Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 32)

2.4.1 Phƣơng pháp luận

Đề tài Nghiên cứu hiện trạng việc áp dụng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng taị Việt Nam, tác giả chọn phƣơng pháp tiếp cận với vấn đề nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào trên thế giới, khu vực và thực trạng tại Việt Nam bằng

29

cách tiếp cận và nghiên cứu quá trình phát triển, những kết quả đạt đƣợc, khó khăn thách thức của vấn đề đƣợc nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam; bằng phƣơng pháp tiếp cận này tác giả cũng nhằm tới việc tìm hiểu su hƣớng của thế giới và tại Việt Nam về vấn đề nghiên cứu.

Tác giả chọn phƣơng pháp tiếp cận với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thấy đƣợc hành lang pháp lý và môi trƣờng cho việc QLRBV và cho việc áp dụng CCR tại Việt Nam; đồng thời tìm hiểu, phân tích, so sánh cụ thể đối với kinh nghiệm và thành quả của các đơn vị đã và đang thực hiện QLRBV và CCR để thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn của việc QLRBV và CCR.

Đề tài có đặc thù là không nghiên cứu giới hạn theo vùng do đó không có những trình bày về điều kiện cơ bản (Tự nhiên – Kinh tế - Xã Hội) của một khu vực nghiên cứu mà tác giả trình bày các vấn đề theo chiều dọc: từ vĩ mô (chính sách và quản lý nhà nƣớc) tới vi mô là vấn đề nghiên cứu tại chính các đơn vị thực hiện QLRBV và CCR (các hoạt động thực tiễn, cơ hội và thách thức tại đơn vị đƣợc chọn. Cũng do đặc thù của đối tƣợng nghiên cứu chia ra làm Rừng tự nhiên và Rừng trồng, đơn vị tƣ nhân và đơn vị quốc doanh nên các phân tích cũng đƣợc trình bảy theo đôi tƣợng nghiên cứu. Mở rộng nghiên cứu tại các đối tƣợng có chung đặc điểm để thấy đƣợc thực tế và su hƣớng thực tế của vấn đề nghiên cứu. Từ những kết quả phân tích ở cấp độ vĩ mô (chính sách và quản lý nhà nƣớc) và vi mô (các đơn vị lâm nghiệp tƣ nhân và nhà nƣớc, rừng trồng và rừng tự nhiên) tác giả sẽ đƣa ra những kết luận ban đầu về vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ những giả pháp, khuyến nghị về việc áp dụng CCR trong QLRBV theo cấp độ và đối tƣợng nghiên cứu.

2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

i) Phƣơng pháp thu thập số liệu

1) Thu thập và tổng hợp tài liệu sẵn có: các văn bản quy phạm pháp luật về QLRBV và CCR của Việt Nam, các lý thuyết - lý luận về QLRBV và CCR trên thế giới từ thƣ viện, các trƣờng Đại học và Viện nghiên cứu và trên các trang web.

30

2) Phƣơng pháp PRA: phỏng vấn, cho điểm, phân tích quan hệ và tác động và họp thảo luận để lấy ý kiến từ các cán bộ trực tiếp quản lý rừng, cộng đồng dân cƣ sống quanh đơn vị quản lý rừng và các cán bộ lâm nghiệp các cấp.

Bảng 2.1 Danh sách các cuộc họp

TT Nội dung cuộc họp Đối tƣợng tham gia

1 Họp các bên liên quan:

- Ý nghĩa của ngành chế biến gỗ đối với QLRBV và CCR

- Vai trò, quan điểm của ngƣời mua đối với QLRBV và CCR

- Vai trò của ngƣời dân bản địa

Nhóm các doanh nghiệp thu mua, sản xuất -chế biến gỗ và các đơn vị xuất nhập khẩu gỗ; các lâm trƣờng

2 Cơ hội và thách thức của Ngành gỗ Việt Nam:

- Trình bày và phân tích những khó khăn, thách thức và cơ hội đối với nganh gỗ Việt Nam

- Phân tích điểm mạnh và yếu của ngành gỗ Việt Nam

Nhóm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm ngiệp

3 Khó khăn và hƣớng giải quyết trong việc thực hiện CCR cho các đơn vị lâm nghiêp:

- Phân tích các khó khăn và nguyên nhân - Đề xuất giải pháp Nhóm đại diện một số lâm trƣờng ở Tây Nguyên và Quang Nam

