Vai trò của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong QLRBV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 77)

Từ nhiều năm nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nƣớc ta đã từng bƣớc đƣợc xây dựng và phát triển. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ đã đáp ứng kịp thời cho nhu cầu ngày một gia tăng của đất nƣớc qua các thời kì lịch sử. Ngày nay, công nghiệp chế biến gỗ đã và đang khẳng định sự tồn tại nhƣ một bộ phần không thể thiếu đƣợc trong hệ thống các ngành kinh tế của đất nƣớc.

Thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt nam

Theo thống kê chƣa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 3000 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có hơn 2500 cơ sở chế biến gỗ, 400 cơ sở chế biến song mây vừa và nhỏ và nhiều cơ sở chế biến đặc sản. Số liệu trên chƣa tính đến hàng nghìn tổ sản xuất nhỏ đang hoạt động tại các vùng đô thị và nông thôn trong cả nƣớc.

74

Về quy mô

Số lƣợng các cơ sở sản xuất thì nhiều nhƣng quy mô rất nhỏ và đặc biệt là không theo quy hoạch chung. Nếu tính trong số 823 cơ sở chế biến gố có khoảng 30% cơ sở có công suất dƣới 500m3/năm, 15% cơ sở có công suất từ 500- 1000m3/năm, 45% cơ sở có công suất 1000-5000m3/năm và 10% cơ sở có công suất từ 5000m3/năm trở lên.

Về công nghệ và thiết bị

Phần lớn các nhà máy chế biến gỗ đƣợc đầu tƣ từ trƣớc năm 1975 với công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ. Đến nay một số nhà máy đã đƣợc đầu tự bổ sung, nâng cấp thiết bị nhƣng thiếu đồng bộ, nhất là khâu tinh chế và trang trí bề mặt sản phẩm. Vì vậy, chất lƣợng sản phẩm làm ra chƣa đƣợc cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các nƣớc trong khu vực nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Song giai đoạn 2000- 2005 một loạt các cơ sở chế biến tƣ nhân và liên doanh ở các tỉnh phía Nam đã đổi mới, nhập khẩu các thiết bị và công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu, ít ô nhiễm và đứng vào hàng thứ 4 của Châu Á trong công nghệ chế biến, sản xuất gỗ. Từ 2006 kim ngạch xuất khẩu và chế biến gỗ đã vƣợt qua mức 2 tỷ USD/năm.

Về chủng loại sản phẩm

Hiện nay các sản phẩm chế biến gỗ trong nƣớc cũng rất đa dạng. Trong só 823 cơ sở chế biến bao gồm:

Bảng 3. 4 Các cơ sở sản xuất các lâm sản và công suất

Sản phẩm Số cơ sở Tổng công suất m3/năm

Ván dăm, ván sợi 4 25.000 Ván dán 9 108.000 Ván lạng 3 12.000.000 Ván ghép thanh 9 26.000 Đồ mộc các loại (gồm mộc xây dựng, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ…) 798 1- 1.200.000

75

Về nguyên liệu

Cho đến nay, trừ các nhà máy sản xuất ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh là sử dụng gỗ rừng trồng, còn phần lớn các nhà máy chế biến gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ từ rừng tự nhiên là chính và lấy từ hai nguồn:

- Khai thác hàng năm trong nƣớc: 30% - Gỗ nhập khẩu: 70%

Nhu cầu về nguyên liệu gỗ và khả năng đáp ứng

Nhìn lại trong những năm qua, rừng Việt nam đã cung cấp cho nhu cầu đất nƣớc một khối lƣợng gỗ khá lớn. Từ năm 1960 – 1990, bình quân mỗi năm rừng tự nhiên đã cung cấp 1,4 – 1,5 triệu m3 cho các ngành công nghiệp (ngành xây dựng, gỗ trụ mỏ, ngành giấy, công nghiệp chế biến gỗ…) chƣa kể đến gỗ làm củi…

Từ 1990 trở lại đây, xuất phát từ mục đích bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chính phủ đã có chủ trƣơng giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên từ mức bình quân 1,4 -1,5 triệu m3/năm xuống thành 650 nghìn m3/năm (1996) và 450 nghìn m3/năm (1998) và các năm sau sẽ giảm tiếp xuống mức bình quân 300 nghìn m3/năm, tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên. Trong khi đó, nhu cầu thực té về gỗ trong nƣớc ngày một tăng thêm. Theo dự báo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với tốc độ tăng trƣởng dân số, nhu cầu về gỗ bình quân hàng năm đối với các ngành kinh tế trong thời gian tới nhƣ sau:

Bảng 3. 5 Dự đoán nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ (đơn vị 1000 m3)

Các nhu cầu 2010 (m3) 2015(m3) 2020 (m3) 1. Gỗ lớn (công nghiệp, dân dụng) 8,030 10.266 11.993 2. Gỗ nhỏ (ván nhân tạo, ván dăm) 2,464 2.422 1.682

3. Nguyên liệu giấy, sợi 3,388 5.271 8.283

4. Gỗ trụ mỏ 120 160 200

Tổng cộng 14.004 18.620 22.160

76

Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ so giảm khai thác, chính phủ đã cho phép các Doanh nghiệp nhập gỗ từ các nƣớc trong khu vực. Trên thế giới số lƣợng gỗ không hạn chế theo nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Sau năm 2010, hiệu quả của chƣơng trình trồng 5 triệu hecta rừng sẽ bù đắp dần sự thiếu hụt nguyên liệu này. Đến 2020, Viẹt Nam có thể sẽ tự túc đƣợc 80-90% nhu cầu gỗ, đặc biệt là gỗ có CCR để chế biền và xuất khẩu.

Nhƣ vậy, từ các số liệu trên cho thấy, khoảng cách giữa cung và cầu, giữa khả năng chế biến và số lƣợng nguyên liệu có thể cung cấp đƣợc từ rừng chênh lệch quá lớn. tình hình đó đặt ra hai vấn đề lớn đối với ngành chế biến gỗ, đó là:

1. Giải quyết nội dung hoạt động của các cơ sở chế biến hiện có nhƣ thế nào trong điều kiện thiếu nguyên liệu, nhất là các cơ sở sử dụng gỗ rừng tự nhiên là chính?

2. Làm thế nào để đẩy mạnh sản xuất, tăng khối lƣợng sản phẩm gỗ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc?

Tất cả các vấn đề đó đã đƣa ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Muốn tồn tại và phát triển cần phải có những giải pháp thích hợp trong điều kiện mới. Tuy nhiên, đây là một việc khó xuất phát từ tất yếu khách quan và phải làm trong nhiều năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)