Ngành chế biến gỗ trong việc quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 84)

Chúng ta đều biết, nếu không có rừng thì có nghĩa là không có ngành công nghiệp chế biến gỗ. Trong giai đoạn hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phải giải quyết nhiều vấn đề cấp bách. Sự phát triển hợp lý của ngành chế biến gỗ sẽ có tác dụng tích cực đến việc quản lý và bảo vệ rừng bền vững.

Để phù hợp với tình hình mới, ngành công nghiệp chế biến gỗ phải có sự thay đổi sâu sắc theo hƣớng đổi mới công nghệ. Trong thời gian từ nay đến năm 2020 định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến gỗ nhƣ sau:

1. Nhanh chóng chuyển hƣớng sản xuất từ việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang sử dụng gỗ rừng trồng. Làm nhƣ vậy sẽ giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ rừng.

81

2. Đổi mới công nghệ chế biến gỗ. Trong những năm tới, mũi nhọn của công nghiệp chế biến gỗ là sản xuất các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh…) từ gỗ rừng trồng.

3. Phát triển công nghiệp đồ mộc, đặc biệt là đồ mộc chất lƣợng cao trên cơ sở sử dụng ván nhân tạo là chính với thiết bị, công nghệ than thiện với môi trƣờng.

Để thực hiện các nội dung nêu trên, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Chƣơng trình sản xuất 1 triệu m3 ván nhân tạo bao gồm hệ thống các nhà máy sản xuất ván dăm, ván sợi với các công nghệ tiên tiến mà nguyên liệu chủ yếu đƣợc sử dụng là gỗ rừng trồng mọc nhanh ở Việt Nam.

Việc đầu tƣ phát triển các nhà máy ván nhân tạo từ gỗ sẽ bảo đảm đầu ra chắc chắn cho gỗ rừng trồng và cũng chính là động lực để phát triển trồng rừng, góp phần định canh định cƣ, nâng cao đời sống ngƣời dân miền núi, giảm hiện tƣợng phá rừng, bảo vệ đƣợc rừng tự nhiên và môi trƣờng sinh thái.

Đây chính là cách lựa chọn thích hợp nhất đối với sự phát tỉển của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong thời gian trƣớc mắt và lâu dài, góp phần quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 84)