BĐKH tác động tới hệ thống tài nguyên nước và môi trường tại Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 37)

5. Cấu trúc luận văn

1.5.3. BĐKH tác động tới hệ thống tài nguyên nước và môi trường tại Việt

Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của nước biển dâng do BĐKH (UNDP và Ngân hàng thế giới). Theo kịch bản nhiệt độ thể giới tăng và mực nước biển tăng 1độ C, sự đánh giá đã xác định rằng Việt Nam sẽ mất khoảng 5% diện tích đất, 11% dân số sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản lượng nông nghiệp sẽ giảm 7%, và GDP sẽ giảm 10%. Mực nước biển tăng tại một số vùng sẽ gây ra những hậu quả chính. Với 1m nước biển tăng sẽ làm ngập lụt hơn 11,000 km2 đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 38% diện tích đất của đồng bằng. Bến Tre và Long An sẽ mất gần một nửa diện tích đất. Mực nước biển tăng sẽ có những hậu quả lớn hơn như sự xói lở vùng ven biển và mức lụt lội cao hơn

Tại các vùng gần cửa sông nơi chịu các tác động của sự nhiễm mặn nguồn nước ngầm, sự đe doạ rủi ro cao đối với các hệ thống đê biển, sự ngập lụt của cây trồng tăng lên, sự nhiễm mặn cao hơn ảnh hưởng tới việc lấy nước ngọt là những vấn đề chính

Tác động tới nguồn nƣớc do sự thay đổi chu trình thuỷ văn

- Biến đổi khí hậu sẽ tác động sâu sắc đến tài nguyên nước của Việt Nam cả về chất lượng và số lượng. Dòng chảy năm biến động từ +4% đến -19%, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng, trong những thập kỷ tới tần suất xuất hiện các trận lũ lụt và hạn hán sẽ tăng lên và mức độ ngày càng trầm trọng hơn.

- Do hiện tượng nước biển dâng cùng với cường độ hạn hán gia tăng vào mùa khô, hiện tượng nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa. Các đầm hồ trong đất liền bị nhiễm mặn, nguồn nước ngọt giảm sẽ sinh ra thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

- Sự ô nhiễm nguồn nước do các tác nhân hoá học và sinh học sẽ gia tăng cả mùa khô lẫn mùa mưa do sự suy giảm dòng chảy vào mùa khô và sự ngập lụt gia tăng vào mùa mưa

Tác động tới tài nguyên nƣớc

Các tác động của BĐKH ở Việt Nam đã được nhiều các cơ quan và chuyên gia đánh giá. Những tác động của BĐKH được tổng kết trong TBQG-I của Việt Nam cho UBFCCC có thể được tóm tắt như sau:

- Trên hai hệ thống sông lớn nhất của nước ta là Sông Hồng và sông Mê Công dòng chảy năm biến đổi từ +4% đến -19%, dòng chảy kiệt biến đổi lớn hơn, từ - 2% đến -24%.

- Do lượng mưa ngày tăng lên từ 12-19%, lưu lượng đỉnh lũ tăng lên đáng kể và chu kỳ tái diễn cũng giảm đi. Với đỉnh lũ trước đây tương ứng chu kỳ tái diễn 100 năm thì nay còn 20 năm. Với đỉnh lũ trước đây có chu kỳ tái diễn 20 năm thì nay còn 5 năm... tức là tần suất xuất hiện lũ sẽ lớn hơn.

- Các sông vừa và nhỏ, vào năm 2070 dòng chảy năm giảm nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ (29-33%), khu vực Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (23- 40,5%), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (2-11,5%) và tăng nhiều nhất ở cực Nam Trung Bộ (49%), Tây Nguyên (6-16%).

- Tiềm năng bốc thoát hơi (PET) lần lượt tăng lên 3%, 8%.