3) Điều tra, khảo sát, thu nhập dữ liệu thực địa, lấy ý kiến của chuyên gia và các cán bộ lâm nghiệp tại các cấp và tại địa bàn nghiên cứu đã lựa chọn để có các thông tin thực tế về thực hiện CCR tại cơ sở, những khó khăn để đạt đƣợc các tiêu

31

chí của FSC, sự khác biệt giữa điều kiện thực hiện và các tiêu chí. Các điều tra đƣợc thực hiện nhƣ bảng dƣới:

Bảng 2.2 Điều tra thực địa

TT Nội dung điều tra Ý nghĩa

1 Phỏng vấn các cán bộ của các đơn vị lâm nghiệp và hộ sống xung quanh rừng về :

- Hiểu biết về QLRBV và CCR - Suy nghĩ, quan điểm về

QLRBV và CCR

Điều tra thu thập những thông tin này đƣợc thực hiện trong 2 tuần không liên tục tại 2 địa bàn: Quảng Nam và Gia Lai

Bổ xung thêm thông tin về quan điểm của các bên có liên quan bao gồm những cán bộ làm lâm nghiệp và cộng đồng phụ thuộc vào rừng

2 Phỏng vấn một số chủ doanh nghiệp/ quản lý cấp cao về quan hệ giữa sản xuất lâm sản và QLRBV ( Các cuộc phỏng vấn đƣợc thực hiện đơn lẻ trong suốt thời gian thực hiện đề tài và những thông tin phỏng vấn đƣợc thực hiện trƣớc đó)

- Mối quan hệ giữa chế biến và quản lý rừng - Thu thập thêm thông tin

về thị trƣờng và những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong giai đoạn mà QLRBV và CCR trở nên cấp thiết cho ngành chế biến gỗ.

4) Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp dự báo sẽ đƣa ra những dự đoán khách quan về tƣơng lai phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên gia[7]

32

a, Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia dự đoán và nhóm các nhà phân tích

Nhóm chuyên gia dự báo sẽ đƣa ra những đánh giá dự báo về đối tƣợng cần dự báo. là các chuyên gia có trình độ hiểu biết chung tƣơng đối cao ngoài lĩnh vực hẹp của mình, có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực dự báo, có lập trƣờng khoa học và có khả năng tiên đoán thể hiện ở sự phản ánh nhất quán xu thế phát triển của đối tƣợng dự báo và có định hƣớng và suy nghĩ về tƣơng lai trong lĩnh vực mình quan tâm.

Nhóm chuyên gia phân tích còn gọi là nhóm các nhà quản lý bao gồm những ngƣời có cƣơng vị lãnh đạo, những ngƣời có quyền quyết định chọn phƣơng pháp dự báo. Đây cũng là các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về vấn đề cần dự báo, có kiến thức về dự báo và chuyên gia phân tích còn phải có lòng kiên nhẫn, tính lịch thiệp do quá trình tiếp xúc và hợp tác với các chuyên gia là một quá trình phức tạp.

Bảng 2.3 Họp chuyên gia

TT Nhóm chuyên gia Nội dung / Lĩnh vực dự báo 1 Chuyên gia về QLRBV và CCR trong đó có: chuyên gia về chính sách, về CCR, về kinh tế lâm nghiệp

Những khó khăn và thách thức trong việc thực hiện QLRBV và CCR

Su hƣớng QLR trong khu vực và thế giới Tác động/ảnh hƣởng của một số chính sách đến việc thực hiện QLR và CCR

2 Chuyên gia về Xã hội học, Lâm nghiệp xã hội

Ý nghĩa của QLRBV và CCR đối với cộng đồng xung quanh rừng và ngƣời thực hiện chứng chỉ

Ý nghĩa của cộng đồng trong việc thực hiện QLRBV và CCR

33

b, Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia

Trƣng cầu ý kiến chuyên gia là một giai đoạn của phƣơng pháp chuyên gia. Tùy theo đặc điểm thu nhận và xử lý thông tin mà chọn những phƣơng pháp trƣng cầu cơ bản nhƣ: trƣng cầu ý kiến theo nhóm và cá nhân; trƣng cầu vắng mặt và có mặt và trƣng cầu trực tiếp hay gián tiếp [7].Tác giả đã thực hiện trƣng cầu ý kiến trực tiếp cá nhân chuyên gia với nội dụng sau:

