5. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Tác động đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái
Đa dạng sinh học sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái sẽ thay đổi do các cá thể phải biến đổi để thích ứng với điều kiện khí hậu mới. Những giống loài không thể thích ứng với sự thay đổi nhanh của khí hậu sẽ bị tuyệt chủng. Một số giống loài và hệ sinh thái đã có biểu hiện biến đổi đề thích ứng với những thay đổi khí hậu trong thời gian vừa qua. Các nhà khoa học đã quan sát được biến đổi để thích ứng với thay đổi khí hậu trong khoảng 420 loài; chẳng hạn các loài chim di cư đến sớm hơn vào mùa xuân và dời đi muộn hơn vào mùa thu; mùa sinh trưởng của cây trồng trong vườn tại Châu Âu tăng lên khoảng 10,8 ngày… Rừng thích ứng chậm hơn với biến đổi khí hậu. Kết quả quan trắc, thực nghiệm và mô hình hóa cho thấy nếu nhiệt độ tăng lên 1o
C thì thành phần và sự phát triển của các loài động thực vật trong rừng sẽ biến động mạnh. Các khu rừng vùng hàn đới sẽ chịu tác động mạnh hơn các khu rừng vùng ôn đới và nhiệt đới.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên các vùng sa mạc, vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ trở lên khắc nghiệt hơn. Ngoài một vài ngoại lệ, hầu hết các sa mạc sẽ trở lên nóng hơn làm các sinh vật bị tiêu diệt.
Tại các vùng nhiệt đới, biến đổi về chu trình mưa và bốc hơi sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh khối của các loài thực vật.
Các hệ sinh thái quý giá tại vùng ven biển (rừng ngập mặn, các rặng san hô, cỏ biển…) sẽ chịu rủi ro rất lớn do mực nước biển dâng và nhiệt độ nước đại dương tăng lên.