University Press, Cambridge, pp. 325-363.

17.FAO (Food and Agriculture Organization), 2005: Special event on impacts of climate change, pests and diseases on food security and poverty reduction. Back- ground document 31st Session of the Committee on World Food Security, Rome, 10 pp.

18.FAO (Food and Agriculture Organization), 2003: World Agriculture: Towards 2015/2030. An FAO Perspective. Bruinsma, Ed., FAO, Rome and Earthscan, London, 520 pp.

19.IPCC, 2007a: Summary for Policy Makers – Climate Change 2007: The Physical Science Basis, Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental panel on Climate Change [Solomon, S. et al. (eds.); (Authors: Alley Richard et alt.)], Cambridge University Press, UK and USA, 18 pp.

20.IPCC, 2007b: Summary for Policy Makers – Climate Change 2007: Climate Change Impacts, Adaptation and Vulnerability, Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental panel on Climate Change [Parry, M. et al. (eds.); (Authors: Adger Neil et al.)], Cambridge University Press, UK and USA, 23 pp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 81)