5. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Các tác động tiềm tàng và khả năng ứng phó
Nói chung, tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống dễ bị ảnh hưởng, hoặc không thể ứng phó trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, bao gồm sự thay đổi khí hậu và các tác động cùng cực. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) định nghĩa tính dễ bị tổn thương là các tác động còn lại của biến đổi khí hậu sau khi đã thực hiện các biện pháp ứng phó (http://www.ipcc.ch/pub/shrgloss.pdf ). Nói cách khác, khi tăng cường các biện pháp ứng phó thì tính dễ bị tổn thương sẽ giảm đi. Turner và các tác giả khác (2003) miêu tả tính dễ bị tổn thương là hàm số có 3 đặc điểm chồng chéo: độ tiếp xúc, độ nhạy cảm và khả năng ứng phó. Metzger và các tác giả khác (2006) đã lý thuyết hóa khái niệm này và biểu diễn bằng toán học tính dễ bị tổn thương (V) là hàm gồm độ mức tiếp xúc (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng ứng phó (AC).
V = f (E, S, AC) …………. (1)
Cũng có thể biểu diễn dưới dạng một hàm gồm các tác động tiềm tàng (PI) và khả năng ứng phó (AC)
V = f (PI, AC) …………. (2)
Cả định nghĩa của IPCC và khái niệm của Metzger đều có chung các tác động tiềm tàng (hay nguy cơ) trong đó chúng là hàm gồm độ tiếp xúc và độ nhạy cảm. Tác giả sử dụng Phương trình toán học (1) làm định nghĩa của tính dễ bị tổn thương.
Khả năng ứng phó ở cấp tỉnh/thành phố là khả năng huy động mọi nguồn lực sẵn có, bao gồm cả nguồn lực tài chính, con người, cơ sở hạ tầng, thể chế và các quy định.
Từ định nghĩa ở Phương trình (1), có thể giảm tính dễ bị tổn thương khi thực hiện các biện pháp ứng phó với sự hỗ trợ của khả năng ứng phó cao. Tránh cho hệ thống ít tiếp xúc và giảm độ nhạy cảm hoặc sự phụ thuộc vào các ngành tự nhiên cần được tính đến như là các biện pháp ứng phó ngoài biện pháp về cấu trúc, cải tiến công nghệ và các quy định về thân thiện với môi trường. Ví dụ, nếu các dự báo về khí hậu cho thấy rằng có sự thay đổi về lượng mưa làm cho một số vùng đất trở nên khô hơn trong khi những vùng khác ẩm ướt hơn thì cần tính đến việc di chuyển sản xuất
nông nghiệp từ vùng ít khả canh sang vùng có thể chịu được biến đổi khí hậu (để tránh sự tiếp xúc) như là một lựa chọn để ứng phó từ quan điểm quốc gia. Tìm kế sinh nhai thay thế cho nông dân hay tăng cường khả năng phục hồi kinh tế cho họ là một cách để giảm sự ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu gây ra cho người nông dân.