Cơ sở của chứng chỉ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 47)

Hiện nay ngƣời mua các sản phẩm rừng ngày càng quan tâm đến vấn đề liệu sản xuất các sản phẩm đó có tác động xấu đến môi trƣờng sống, làm suy giảm tài nguyên rừng, gây ảnh hƣởng xấu đến các cộng đồng dân cƣ sống trong hoặc gần rừng hay không. Những ngƣời mua có trách nhiệm với môi trƣờng và cộng đồng sẽ từ chối mua các sản phẩm có nguồn gốc không tốt, nghĩa là khi chủ rừng chỉ vì mục đích kinh tế mà không quan tâm giải quyết các vấn đề về môi trƣờng và xã hội. Chứng chỉ rừng đƣợc coi là công cụ mềm để khuyến khích thiết lập QLRBV với mục tiêu là vừa đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo các mục tiêu về bảo vệ môi trƣờng và xã hội, vì vậy QLRBV và CCR chỉ nhằm vào đối tƣợng là rừng sản xuất, nhất là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ - dịch vụ. Để đảm bảo rừng đƣợc quản lý tốt, bền vững, trƣớc hết các cơ sở sản xuất kinh doanh rừng phải đạt “Tiêu chuẩn quản lý rừng bênv vững”, đƣợc xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa tất cả các thành phần xã hội có lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ rừng, gọi chung là các cổ đông. Để xác nhận QLRBV thì phải tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ theo các Tiêu Chuẩn và Tiêu chí (P & C) của Hội đồng quản lý rừng quốc tế (FSC) – một tổ chức CCR có uy tín nhất hiện nay đowcj nhiều thị trƣờng quốc tế chấp nhận. Tuy nhiên, để thực hiện CCR, mỗi quốc gia phải xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trƣờng, và xã hội cụ thể của từng nƣớc trên cơ sở bộ tiêu chuẩn của một tổ chức CCR quốc tế và phải đƣợc tổ chức đó công nhận.

Những năm gần đây đã ra đời quá nhiều tổ chức cấp chứng chỉ, cả quốc tế và quốc gia, làm cho ngƣời tiêu thụ và ngƣời sản xuất có kho khăn trong việc chọn lựa chƣơng trình chứng chỉ và đơn vị cấp chứng chỉ. Ngƣời sản xuất phải chọn tổ chức cấp chứng chỉ có uy tin trên thi trƣờng và chƣơng trình chứng chỉ đáng tin cậy, đƣợc sự chấp nhận của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên để đánh giá độ tin cậy của chƣơng trình chứng chỉ và tổ chức chứng chỉ rất phức tạp mà bản thận thị trƣờng tiêu thụ không thể tự làm đƣợc. Cần đây các tổ chức FAO, GTZ, ITTO đƣa ra đề nghị các tổ chức chứng chỉ rừng công nhận lẫn nhau và đã tổ chức một hội thảo về vấn đề này. Nhƣng do có sự khác biệt đáng kể giữa các đơn vị cấp chứng chỉ nên

44

việc công nhận lẫn nhau diễn ra trong tiến trình chậm chạp. Một số chƣơng trình quốc gia nhƣ LEI của Indonesia, MTCC của Malaysia đề nghị sự công nhận từ FSC cho chƣơng trình của họ đƣợc mang nhãn hiệu chứng chỉ của những tổ chức này.

Điều kiện để phát triển chứng chỉ rừng:

CCR chỉ có thể phát triển khi các thị trƣờng đòi hỏi các sản phẩm rừng phải đƣợc chứng chỉ. Hiện nay, nhiều thị trƣờng Châu Âu, Bắc Mỹ chỉ chấp nhận các sản phẩm rnừg có chứng chỉ FSC, nhất là các sản phẩm gỗ rừng nhiệt đới, cho dù giá có cao hơn sản phẩm thông thƣờng. Khả năng xâm nhập vào thị trƣơng và giá cao là những động lực quan trọng cho phát triển chứng chỉ rừng. Trong một số trƣờng hợp, CCR còn có tác dụng tăng thu nhập cho chủ rừng nhờ phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, ở những nƣớc chƣa có thị trƣờng đòi hỏi chứng chỉ rừng nhƣ Việt Nam thì điều kiện cho phát triển CCR rất hạn chế, chỉ chủ yếu dựa vào thị trƣờng xuất khẩu. Trong trƣờng hợp này áp lực của nhà nƣớc, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội yêu cầu các chủ rừng phải thực hiện QLRBV và CCR là hết sức quan trọng. Áp lực có thể đƣợc thông qua các chính sách về thuế, đầu tƣ tín dụng, cấp giấy phép khai thác, cung cấp thông tin thị trƣờng. v. Việc tuyên truyền vận động để các chủ rừng phấn đấu cải tiến quản lý rừng nhằm đạt các tiêu chuẩn bền vững cũng có thể góp phần thuc đẩy phát triển CCR.

Một vấn đề quan trọng nữa ngăn cản phát triển CCR ở Việt Nam là tình hình quản lý rừng hiện nay còn xa so với bộ tiêu chuẩn của FSC, thể hiện ở các mặt sau:

- Các chủ rừng quốc doanh phần lớn chƣa đƣợc tự chủ về nhiều mặt nhƣ kế hoạch, tổ chức, ngân sách, khai thác…v.v.

