Khái niệm về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 46)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái niệm về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng

Khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó cũng được ứng dụng theo các hướng khác nhau. Trong biến đổi khí hậu, khái niệm được ứng dụng rộng rãi nhất là khái niệm do IPCC (2007) xây dựng:

“Tình trạng dễ bị tổn thương là mức độ (degree) mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tình trạng dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC, 2007)”.

Tình trạng dễ bị tổn thương = F (tính chất, cường độ, mức độ biến đổi khí hậu, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống).

Mức độ nhạy cảm là cấp độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng, hoặc tiêu cực hoặc tích

cực, do các thay đổi liên quan tới khí hậu.

Năng lực thích ứng là khả năng một hệ thống có thể tự điều chỉnh để trung hoà (giảm thiểu) các thiệt hại tiềm tàng, tận dụng các cơ hội hoặc ứng phó với các hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.

Tình trạng dễ bị tổn thương của một hệ thống với biến đổi khí hậu gồm cả yếu tố bên ngoài (hazard = tính chất, cường độ, mức độ biến đổi khí hậu), đặc trưng bởi sự tương tác với các dao động khí hậu (exposure) và khía cạnh bên trong: được đặc trưng bởi mức độ nhạy cảm với BĐKH và khả năng thích ứng của nó. Một hệ thống tổn thương cao với biến đổi khí hậu là một hệ thống nhạy cảm với các thay đổi nhỏ nhất của khí hậu.

Mục đích đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

Đánh giá mức độ tổn thương (Vulnerability) hay tác động (Impact) của BĐKH là hết sức quan trọng vì nó cung cấp cho ta những thông tin làm cơ sở định hướng cho những giải pháp thích ứng và cả giải pháp giảm thiểu như đã đề cập tới trong mục trên.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương là điểm khởi đầu để hiểu được các ảnh hưởng kinh tế xã hội, lý sinh vv… của biến đổi khí hậu và quan trọng hơn là hiểu được năng lực thích ứng của cộng đồng đối với các tác động của biến đổi khí hậu và các hạn chế, rào cản và các cơ hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện pháp thích ứng. Vì thế đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương không đơn giản là điểm cuối của quá trình phân tích mà trên hết là tính chất của các cộng đồng dân cư, khu vực sống và các hệ sinh thái. Để hỗ trợ quá trình phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực thích ứng và xác định các biện pháp can thiệp để phân tích các nhân tố dễ bị tổn thương, O’Brien et al (2004, trang 2) gợi ý rằng “Lập bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương có thể được sử dụng để xác định các điểm nóng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu và các yếu tố căng thẳng khác, đồng thời các nghiên cứu điển hình chuyên sâu sẽ cung cấp các kiến thức về các nguyên nhân cơ bản và các cấu trúc định hình tình trạng dễ bị tổn thương”.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ sinh thái trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để giảm thiểu hay loại bỏ các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các nhóm người ở mức độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương là rất cần thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được loại can thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các loại can thiệp này.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mô hình (toán học, vật lý) và là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm

hơn và phù hợp hơn, cuối cùng là các đầu tư về công trình để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương không chỉ xem xét các khía cạnh vật lý như sử dụng đất và rủi ro đối với cơ sở hạ tầng trong các khu vực có các rủi ro do BĐKH mà còn bao gồm các đánh giá tổn thương về xã hội. Các khía cạnh xã hội của tổn thương cần phải xem xét không chỉ thái độ động cơ mà còn khám phá sự khác nhau trong các nỗ lực hỗ trợ đáng tin cậy như các quỹ quản lý thiên tai của nhà nước, bảo hiểm cá nhân bắt buộc và các khoản dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp

Đánh giá và lập bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương đối với các tác động khác nhau được thiết kế để khẳng định các yếu tố tạo nên mức độ dễ bị tổn thương và sự phức tạp trong các tương tác của chúng. Smit và Wandel (2006) cho rằng mục đích đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương “không chỉ để xác đinh mức độ tổn thương hiện tại và tương lai của một cộng đồng cụ thể bằng cách cho điểm (sử dụng phương pháp Weighting = thiết lập thang điểm để đánh giá mức độ tổn thương của từng đối tượng) mà quan trọng hơn là thu thập thông tin về bản chất của tình trạng tổn thương, nguyên nhân và các yếu tố quyết định”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)