Điểm giống và khác nhau của đánh giá khi có và không đề cập tớ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 68)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.Điểm giống và khác nhau của đánh giá khi có và không đề cập tớ

khí hậu.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp đánh giá trong biến đổi khí hậu, tác giả sẽ giới thiệu sự giống nhau và khác nhau của đánh giá giữa khi đề cập tới và khi không đề cập tới BĐKH.

- Sự giống nhau giữa khi đề cập tới và khi không đề cập tới BĐKH

Như ta đã biết, phương pháp đánh giá tác động và giải pháp cải tiến đã được xây dựng và hoàn thiện dần từ rất lâu trong nhiều lĩnh vực. Chúng ta có đánh giá dự án, đánh giá chính sách, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống, đánh giá tài nguyên,vv... Tất cả những đánh giá này đều dựa trên nền tảng của công thức trên như mô tả trong hai ví dụ dưới đây thuộc lĩnh vực quản lý nước.

Ví dụ 1: Đánh giá hiệu quả của dự án

Ta luôn cần đánh giá hiệu quả của một dự án trước khi thực hiện và việc này được gọi là nghiên cứu khả thi.

Trước tiên ta cần nghiên cứu điều kiện khí hậu như mưa, nhiệt độ, bốc hơi,... để ước tính nhu cầu tưới, tiêu. Điều đó đồng nghĩa với việc xác định thành phần

Điều kiện trong công thức trên.

Sau đó ta cần tiến hành những tính toán thuỷ văn, thuỷ lực để khẳng định mức độ thoả mãn nhu cầu tưới, tiêu mà dự án có thể đáp ứng (Ptk: tần suất thiết kế). Ngược lại với mức độ thoả mãn nhu cầu (1-Ptk) chính là thành phần Nguy cơ trong công thức trên.

Cuối cùng, ta tính hiệu quả dự án (chi phí/lợi nhuận, chỉ số nội hoàn,...) với giả thiết cho rằng hệ thống có Khả năng thích ứng với tất cả những nguy cơ khác như

sâu, bệnh, chất lượng giống, kỹ thuật chăm sóc,... Về Khả năng thích ứng với điều kiện tưới tiêu, ta ước tính mức độ thiệt hại dựa trên tần suất thiết kế Ptk.

Ví dụ 2: Đánh giá tài nguyên nước

Ví dụ về đánh giá tài nguyên nước này được lấy trong nghiên của Babel M. S. và Wahid S. M. về đánh giá mức độ tổn thương của vùng Đông Nam Á trong điều kiện nguồn nước khan hiếm (Babel M. S. và Wahid S. M., 2009).

Để đánh giá mức độ tổn thương do khan hiếm nước gây ra, các tác giả đã xác định bốn nhóm chỉ tiêu rồi đánh giá tổng thể bằng cách sử dụng các trọng số cho từng chỉ tiêu.

Nhóm chỉ tiêu thứ nhất và thứ hai được gọi làn lượt là mức độ khan hiếm nước

(Water Scarcity Parameters) và áp lực về nhu cầu (Development Pressures) bao gồm các chỉ tiêu như lượng mưa năm, hệ số biến động của lượng mưa năm (Cv), lượng nước sử dụng và tỷ lệ số dân không có nước sạch. Như vậy, hai nhóm chỉ tiêu này tương ứng với thành phần Điều kiện trong công thức nêu ở đầu mục vì nó cho thấy các lưu vực hoạt động trong điều kiện cung/cầu như thế nào.

Nhóm chỉ tiêu thứ ba, được gọi là mức độ nguy hại tới môi trường (Ecological

Insecurities) đề cập đến nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và tình trạng suy kiệt của

thảm thực vật nên tương ứng với thành phần Nguy cơ trong công thức trên.

Nhóm chỉ tiêu thứ ba được gọi là thách thức về quản lý (Management Challenges) mô tả năng lực giải quyết tranh chấp, hiệu quả sử dụng nước và khả năng cung cấp nước đồng đều nên hoàn toàn tương ứng với thành phần Khả năng thích ứng trong công thức trên.