- Cơ sở pháp lý, nhất là quyền sử dụng đất chƣa rõ ràng;

- Chƣa có chính sách khuyến khích bảo tồn ĐDSH đối với rừng sản xuất và rừng phòng hộ;

- Tình trạng khai thác rừng trái phép, lấn chiếm và tranh chấp đất còn diễn ra phổ biến;

- Gánh nặng về các vấn đề xã hội nhƣ đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội rất lớn , các chủ rừng không đủ khả năng giải quyết;

45

- Đời sống của công nhân lâm nghiệp còn quá thấp so với mặt bằng chung Đối với các quốc gia có nền lâm nghiệp chủ yếu là quốc doanh thì nhà nƣớc có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy QLRBV và CCR.

Trong một bản nghiên cứu do ITTO tiến hành, các điều kiện tiên quyết sau đây đƣợc coi là yếu tố cơ bản cho sự thành công của công tác quản lý rừng:

Chính phủ cam kết quản lý rừng bền vững

Có điều kiện chính trị vững chắc cho việc tuyển chọn khu rừng một cách ổn định, lâu dài (các khu rừng đƣợc giao cho sản xuất gỗ, hoặc các mục đích khác một cách ổn đinh, lâu dài).

Đảm bảo lâu dài cho khu rừng một khi đã xác định đƣợc mục tiêu.

có thị trƣờng cho sản phẩm rừng

Có đủ thông tin để làm cơ sở cho việc tuyển chọn khu rừng cũng nhƣ cho việc lập kế hoạch và kiểm soát công tác quản lý khu rừng đó.

Một hệ thống linh hoạt có tính dự báo để hỗ trợ việc lập kế hoạch và kiểm soát

Có nguồn lực để kiểm soát

Mong muốn kiểm soát có hiệu quả.

Có thể nhận thấy chứng chỉ có thể hỗ trợ cho các điểm 4-7, để đáp ứng các điểm khác cần có những công cụ khác nhau. Có lẽ tốt nhất là nên coi chứng chỉ là một phần trong hệ thống các công cụ chính sách và nội dung các công cụ này thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Những cơ sở lâm nghiệp, quốc doanh, tập thể hay tƣ nhân, có sở hữu rừng và quyền sử dụng đất rừng, có các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng, nếu tự nhận thấy đã đạt các tiêu chuẩn QLRBV, đều có thể xin đƣợc chứng chỉ rừng trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Nếu chủ sở hữu rừng đã đƣợc chứng chỉ có bản mô tả chính xác hành trình hình thành sản phẩm từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến đến sản phẩm bán trên thị trƣờng thì sản phẩm đó đƣợc mang biểu tƣợng của tổ chức đã cấp chứng chỉ. Cơ sở lâm nghiệp đƣợc chứng chỉ sẽ có uy tín, dễ dàng nhận đƣợc sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức môi trƣờng và kinh tế xã hôi, sản phẩm đƣợc chứng

46

chỉ sẽ có sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng, nhất là thị trƣờng xuất khẩu sang các nƣớc có phong trào bảo vệ môi trƣờng rộng lớn. Chứng chỉ rừng thƣờng chỉ có giá trị trong một thời hạn nhất định và có thể đƣợc gia hạn hoặc đình chỉ tùy thuộc vào tình hình quản lý rừng có còn đáp ứng các tiêu chuẩn quy định hay không.

Nguyên tắc áp dụng chứng chỉ rừng FSC ở Việt Nam

Tài liệu này áp dụng trong điều kiện Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc dƣới đây:

1.Chứng chỉ đƣợc thực hiện trên cơ sở các chủ rừng tự nguyện đề nghị cơ quan chứng chỉ rừng đánh gia cấp chứng chỉ. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam đƣợc áp dụng để cấp chứng chỉ rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng.

2. Sau khi đƣợc FSC công nhận, tiêu chuẩn FSC Việt nam đƣợc tất cả những tổ chức sử dụng khi đnáh giá cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam.

3. Tiêu chuẩn FSC Việt nam có thể đƣợc sử dụng để đánh giá trong các chƣơng trình cái thiện quản lý rừng cũng nhƣ chứng chỉ rừng theo giai đoạn

4. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam cũng có thể đƣợc áp dụng cho quản lý các loại rƣng cung cấp các lâm sản ngoài gỗ và rừng cung cấp cho các dịch vụ khác.

5. Tiêu chuẩn FSC Việt nam cần đƣợc coi là đồng bộ, thống nhất, và không có tiêu chuẩn nào đƣợc ƣu tiên theo trình độ sắp xếp.

6. Để đƣợc cấp chứng chỉ, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (kế tục NWG) và những tổ chức chứng chỉ đã đƣợc FSC ủy quyền không đòi hỏi chủ rừng phải đáp ứng đầy đủ và hoàn chỉnh Tiêu chuẩn FSC Việt nam. Tuy nhiên, nếu chủ rừng có những vi phạm đối với bất kì Tiêu chuẩn nào thì thƣờng không đƣợc cấp chứng chỉ hoặc bị thu hồi giấy chứng chỉ đã cấp.

7. Tiêu chuẩn FSC Việt nam cần đƣợc sử dụng phối hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế, với những chính sách, quy trình, hƣớng dẫn của FSC đối với những tổ chức chứng chỉ.

8. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam cần đƣợc sử dụng một cách đồng bộ với luật pháp quốc gia và quốc tế cũng nhƣ những quy định và hƣớng dẫn chung của FSC quốc tế.

47

9. Rừng trồng trên diện tích chuyển đổi từ rừng tự nhiên sau tháng 11 năm 1994 thông thƣờng sẽ không đạt tiêu chuẩn để đƣợc cấp chứng chỉ trừ những trƣờng hợp có bằng chứng rõ ràng là chủ rừng không trực tiếp hoặc gián tiếp chịu trách nhiệm về sự chuyển đổi đó (Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững/ Tiêu chuẩn FSC Việt Nam;9b). [1]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)