a, Cơ sở xây dựng các giải pháp là hình thức tiến dần từng bƣớc lên phía trƣớc. Tại nhiều nƣớc đang phát triển mà WWF và Ngân hàng Thế giới đang hoạt động các điều kiện khuyến khích và hỗ trợ cho QLRBV và CCR chƣa săn sàng. Trong hoàn cảnh đó, chứng chỉ rừng cần đƣợc coi là một phần của hệ thống các biện pháp đƣợc thiết kế để cải thiện công tác quản lý rừng. Tối thiểu là có bốn dạng hoạt động nên đƣợc khuyến khích để tiến tới một hệ thống nhƣ vậy.
1. Việc thiết lập và hỗ trợ các nhóm công tác địa phƣơng nhằm xây dựng các tiêu chuẩn chứng chỉ có thể giúp cho việc chính thức hòa những đối tƣợng bị lãng quên, tập trung thảo luận những nội dung mà các đối tƣợng liên quan mong muốn hơn là những điều mà học không muốn và giúp xác định những vấn đề cần đƣợc bàn tiếp (thí dụ nhƣ lập kế hoạch vùng cảnh quan) hoặc những vấn đề cần đƣợc giải quyết thông qua những công cụ chính sách khác. Bằng việc nhận thực ngày một tăng về sự tham gia của các đối tƣợng liên quan nhƣ là một yếu tố cơ bản của công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, các nhóm công tác này có thể đóng một vai trò then chốt. Trên thực tế, các nhóm này với mục tiêu là xây dựng các tiêu chuẩn tự nguyện hơn là sửa đổi văn bản pháp lý, có thể làm giảm bớt mối lo của chính phủ về việc mất khả năng kiểm soát quá trình lập chính sách.
2. Các mối quan hệ đồng thời và đƣợc cải thiện giữa nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng gỗ thông qua các “nhóm khách hàng”, đặc biệt trong trƣờng hợp xuất khẩu gỗ tới những “thị trƣờng nhạy cảm về mặt sinh thái”, có thể giúp gửi một tín hiệu khích lệ từ thị trƣờng tới những nhà lâm nghiệp tại nƣớc có liên quan.
3. Cũng cần tìm kiếm các hoạt động lâm nghiệp tiêu biểu tại nƣớc có khả năng tiến hành về việc cấp chứng chỉ tƣơng đối nhanh và dùng đó làm một mô hình,
89
không chỉ về việc cấp chứng chỉ mà còn về những thay đổi chính sách cần thiết để cải thiện công tác quản lý rừng.
4. Cuối cùng, cần khuyến khích mối quan hệ trao đổi với các nhóm công tác tại những nƣớc khác nhau để thúc đẩy quá trình học hỏi và hòa nhập của các tiêu chuẩn.
b, Một số đề xuất có tính thực tế và cụ thể góp phần vào việc quản lý rừng bền vững và CCR nhƣ sau:
- Cần nhà quản lý rừng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn: nhân tố cơ bản góp phần thành công trong quản lý rừng nhiệt đới là những nhà quản lý rừng đƣợc đào tạo rất cơ bản và giàu kinh nghiệm thực tiễn. Thực tế cho thấy sự yếu kém trong quản lý gây tác hại nhiều hơn bất kì nhân tố nào khác trong việc quản lý rừng nhiệt đới. Kiến thức tốt về kĩ thuật, tổ chức, điều phối, lập kế hoạch, lập dự toán và theo dõi giám sát các hoạt động là các nhân tố quan trọng giúp nhà quản lý có thể ra quyết định và ứng phó với những biến động thƣờng xuyên của quá trình phát triển
- Xây dựng lâm phận ổn định để bảo vệ rừng tự nhiên: Thiếu cơ sở pháp lý và lâm phận ổn định sẽ không có cơ sở để quản lý và cũng chẳng mong đạt đƣợc mục tiêu phòng hộ, sản xuất hoặc bất kỳ lợi ích nào khác. Việc thành lập lâm phận ổn định sẽ giúp thƣờng xuyên kiềm chế đƣợc mức độ khai thác và có thể đảm bảo cung cấp một lƣợng gỗ thƣờng xuyên cố định cho ngành công nghiệp. Sự ổn định đó cũng củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, giúp họ có những quyết định đầu tƣ dài hạn để phát triển sản xuất.
Xác định ranh giới rừng ổn định lâu dài, rõ ràng trên hiện trƣờng là rất cần thiết, là bƣớc đi quan trọng trong việc xác định và lập bản đồ lâm phận ổn định. Đây là yếu tố quyết định đến hiện trạng rừng. Thực tế cho thấy là không thể xác định đƣợc diện tích rừng đƣợc quản lý bền vững hoặc diện tích, vị trí, hình dạng của khu rừng dự định khai thác hàng năm nếu không có ranh giới rõ ràng trên hiện trƣờng.
- Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng: Trao quyền sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng lâu dài cho các cơ quan quản lý lâm nghiệp, các hợp tác xã, các công ty lâm nghiệp tham gia vào thực hiện, quản lý các chƣơng trình lâm
90
nghiệp, không chỉ là nguyên tắc chính sách cơ bản mà còn là bƣớc đi mang tính thực tiễn cao cần phải thực hiện để thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Sự cam kết chính sách rõ ràng là rất cần thiết để các chủ rừng có quyền sử dụng đất rừng lâu dài, yên tâm đầu tƣ kinh doanh sản xuất gỗ hoặc bảo vệ đầu nguồn và đa dạng sinh học, đồng thời giúp các cộng đồng địa phƣơng, những ngƣời có cuộc sống phụ thuộc vào rừng, phát triển các loài cây thuốc và các loại lâm sản ngoài gỗ khác một cách ổn định lâu dài.
Đối với những nơi đã có sự cam kết về mặt chính sách cho mục tiêu quản lý rừng nhiệt đới bền vững, bƣớc đi tiếp theo trong việc cụ thể hóa chính sách là xây dựng các hình thức trao quyền sử dụng rừng và đất rừng hợp lý đáng tin cậy. Ban hành chính sách lâm nghiệp là một bƣớc đi quan trọng nhằm: xác định loại rừng và quyền sử dụng là tƣ nhân hay công cộng,quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng đối với từng loại rừng, Bảo vệ rừng và hệ sinh thái rừng tự nhiên để duy trì năng suất lập địa, sự đan dnạg sinh học, cảnh quan và tạo cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội; xây dựng, phê duyệt và thực hiện các kế hoạch quản lý rừng; Xây dựng và hỗ trợ phát triển kinh tế rừng đa chức năng trong sự kết hợp giữa bảo tồn hệ sinh thái và sử dụng tài nguyên cho mục tiêu kinh tế.
- Cân bằng giữa mục tiêu sản xuất gỗ, môi trƣờng và xã hội: Rừng cho rất nhiều lợi ích cho cả cấp địa phƣơng và quốc gia. Sản xuất gỗ là mục tiêu chính mang thu nhập cho chính phủ, công ty và chủ sử dụng rừng và đó cũng là động lực chính của việc khai thác rừng nhiệt đới.Thu nhập từ khai thác gỗ cũng là nguồn lực tài chính để tái đầu tƣ lâu dài trong quản lý rừng bền vững.
Lâm sản ngoài gỗ nhƣ mây, các loài cây làm thuốc, cây thực phẩm, nhựa cây và thú hoang cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Rừng nhiệt đới là nguồn sống cho hàng triệu ngƣời dân nông thôn có cuộc sống phụ thuộc vào rừng và cũng là nguồn cung cấp năng lƣợng cho cộng đồng. Rừng còn là nơi lƣu giữ các giá trị đa dạng sinh học, là nơi vui chơi, giải trí, tham quan nghỉ dƣỡng cho dân.
Chính vì vậy, khi cây dựng kế hoạch quản lý rừng cần có cái nhìn lâu dài, cân bằng đƣợc giữa các mục tiêu lấy gỗ, bảo vệ môi trƣờng và xã hội. Cụ thể là: các
91
nhà lập kế hoạch và quản lý rừng phải nhận ra giá trị cua rrừng đối với nhiều thành phần xã hội và làm thế nào đó để lập và thực hiện các kế hoạch, các chƣơng trình trong mối cân bằng và phải đảm bảo tính bền vững của một tổng thể
- Quản lý rừng bền vững phải theo kế hoạch rõ ràng: Mục tiêu của bản kế hoạch quản lý là cụ thể hóa các chính sách quốc gia để điều phối và thực hiện các hoạt động tác nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu cụ thể, cho một địa phƣơng cụ thể và trong một giai đoạn cụ thể. Đối với rừng sản xuất, một bản kế hoạch cần phải tính đƣợc sản lƣợng gỗ có thể khai thác là bao nhiêu, khai thác ở đâu, khi nào, với điều kiện nào.
Đối với các khu rừng bảo vệ, một bản kế hoạch phải thể hiện đƣợc các biện pháp quản lý rừng tự nhiên cho mục tiêu điều tiết nguồn nƣớc, bảo vệ đa dnạg sinh học hoặc cho mục tiêu nghỉ dƣỡng, du lich. Quá trình lập kế hoạch cần chỉ ra các yêu cầu kỹ thuật, xác định cụ thể các hoạt động ƣu tiên, và trả lời câu hỏi làm cái gì, ở đâu, khi nào, làm nhƣ thế nào và ai làm là tốt nhất.