Hai ví dụ trên cho thấy cả việc đánh giá dự án cũng như đánh giá tài nguyên nước đều cần xác định cả ba thành phần trong công thức đánh giá mức độ tổn thương do BĐKH gây ra.

Sự khác biệt đầu tiên giữa khi đề cập tới và khi không đề cập tới BĐKH là quan niệm về bản chất của khí hậu. Trong trường hợp đầu tiên, ta luôn coi khí hậu trong tương lai sẽ xảy ra đúng như trong quá khứ nên lượng mưa thiết kế, lưu lượng thiết kế,... cho cả những công trình có tuổi thọ đến hàng thế kỷ luôn được tính dựa trên liệt số liệu theo dõi trước đó. Ngược lại, tất cả các điều kiện khí hậu như mưa, bốc hơi, gió,... và theo đó là lưu lượng thiết kế, lượng mưa thiết kế,... luôn cần được điều chỉnh theo từng mốc thời gian khi đề cập tới BĐKH (Gleick, 1999). Ngoài ra, sự thay đổi của tất cả các yếu tố khác liên quan đến BĐKH như nguy cơ bị tổn thương, biện pháp thích ứng nhằm giảm tổn thương, khả năng thích ứng,... và của cả những áp lực không liên quan đến BĐKH như phát triển dân số, biến động thị trường,... cũng được phân tích. Chính vì thế nên IPCC đã cho rằng nghiên cứu về BĐKH thuộc dạng nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý rủi ro (Risk Management) mà ở đó tồn tại những rủi ro do chưa hiểu rõ về nguyên nhân, về cơ hội và về bản chất của sự kiện (IPCC, 2007). Đặc biệt, phương pháp quản lý rủi ro liên tục (Continous

Risk Management) tức các hoạt động theo dõi, hiệu chỉnh và đề xuất phải được tiến

hành liên tục.

3.2. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng

Để đề xuất được phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đối với tài nguyên nước và môi trường, trước tiên phải phân tích các ưu điểm cũng như mặt chế của từng phương pháp đánh giá TTDBTT của thế giới và Việt Nam được đề cập ở trên sau đó xác định được khả năng áp dụng trong trường hợp thực tế tại Việt Nam.

3.2.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ thập đỏ.

Hội chữ thập đỏ là một tổ chức nhân đạo với với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là cứu trợ cộng đồng, hiến máu nhân đạo, tìm kiếm cứu trợ cứu nạn, tham gia phòng

ngừa và ứng phó thảm họa …, do đó phương pháp đánh giá của Hội chủ yếu là dựa vào cộng đồng. Mục đích của việc đánh giá rủi ro dựa vào cộng đồng gồm có: - Cộng đồng tự xác định, ước tính và xếp hạng được rủi ro của mình.

- Cộng đồng xác định được các biện pháp và phương án hiệu quả để giảm nhẹ rủi ro.

- Việc cộng đồng thường xuyên đánh giá rủi ro sẽ đưa ra được những chỉ số đánh giá những thay đổi trong tình trạng dễ bị tổn thương của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cộng đồng nâng cao được hiểu biết về những rủi ro tiềm tàng tại địa phương mình mà trước đó họ không biết.

- Những thông tin cụ thể liên quan đến thảm họa để có thể được lồng ghép vào các chương trình phát triển cộng đồng.

- Kết quả đánh giá cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn khẩn cấp để xác định nhu cầu cứu trợ và phác thảo lời kêu gọi.

Ƣu điểm

- Các nội dung chính của phương pháp đều dựa vào cộng đồng do đó số liệu thu thập để đánh giá tương đối chính xác vì cộng đồng là những người chịu ảnh hưởng trục tiếp của thiên tai, biến đổi khí hậu.

- Xây dựng được ma trận để hệ thống hóa các thông tin về một hiểm họa cụ thể như bão, lụt, hạn hán, sạt lở đất …

- Xác định tình trạng dễ bị tổn thương gồm 3 dạng: Tổn thương về mặt vật chất, tổn thương về mặt xã hội/tổ chức, tổn thương về mặt thái độ động cơ. Do đó các thông tin thu thập được cụ thể hóa và dễ dàng cho việc phân tích đánh giá.

