Hành lang pháp lý cho QLRBV & CCR của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 80)

Những lo ngại về chứng chỉ rừng: Chứng chỉ rừng không phải là không có vấn đề và những chỉ trích. Một số đã bày tỏ hoài nghi về tính minh bạch và tính đại diện của Hội đồng Quản trị rừng (FSC). Một số khác thì nêu ra câu hỏi liệu việc ngƣời tiêu dùng chon mua gỗ đã đƣợc chứng chỉ sẽ đƣợc phản hồi tới nhà sản xuất và thông qua đó mang lại những tiến bộ cụ thể. Câu hỏi liệu chứng chỉ rừng trồng sẽ khuyến khích việc chuyển hóa rừng tự nhiên thành rừng trồng cây gây ra mối lo ngại tại một số nƣớc.

Phản ứng của các cơ quan lâm nghiệp các nƣớc đối với chứng chỉ rừng là khác nhau. Một só giữ thái độ trung gian, coi đó là sáng kiến của lĩnh vực tƣ nhân. Một số khác hoan nghênh chứng chỉ rừng do phải đối mặt với tình trạng cắt giảm ngân sách và các trở ngại khác làm giảm khả năng của họ trong việc kiểm sóat công

77

tác quản lý rừng: “Nếu thị trƣờng yêu cầu chứng chỉ và sẵn sang trả chi phí cho việc đó thì đó là điều tốt”. Một số khác thì phản ứng có phần thụ động hơn, coi chứng chỉ rừng là một mối đe dọa. Khi điểm lại danh sách những đòi hỏi về chính sách nếu ở trên ta thấy một số trong só này chỉ có thể thực hiện thông qua chính phủ, do đó phản ứng tiêu cực này có vẻ nhƣ đƣợc đào sâu thêm. Chứng chỉ rừng không thể thay thế sự cần thiết của pháp luật, quy định, chính sách và kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu chính phủ đã thiết lập đƣợc hệ thống chính sách thì chứng chỉ rừng có thể là một phƣơng tiên hữu ích.

Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững đƣợc hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững. Đó là các văn bản pháp luật: Hiến pháp, Sắc lệnh, Luật, Pháp lệnh do Quốc hội ban hành; Nghị định do Chính phủ ban hành; Quyết định do Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ trƣởng ban hành và các Thông tƣ thuộc cấp Bộ, liên bộ ban hành.

Cho đến nay đã có 25 văn bản quy phạp pháp luật liên quan đến quản lý rừng bền vững. Trong đó, số văn bản thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội: 3, Chính phủ: 7, Thủ tƣớng Chính phủ: 5, Bộ NN & PTNT: 10 (Xem chi tiết Phụ biểu 1)

Trong đó bao gồm các đạo luật lâm nghiệp và Chiến lƣợc lâm nghiệp quốc gia thể hiện cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững:

- Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004 là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp; trong đó tại Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo quản lý rừng bền vững: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng, an ninh quốc phòng; phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nƣớc và địa phƣơng; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tƣớng Chính phủ quy định.

- Luật bảo vệ môi trƣờng, năm 2005: trong Chƣơng IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đƣa ra những quy định liên quan tới quản lý rừng bền vững thuộc nhiều lĩnh vực nhƣ: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ

78

đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Phát triển năng lƣợng sạch.

- Luật Đất đai, năm 2003 đã quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng và không làm tổn hại đến cách lợi ích chính đáng của ngƣời sử dụng đất xung quanh (Điều 11).

- Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 -2020: có thể nói cam kết của Việt Nam về quản lý rừng bền vững đƣợc chính thức hòa vào năm 2006 khi mà Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc lam nghiệp. Trong bản Chiến lƣợc này, Việt Nam khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là : Quản lý, sử dụng và phát triển rừng là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lý (tr 11). Đồng thời, trong Chiến lƣơc cũng đề ra 5 chƣơng trình hành động, trong đó Chƣơng trình quản lý và phát triển rừng bền vững là Chƣơng trình trọng tâm và ƣu tiên số 1.

Trong chiến lƣợc này, nhiệm vụ đƣợc đặt ra là: Quản lý bền vững và có hiệu qua 8.4 trieu ha rừng sản xuất trong đó có 4.15 triệu ha rừng trồng và 3.63 triệu ha rừng tự nhiên. Phấn đầu ít nhất có đƣợc 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng vào năm 2020.

Những hạn chế của các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững:

Mặc dù Việt Nam đã có định hƣớng rõ ràng về quản lý rừng bền vững đƣợc thể hiện trong Luật bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lƣợc Lâm nghiệp quốc gia nhƣng chƣa xây dựng đƣợc khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững chung cho tất cả các loại rừng hiện có, đặc biệt đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng. Hiện nay thuật ngữ “quản lý rừng bền vững” đã đƣợc nhắc đến trong các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo và đã dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để đánh giá về quản lý rừng bền vững. Song vì sự phân định giữa vai trò của nhà nƣớc với trách nhiệm của chủ rừng và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong kế hoạch hành động của Chƣơng trinh số 1 chƣa đƣợc rõ ràng, nên cán bộ lâm nghiệp hiện đang lúng túng trong chỉ đạo cũng nhƣ trong thực tế sản xuất.

79

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)