5. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Phương pháp luận của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Phương pháp luận được sử dụng trong Dự án “Đánh giá TTDBTT tại huyện Hải Hậu – Nam Định“ – Viện Nước, Tưới tiêu và MT thực hiện gồm các bước như sau: - Lập đề cương đánh giá;
- Tổ chức nhóm nghiên cứu nòng cốt;
- Thảo luận những vấn đề cần nghiên cứu và thống nhất phương pháp; - Thực địa nghiên cứu tại xã;
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến;
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tổng hợp.
Đối với phương pháp đánh giá TTDBTT thực hiện tại tỉnh Nam Định thì mức độ đánh giá là tại mức cộng đồng, cấp thôn. Thông tin thu thập sử dụng cho đánh giá vẫn còn tồn tại ở mức phân tích đánh giá tác động của thiên tai chứ không phải là BĐKH. Tuy nhiên đối với mức độ đánh giá tại mức cộng đồng địa phương như vậy thì kết quả đánh giá có thể được chấp nhận. Tuy nhiên do quy mô và phạm vi của dự án thì phương pháp này cần được hoàn thiện hơn nữa.
Ƣu điểm
- Xác định được các nhóm, vùng và phạm vi dễ bị tổn thương
- Đã đề cập đến công cụ để thu thập số liệu, điều tra đánh giá (Sử dụng các bảng câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp và các công cụ điều tra đánh giá nhanh). - Dễ sử dụng và hiệu quả trong trường hợp áp dụng tại cấp cộng đồng, cấp thôn.
Hạn chế của phƣơng pháp
- Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các bên liên quan trong việc đưa ra các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.
- Phương pháp chưa đề cập đến các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương, tính nhạy cảm của các thành phần chịu tác động.
- Chưa đề cập đến sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu và các cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển trong tương lai của vùng.
- Phương pháp đánh giá còn chung chung, chưa đề cập chi tiết đến đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với một lĩnh vực cụ thể.
- Kết quả đánh giá khi sử dụng phương pháp này chỉ mang tính định lượng và chỉ để sử dụng để tham khảo, chưa thể áp dụng cho đánh giá ở quy mô lớn hơn.