- Xác định được vai trò của cộng đồng trong việc đánh giá rủi ro và hiểm họa. - Xây dựng được các công cụ đánh giá như:

 Các công cụ sử dụng trong đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương: Bản đồ hiểm họa, Lịch theo mùa, đi khảo sát theo đường sắt, cây vấn đề, phân tích các cách kiếm sống

 Các công cụ sử dụng trong đánh giá khả năng: Bản đồ hiểm họa, lịch theo mùa, bản đồ nguồn nhân lực theo giới, phân tích các cách kiếm sống, phân tích mạng lưới tổ chức và xã hội…

Hạn chế của phương pháp

- Phương pháp chủ yếu đánh giá hiện trạng rủi ro của thiên tai tại cấp cộng đồng, chưa lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu và các yếu tố không chắc chắn của thời tiết trong tương lai.

- Chưa lồng ghép các kịch bản phát triển kinh tế, xã hội, chính sách, chiến lược của các ngành chịu rủi ro trong tương lai, trong khi đây là một trong những yếu tố quan trong để đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của thiên tai cũng như biến đổi khí hậu.

- Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các bên liên quan trong việc đưa ra các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.

3.2.2. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ.

Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của Trung tâm NOAA chủ yếu dựa trên phân tích các tác động thiên tai đối với các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu, kinh tế, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả của phương pháp là xác định được các loại thiên tai, tần suất, cường độ, mức độ ảnh hưởng tới các thành phần nêu trên, cộng đồng bị tác động, mức độ và phạm vi ảnh hưởng cũng như đề xuất được các biện pháp giảm thiểu và thích ứng. Trong phương pháp này thì các thảm họa tự nhiên, tần xuất, vùng bị ảnh hưởng được xác định và được chuyển từ thông tin định tính sang định lượng. Các phân tích đối với các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu, cơ sở hạ tầng, môi trường ... được phân tích, các thông tin định tính cũng đều được chuyển sang định lượng và mỗi phân tích đều có một bản đồ xác định vùng ưu tiên. Cùng

với cơ chế chính sách, chiến lược phát triển cho từng ngành và các phân tích ở trên, cơ hội thích ứng đối với TTDBTT cho từng ngành sẽ được xác định.

Ƣu điểm:

- Xác định được các loại thiên tai chủ yếu thương xuyên xảy ra cũng như mức độ và vùng dễ bị tổn thương với các loại thiên tai đó.

- Xác định các được các thành phần dễ bị tổn thương như các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu, cơ sở hạ tầng, các thành phần kinh tế - xã hội và môi trường.

- Xác định được tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đối với môi trường bao gồm các tác động chính và các tác động thứ cấp.

- Đánh giá được cơ hội thích ứng và giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với các thành phần được đánh giá nêu trên.

Hạn chế của phƣơng pháp

- Phương pháp chủ yếu tập trung đánh giá tác động thiên tai, biến đổi khí hậu đối với các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu, cơ sở hạ tầng, các thành phần kinh tế - xã hội và môi trường.

- Phương pháp chưa đề cập đến quy mô đánh giá, phương pháp sử dụng để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá.

- Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các bên liên quan trong việc đưa ra các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.

- Phương pháp chưa đề cập đến các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương, tính nhạy cảm của các thành phần chịu tác động.

3.2.3. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển.

Phương pháp đánh giá này gồm có 5 hoạt động chính:

Hoạt động 1: Thiết lập cấu trúc đánh giá TTDBTT bao gồm: Các định nghĩa, khung đánh giá và mục tiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 3: Đánh giá tính nhạy cảm: TTDBTT hiện tại của các hệ thống và nhóm dễ bị tổn thương

Hoạt động 4: Đánh giá TTDBTT trong tương lai.

Hoạt động 5: Lồng ghép các kết quả đánh giá TTDBTT với các chính sách giảm thiểu và thích ứng.