Bảng 2.4 Chƣng cầu ý kiến trực tiếp

TT Nội dung trƣng cầu ý kiến Ý nghĩa đối với luận văn 1 Nhóm chuyên gia về thị trƣờng đặc biệt là về thị trƣờng xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản Xu hƣớng thị trƣờng thế giời về lâm sản Tác động của xu hƣớng thị trƣờng lên sản xuất và chế biến lâm sản tại Việt Nam

c, Xử lý ý kiến chuyên gia

Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, cần phải tiến hành một loạt các biện pháp xử lý các ý kiến này. Đây là bƣớc quan trọng để đƣa ra những nhận định, su hƣớng [7]:

- Đánh giá điều kiện, hoàn cảnh cho việc thực hiện CCR - Những rào cản đặc trƣng đối với các chủ thể thực hiện CCR

- Những động cơ, cơ chế có thể tạo ra điều kiện để các chủ thể thực hiện CCR vƣợt qua những khó khăn của mình.

ii) Phƣơng pháp phân tích số liệu

1) Kế thừa các lý luận cơ bản về QLRBV và CCR và tập hợp các luận điểm này và những su hƣớng phát triển trong khu vực và trên thế giới để từ đó phân tích các chiến lƣợc, chính sách, luật có liên quan QLRBV và CCR của Việt Nam, cũng nhƣ các hoạt động trong linh vực này của các tổ chức lâm nghiệp trong nƣớc.

34

2) Các phƣơng pháp đánh giá, so sánh và phân tích đƣợc sử dụng kết hợp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. Đánh giá và phân tích đƣợc áp dụng cho việc nghiên cứu hiện trạng của vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp so sánh để thấy những thuận lợi và khó khăng trong việc thực hiện QLRBV và CCR cho rừng trồng và rừng tự nhiên, cho lâm trƣờng quốc doanh và công ty lâm nghiệp tƣ nhân, đặc biệt là tại các mô hình thử nghiệm (pilot) mà Viện QLRBV, GTZ, WWF dang tiến hành tại Việt Nam .

3) Sử dụng PRA nhƣ brainstorming, họp các cán bộ và cộng đồng để thấy đƣợc vòng tròn nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng đến các hoạt động QLRBV và CCR; Dùng công cụ SWOT xác đinh và phân loại những thuận lợi và thách thức trong việc thực hiện QLRBV và CCR; hay sử dụng phƣơng pháp cho điểm để xác định các giải pháp cân bằng giữa hoạt động quản lý rừng bền vững và các hoạt động mƣu sinh sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng.

4) Phƣơng pháp SWOT đƣợc sử dụng để thấy đƣợc lợi ích, thuận lợi, khó khăn và cơ hội/ điểm mạnh của QLRBV và CCR tại Việt Nam.

5) Tổng hợp đƣa ra các giải pháp để áp dụng CCR trong QLRBV ở các đơn vị lâm nghiệp và ở các cấp quản lý cấp cao.

35

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Việt Nam 3.1.1 Ý nghĩa của QLRBV và CCR.

Vì sao phải QLRBV & CCR:

Cùng với việc mất rừng tự nhiên, môi trƣờng sống của nhiều loài động thực vật rừng cũng biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng và đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài sinh vật rừng đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, đa dạng sinh học đang bị suy giảm nhanh chóng.

Theo thống kế của Tổ chức nông lƣơng của Liên hợp Quốc (FAO) trong báo cáo của UNEP thì trong mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có trên 200 triệu ha rừng tự nhiên bị mất, trong khi phần lớn những diện tích rừng hiện còn đã bị thóai hóa nghiêm trọng cả về mặt đa dạng sinh học và những chức năng sinh thái. Mặc dù đã có nhiều biện pháp bảo vệ rừng, nhƣng hiện nay sự mất và suy thoái rừng, nhất là rừng nhiệt đới, mỗi năm vẫn còn ở mức rất cao. Những năm 90, diện tích rừng tự nhiên bị mất là 16.1 triệu ha/ năm; trong đó 15.2 triệu hecta là rừng nhiệt đới (FAO, 2007). [16] Nói theo cách khác trong những năm 90 thế giới mất 4.2% diện tích rừng tự nhiên, nhƣng tăng lên 1.8% diện tích do tái trồng rừng, và mở rộng diện tích rừng tự nhiên. Do vậy có thể nói diện tích rừng mất đi hàng năm là 2.4% trong vòng 10 năm. Nhƣ vậy, diện tích rừng toàn cầu bị thay đổi từ 1990-2000 là 9.4 triệu hecta/năm với tổng mất đi là 14.6 triệu hecta do phá rừng và tăng thêm 5.2 triệu hecta do trồng rừng. Trên toàn cầu diện tích rừng mất đi mỗi năm bằng diện tích của Portugal và diện tích mất trong nhƣng năm 90 bằng diện tích của Venezuela. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất là 1,6% mỗi năm, trong khi ở Bắc Mỹ chỉ là 0,1% (tỷ lệ chung của thế giới là 0.8%). Rừng tự nhiên vùng ôn đới phần lớn đã bị thay thế bởi rừng nửa tự nhiên hoặc rừng trồng. Tính đến 1995 diện tích rừng của toàn thế giới, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chỉ còn 3.454 triệu ha; tỷ kệ che phủ chỉ khoảng 35%. Hiện nay mỗi tuần trên thế giới có khoảng 500 nghìn ha rừng tự nhiên bị biến mất hoặc bị thoái hóa (FAO, 1997; UNEP, Earth Watch) [31]