Tác động tới hoạt động của các hệ thống cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng

- BĐKH sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống cấp nước nông thôn. Nhiều công trình được thiết kế với số liệu quan trắc trước đây đến nay đã không thể hoạt động theo đúng thiết kế do dòng chảy lũ và dòng chảy mùa kiệt thay đổi nhiều so với trước.

- Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, sự tăng cường xâm thực ngang của các con sông gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam sẽ phá vỡ các hệ sinh thái ven sông và vùng châu thổ, gây ô nhiễm và phá huỷ các công trình cấp nước và điều kiện vệ sinh môi trường. Theo ước tính của IPCC, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, ĐBSH sẽ bị ngập 5.473,48 km2 (trong đó có 1.819,17 km2 bị ngập hoàn toàn và 3.654,31 km2 bán ngập), ĐBSCL sẽ bị ngập 38150 km2. Đây là 2 vùng tập trung dân cư và sản xuất lớn nhất của cả nước, việc ngập lụt 2 vùng này sẽ gây thảm hoạ đối với nước ta.

- Các công trình tiêu nước vùng ven biển: các hệ thống tiêu nước vùng ven biển hiện nay hầu hết đều là các hệ thống tiêu tự chảy. Khi mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức khó khăn, đặc biệt là vào các thời gian triều cường, gây ngập úng tại nhiều khu vực.

- Mưa lớn kéo theo gia tăng trượt lở đất và xói mòn sẽ làm tăng lượng phù sa chuyển tới và lắng đọng trong lòng hồ, làm giảm dung tích hữu ích của các hồ chứa. Bão lũ phá hủy các công trình cấp nước, chế độ dòng chảy thay đổi, cũng làm cho vấn đề điều tiết của hồ trở lên khó khăn hơn, khả năng cung cấp nước giảm đi.

- An toàn hồ đập: cùng với sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, dòng chảy lũ đến các công trình sẽ gia tăng đột biến, nhiều khi vượt quá thông số thiết kế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn công trình.

- Các trận bão lớn với tốc độ gió và sóng to gây phá hủy tới cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống đường điện, các bến tàu thuyền trên biển, đường xá, và các con đê bảo vệ dọc bờ biển

- Lụt lội, ngập lụt cũng sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống đường ống cấp nước ngầm, tại những chỗ đường ống rò rỉ hoặc khớp nối lỏng lẻo, sẽ tạo điều kiện cho nước ngầm bị nhiễm bẩn đi vào hệ thống cung cấp nước.

Tác động tới vấn đề sức khoẻ

Theo WHO, sức khỏe là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Sự thay đổi của khí hậu sẽ kéo theo nhiều dịch bệnh, trong đó có dịch bệnh xảy ra với con người. Sự nóng lên của Trái đất đã được các chuyên gia khí tượng cảnh báo. Chính sự nóng lên này đã kéo theo nhiều dịch bệnh mà con người khó có thể kiểm soát được.

Trong báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPPC) đã khẳng định dưới tác động của nhiệt các căn bệnh đã gia tăng như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não (truyền qua muỗi); các bệnh đường ruột (qua môi trường nước), các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh phổi... Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các vùng kinh tế kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao.

Nắng nóng tạo điều kiên thuận lợi cho muỗi sinh sôi này nở và đây chính là mầm bệnh của sốt rét. Nhiệt độ tăng cao, mưa lớn trái quy luật là những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh sốt xuất huyết tăng cao đột biến tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Lâu nay người ta đã biết rằng những bệnh như sốt rét, bệnh tả hay sốt xuất huyết Dengue tăng rõ rệt trong những vùng bị ngập lụt. Mầm bệnh có thể phát sinh trong khí hậu nóng ẩm và lan truyền mạnh trong các điều kiện kém vệ sinh. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), BĐKH làm tăng tỷ lệ bệnh sốt rét, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Dự báo mỗi năm biến đổi khí hậu sẽ làm khoảng 150.000 người chết và 5 triệu người ốm.

CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường (Trang 37)