Bản kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, hoạt động nhƣng phải có tính linh hoạt, mềm dẻo nhằm thích ứng vứoi các hoàn cảnh đổi thay còn chƣa lƣờng trƣớc đƣợc. Kế hoạch có thể đƣợc lập bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau, nhƣng thƣờng có những tiêu chuẩn: Kế hoạch phải tránh đƣợc những vấn đề trƣớc đó gặp phải, bằng cách đƣa ra những giải pháp có thể thực hiện đƣợc, Bản kế hoạch không lên lập cho một giai đoạn quá dài nhằm tránh những gì đƣa ra không phù hợp với thực tiễn.; trong bản kế hoạch, mục tiêu cần đƣợc nêu thật rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đƣa ra quá nhiều mục tiêu để rồi cuối cùng không thực hiện đƣợc; tránh đƣa ra quá nhiều ƣu tiên cần hành động. Kế hoạch cần xác định những hoạt động phù hợp với thực tiễn nhƣng cũng cần cân nhắc trên cơ sở kinh phí có thể sử dụng.
- Cần điều tra rừng liên tục: Điều tra rừng liên tục là cơ sở để lập kế hoạch quản lý rừng, và đặc biệt quan trọng trong lập kế hoạch quản lý rừng bền vững cho mục tiêu sản xuất gỗ. Xu hƣớng gần đây ngƣời ta còn chú ý đến việc điều tra lâm sản ngoài gỗ.
92
- Xác nhận vai trò và giúp đỡ cộng đồng: Nhƣ một nguyên tắc cơ bản, quản lý rừng bền vững đòi hỏi những ngƣời và các tổ chức tham gia quản lý rừng cần xác nhận vai trò và quyên lợi của cộng đồng trong quản lý rừng nhiệt đới, chia sẽ kiến thức chuyên môn và lợi ích với ngƣời dân địa phƣơng, nhằm hỗ trợ họ phát triển cuộc sống. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng là cách cải thiện sinh kế cho ngƣời dân, đặc biệt ch những ngƣời có cuộc sống phụ thuộc vào rừng (FAO,1996). Nhƣ vậy, cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và các chủ rừng là những ngƣời đầu tiên hƣởng lợi trong các hoạt động quản lý rừng bền vững. Đối thoại giữa đại diện của cộng đồng và các chủ rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quán trình thƣơng thảo, hiểu biết lẫn nhau, tìm hiểu nguyện vọng của mỗi bên trong việc quản lý và sử dụng rừng.
Những thảo luận gần đây cho thấy một số đề xuất để thúc đẩy quản lý rừng bền vững, cụ thể là:
- Quản lý rừng cần có sự phối hợp liên ngành và gắn với phát triển nông thôn: trƣớc hết phải thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất rừng, xuyên suốt nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, không nên nhìn nhận lâm nghiệp trên quan điểm tách rời với các ngành khác. Ví dụ, chính sách nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sức ép vào tài nguyên rừng: ngành công nghiệp tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho dân, ngành giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ rừng.
- Bảo vệ hệ sinh thái cần hài hòa với sinh kế bền vững: Bảo vệ sinh thái cần đƣợc thực hiện hài hòa với việc xây dựng sinh kế bền vững. Điều kiện sống tại nhiều quốc gia Châu Á đã đƣợc cải thiện nhiều nhƣng cái đói, cái nghèo vẫn còn đeo đẳng trên diện rộng và việc cải thiện đời sống của ngƣời dân nông thôn mà không tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên vẫn còn là thách thức trong những năm tới đây. Vậy rõ ràng là các chính sách bảo vệ hệ sinh thái mà chƣa chú ý đến nhu cầu sinh kế của ngƣời dân/ cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là không công bằng, và thực tế cho thấy các chính sách đó là chƣa hiệu quả. Sinh kế thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn nhƣ nông lâm kết hợp, xây dựng vƣờn rừng đƣợc xem là có nhiều tiềm năng và nên đƣợc mở rộng và phát triển. Huy động
93
ngƣời dân tham gia hƣớng dẫn du lịch sinh thái cũng là một phƣơng pháp tiếp cận mới cần đƣợc nghiên cứu, ứng dụng.
- Theo dõi và giám sát các hoạt động quản lý rừng; Một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý rƣng là duy trì việc theo dõi thƣờng xuyên liên tục kết quả thực hiện các hoạt động đã đƣợc xác định trong bản kế hoạch. Các báo cáo theo dõi giám sát là cơ sở kiểm soát các hoạt động có đƣợc thực hiện nhƣ kế hoạch một cách minh bạch hay không và cũng là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.