Khó khăn và thách thức trong quản lý rừng bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 56)

Ngoại trừ các khó khăn do chiến tranh và các mâu thuẫn quân sự gây ra, các nƣớc trong vùng đang đối mặt với vô số các khó khăn trong QLRBV. Khó khăn trở ngại của mỗi nƣớc một khác. Tuy nhiên có thể những khó khăn chung và quan trọng nhất đối với các nƣớc là nếu áp dụng tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cho những mục tiêu sản xuất gỗ lại làm cho các bên liên quan (chính phủ, các chủ rừng, cộng

53

đồng địa phƣơng) đạt đƣợc ít lợi nhuận hơn khi sử dụng đất rừng theo hƣớng khác. Rất nhiều ban quản lý rừng áp dụng quản lý rừng bền vững đƣợc hƣởng lợi từ các nguồn tài nguyên chính bên ngoài cũng nhƣ các hỗ trợ kĩ thuật từ các cơ quan hỗ trợ phát triển và các tổ chức phi chính phủ nhƣng khả năng đứng vững về mặt kinh tế của họ sẽ đƣợc thử thách ngay sau khi các hỗ trợ đó không còn nữa.

Khó khăn tiếp theo liên quan đến đất đai. Nhiều nƣớc đã có tiến bộ là cam kết sử dụng rừng cho cả hai mục tiêu sản xuất, phòng hộ và thành lập lâm phận ổn định, nhƣng quền sử dụng đất rừng lâu dài lại đƣợc bảo đảm, vì vậy, QLRBV rất khó thầnh công. Kết quả tốt thƣờng đạt đƣợc ở những nƣớc mà ở đó, nhà nƣớc quyết định giao đất rừng cho chủ rừng sử dụng lâu dài và tạo cơ chế thuận lợi để thức hiện việc đó.

Khai thác và buôn bán gỗ lậu là vấn đề rất lớn ảnh hƣớng đến sự thành công trong QLRBV. Thảo luận để giải quyết vấn đề này luôn mang tính thời sự trong các diễn đàn, hội nghị quốc tế trong những năm gần đậy, nhƣng vẫn chƣa có hƣớng giải quyết hiệu quả. Phƣơng thức đấu tranh hiệu quả nhất có lẽ là điều chỉnh luật pháp nâng cao nhận thức về tuân thủ luật pháp nghiêm khắc hơn nữa và trong nhiều trƣờng hợp, cần có sự hỗ trợ của chính phủ các nƣớc bên phía sản xuất và tiêu thụ. Ở nhiều nơi, kiểm soát ngoài hiện trƣờng vẫn còn là vấn đề nóng bỏng. Năng lực cán bộ hiện trƣờng thấp, thiếu đạo đức nghề nghiệp, thiếu trang thiết bị, cũng ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả công việc. Những thiếu thốn đó là sự phản ánh tình trạng kinh tế - xã hội còn hạn chế của rất nhiều nƣớc. Chính những hạn chế này đã mang lại hiệu quả thấp trong quản lý rừng bền vững. Tuân thủ các tiêu chuẩn QLRBV đang chở thành nhu cầu của chủ rừng sản xuất và cộng đồng dân cƣ trong quá trình BLRBV và CCR.

Ngoài ra, sự phát triển trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc nhanh cũng gây tranh cãi. Những ngƣời đề xƣớng cho rằng rừng trồng loại này đạt đƣợc giá trị kinh tế cao hơn và nhanh hơn so với rừng tự nhiên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập ngoại tệ cao, giảm sức ép vào rừng tự nhiên, có tác động tốt cho môi trƣờng sinh thái và có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khí thải các bon

54

(Cossater và Pye –Smith, 2003) [36]nhƣng những ngƣời chỉ trích lại cho rằng, trong quá trình này, quyền lợi của cộng đồng địa phƣơng thƣờng bị các chủ rừng lờ đi, đồng thời diện tích rừng tự nhiên bị khai thác thay thế bằng rừng trồng, giá trị đa dạng sinh học, lƣợng nƣớc bị giảm, đất bị thoái hóa, và gây ra các loài sâu bệnh ngoại lai (Ricardo Carrere và Larry Lohmann, 1996) [37], gỗ nhỏ không thể thay thế gỗ lớn trong chế biến xuất khẩu, rừng sản xuất chu kỳ ngắn không thay thế đƣợc rừng gỗ lớn chu kỳ lâu năm – là bể chứa Carbon trong tác dụng giảm thiểu thay đổi khí hậu.

