Tại châu Âu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 42)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Tại châu Âu

Châu Âu là châu lục có những nghiên cứu tiên phong về BĐKH. Các nghiên cứu được thực hiện ở cấp độ châu lục, quốc gia, lưu vực sông.

Demidowicz và nnk (2000) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của BĐKH tới ngành nông nghiệp của Ba Lan dựa theo kịch bản của mô hình GISS và GFDL.

Cả 2 kịch bản đều có tác động đáng kể đến các họt động sản xuất nông nghiệp của Ba Lan thể hiện ở các mặt: thiếu nước, thay đổi mùa vụ gieo trồng và điều kiện canh tác, biến động về năng suất và cơ cấu cây trồng. Kết quả phân tích cũng cho thấy tuy có các biến động nhưng an ninh lương thực của Ba Lan vẫn đảm bảo nếu có các biện pháp tốt, và thậm chí có thể có thặng dư lương thực

Arnell (1999) đã đánh giá tác động của BĐKH đến chế độ thủy văn của toàn

lưu vực châu Âu. Chế độ thủy văn được mô phỏng bằng mô hình toán học, với bước

thời gian là 1 ngày, số liệu đầu vào là 4 kịch bản về BĐKH khác nhau. Kết quả tính toán của ông đã chỉ ra rằng lượng dòng chảy mặt của khu vực Nam Âu sẽ giảm trong khi tại khu vực Bắc Âu tăng lên.

Hartig và nnk (1997) đã nghiên cứu về tác động của BĐKH đến vùng đất ngập nước ở khu vực Đông Âu và kiến nghị các giải pháp thích ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các kịch bản của BĐKH chỉ ra rằng nhiệt độ và lượng bốc hơi nước tăng lên,

kéo theo sự biến động của chế độ thủy văn và gây hủy hoại đến nhiều vùng đất ngập nước ở Czech, Nga, Bulgaria và Estonia. Các tác giả đã đưa ra các kiến nghị về các giải pháp giảm thiểu như thiết lập vùng đệm, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước, khôi phục các vùng đất ngập nước đang sử dụng cho nông nghiệp hoặc khai khoáng

Zeidler (1997) nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng duyên hải Ba Lan và chiến lược thích ứng. Hai kịch bản về nước biển dâng: 30 & 100 cm vào năm 2010 và 10 & 30 cm vào năm 2030 được tác giả sử dụng cho nghiên cứu. Kết qủa cho thấy nếu nước biển dâng 100 cm thì có khoảng 2,200 km2 đất đai và 230,000 người bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại về mất đất nếu không có biện pháp ứng phó sẽ là 30 tỷ USD trong khi chi phí để phòng chống triệt để là 18 tỷ USD. Tác giả cho rằng công cụ GIS là công cụ rất hữu tích trong việc quy hoạch khu vực ven biển để thích ứng với tác động của BĐKH.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)