Phương pháp này có thể nói là đặc trưng cho loại phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Phương pháp gồm 5 bước như đề cập ở trên, tuy nhiên có thể phân thành 3 bước chính, đó là Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong hiện tại (Hoạt động 1-3), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong tương lai (Hoạt động 4) và Các biện pháp thích ứng và giảm thiểu (Hoạt động 5).

Ƣu điểm

- Xác định được các nhóm và phạm vi dễ bị tổn thương.

- Xác định và đánh giá được tính dễ bị tổn thương trong hiện tại và tương lai, có thể áp dụng chung cho đánh giá tác động đối với các nhóm, đối tượng cần đánh giá.

- Đã đề cập đến công cụ để thu thập số liệu, điều tra đánh giá (Sử dụng các bảng câu hỏi phỏng vấn).

- Dễ sử dụng và hiệu quả trong trường hợp áp dụng tại Việt Nam.

Hạn chế của phƣơng pháp

- Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các bên liên quan trong việc đưa ra các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.

- Phương pháp chưa đề cập đến các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương, tính nhạy cảm của các thành phần chịu tác động.

- Trong hoạt động đánh giá tính dễ bị tổn thương trong tương lai chưa thấy đề cập đến sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu và các cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển trong tương lai.

3.2.4. Phương pháp luận được đế xuất bởi Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường cùng với Viện ISET, Hoa Kỳ. cùng với Viện ISET, Hoa Kỳ.

Phương pháp luận được sử dụng trong Dự án “Nghiên cứu đánh giá TTDBTT và tác động của BĐKH cho thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn“ thuộc “Chương trình Giảm thiểu BĐKH tại các thành phố Châu Á“ hợp phần tại Việt Nam gồm các bước sau: - Đánh giá tính đễ bị tổn thương do các yếu tố khí hậu gây ra trong hiện tại - Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trong tương lai

- Đánh giá năng lực thích ứng và đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm thiểu cũng như đề xuất các cơ chế đánh giá, giám sát trong tương lai.

Ƣu điểm

- Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương được thực hiện tại cấp thành phố và do việc quản lý nhà nước hiện nay được thực hiện theo tiếp cận ngành dọc nên các thông tin liên quan được thu thập đầy đủ ở cấp tỉnh.

- Do tính chất và quy mô của dự án lớn nên đã sử dụng tất cả các kịch bản biến đổi khí hậu, nhiệt độ, nước biển dâng … cũng như các kịch bản phát triển của từng ngành cũng như của thành phố.

- Kết quả đánh giá được sử dụng cho công tác lập kế hoạch chiến lược hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố cũng như của từng ngành.

- Đặc biệt phương pháp còn đưa ra được các kiến nghị giám sát, đánh giá trong tương lai cho từng ngành, vùng dễ bị tổn thương.

Hạn chế của phƣơng pháp

- Mục tiêu đánh giá tính dễ bị tổn thương trong tương lai là đến năm 2050 tuy nhiên trong năm đánh giá (2009) là năm gần cuối của kỳ kế hoạch (kỳ 2001 - 2010 hoặc 2006-2010), các báo cáo hiện trạng từ ngành đều cũ, báo cáo quy hoạch, kế hoạch chưa đến kỳ thực hiện cho giai đoạn tiếp.

- Biến đổi khí hậu xảy ra một cách từ từ nên rất khó cảm nhận trong thời gian ngắn. Trong khi đó, các quy hoạch phần lớn mới chỉ đề cập đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020.

- Đề án phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vẫn chưa được duyệt nên trong khi đánh giá phải chọn bản thảo mới nhất.

- Kịch bản BĐKH (nước biển dâng, lượng mưa, nhiệt độ) mới chỉ đưa ra các giá trị trung bình năm hoặc tháng mà chưa đưa ra được thời gian, số lần xuất hiện trong năm cũng như cường độ khi xuất hiện.

- Thiếu các nghiên cứu cơ bản, hệ thống các cơ sở dữ liệu đối với các ngành nhất là tài nguyên nước mặt, các số liệu không nhất quán trong các tài liệu thu thập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 68)