Một số nƣớc ở châu Á đã bán rừng tự nhiên cho các công ty trồng rừng và kết quả là mâu thuẫn về quyền sử dụng đất giữa các chủ rừng và cộng đồng địa phƣơng ngày càng tăng cao. Ví dụ ở Sumatra, các chủ rừng trồng nói rằng họ đƣợc nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất để trồng rừng (April, 2004 trong IGES, Sustainable Asia 2005 & Beyond, 2005)[27] trong khi đó cộng đồng địa phƣơng lại khẳng định vùng đất này do họ sở hữu từ rất lâu đời theo truyền thống và cái quyền đó đƣợc xác nhận theo luật quốc tế (Wieting, 2004 IGES, Sustainable Asia 2005 & Beyond, 2005) [27]

Các khu rừng bảo vệ đã thành công trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững bằng cách tận dụng những chức năng khác của rừng nhƣ bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo khu vui chơi, nghỉ dƣỡng/du lịch sinh thái, là nơi nghiên cứu, học tập. Nhƣng, các khu rừng bảo vệ lại có hạn chế là tách dân cƣ địa phƣơng ra ngoài và hậu quả là các hoạt động sinh kế của họ bị ảnh hƣởng. Các mục tiêu hành chính của khu rừng bảo vệ thƣờng tập trung vào việc bảo vệ hệ sinh thái là chính, ít quan tâm đến sinh kế của ngƣời dân, làm cho họ trở nên khó khăn và đôi khi họ bị gọi là “ngƣời vi phạm pháp luật”. Ở các nƣớc Đông Nam Á, ngƣời dân địa phƣơng thƣờng “phớt lờ” những chính sách cấm họ vào các khu rừng bảo vệ, là nơi đã từng làm môi trƣờng sống, là nơi kiếm kế sinh nhai của họ qua nhiều thế hệ.

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cũng gây ra một số trở ngại. Mối quan ngại chung của những nhà sản xuất gỗ là tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng bền vững

55

của FSC quá cao. Chi phí để đạt đƣợc tiêu chuẩn này thƣờng cao hơn nhiều so với giá bán gỗ đã đƣợc cấp chứng chỉ.

Các điều kiện quản lý rừng nhiệt đới đang thay đổi hàng ngày. Dân số và nhu cầu của họ ngày càng tăng cao và việc trao đổi thông tin luôn đạt đƣợc những tiến bộ chóng mặt. Mặt trận lâm nghiệp luôn chiếm thế thƣợng phong, trong khi đó, các khu rừng trƣớc đây không tiếp cận đƣợc thì nay, với điều kiện đƣờng xá đƣợc cải thiện, ngƣời ta đã dễ dàng tiếp cận đƣợc chúng và chính vì thế nên gỗ ngày càng bị khai thác cạn kiêt, rừng bị xuống cấp trầm trọng, kinh tế thị trƣờng toàn cầu mở rộng làm thay đổi sử dụng đất. Đối với gỗ, nhu cầu cấp chứng chỉ đã bắt đầu gây sức ép lên công tác quản lý ở các Ban quản lý rừng tại những nƣớc có xu hƣớng xuất khẩu gỗ. Ngƣợc lại, sự xuất hiện những loại hàng hóa lâm sản giá rẻ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên ở vùng phi nhiệt đới, rừng trồng nhiệt đới và những hoạt động khai thác phi pháp đã ảnh hƣởng đến giá gỗ đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên nhiệt đới theo quy chế quản lý bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)