36

Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng trên phạm vi thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, triệu tập nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ƣớc bảo vệ và phát triển rừng nhƣ Chiến lƣợc bảo tồn quốc tế (1980, điều chỉnh 1991), Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO, 1983), Chƣơng trình hành động rừng nhiệt đới của Tổ chức nông lƣơng (FAO) của Liên Hợp Quốc (TFAP, 1985). Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trƣờng và phát triển (UNCED, Rio de Janeiro, 1992), Công ƣớc về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ƣớc về đa dạng sinh học (UNFCCC, 1992). Công ƣớc về thay đổi khí hậu toàn cầu (CDB, 1994), Chiến dịch rừng vì cuộc sống (WWF, 1995), Công ƣớc về chống sa mạc hóa (UNFCCC, 1996). Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997). Những năm gần đây nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia về quản lý rừng bền vững đã liên tục đƣợc tổ chức.

Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua (tính đến năm năm 2000) cũng đã có tới trên 5 triệu ha rừng tự nhiên bị mất. Hiện nay tổng diện tích đất rừng của cả nƣớc la 19,08 triệu ha, trong khi đó chỉ có 10.41 triệu ha rừng tự nhiên và 2.4 triệu ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ chỉ khoảng 38% còn lại 9,87 triệu ha là đất trống đồi trọc. Hiện nay diện tích rừng tự nhiên bị mất hàng năm ở Việt nam ƣớc tính vẫn còn ở mức 60-70 nghìn ha. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ và Miền Trung. Trong số rừng tự nhiên còn lại chỉ có 9% là rừng giàu (trữ lƣợng trên 150m3/ha), 33% là rừng trung bình (80-150 m3/ha), còn lại 58% là rừng nghèo kiệt (dƣới 80 m3/ha) (NWG, Tiêu chuẩn FSC Việt Nam). [1] Quá trình mất rừng tự nhiên thông thƣờng diễn ra nhƣ sau:

- Mở đƣờng giao thông qua vùng có rừng

- Sự xâm nhập và cƣ trú của cƣ dân vào nơi có rừng (ngƣời địa phƣơng và ngƣời di cƣ tự do).

- Khai phá rừng lấy đất làm nông nghiệp và dựng nhà ở.

- Du nhập kiểu canh tác nông nghiệp vùng thấp lên áp dụng cho vùng núi, đất dốc.

37

- Khai thác chọn lọc không hợp pháp hoặc khai thác quá mức không có kiểm tra dẫn đến rừng và đa dạng sinh học rừng bị thoái hóa, giảm giá trị.

- Thời kì bỏ hoang của du canh bị rút ngắn đến mức rừng và độ phì của đất không thể phục hồi, đất tiếp tục bị xói mòn, rừng tự niên vĩnh viễn trở thành trảng cỏ hoặc đất trống đồi trọc (Cục kiểm lâm) [15].

Sự mất rừng đã gây ra nhữnghậu quả hêt sức nặng nề về môi trƣơng, kinh tế và xã hội, đến mức ngƣơi dân thƣờng cũng dễ dàng cảm nhận thấy, nhƣ sản phẩm động thực vật rừng ngày một khan hiếm, lũ lut, hạn hán nhiều hơn và dữ dội hơn, đất đai bị xói mòn thoái hoa sđến mức không trồng cấy đƣợc, nguồn nƣớc cho nông, công nghiệp và đời sông không đƣợc đảm bảo. Cùng với sự mất diện tích rừng tự nhiên, môi trƣờng sốn của nhiều loài động thực vật rừng cũng biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng. Và đây chính là nguyên nhân chính làm cho nhiều lòai sinh vật rừng đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, đa dạng sinh học đang bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 32)