Quan điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ về Chứng chỉ gỗ ở Việt nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 83)

Việt nam

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, hơn 3000 doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế là các doanh nghiệp đƣợc thành lập hợp pháp đều phải có trách nhiệm hoạt động tuân theo mọi pháp luật, trong đó có luật bảo vệ và phát triển rừng và luật Bảo vệ môi trƣờng.

Cần phải khẳng định rằng, tài nguyên rừng chính là đầu vào cho sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ. Sự suy giảm của rừng dẫn tới mất rừng thì cũng đồng nghĩa với sự thu hẹp hoạt động, thậm chí dẫn tới đóng cửa các nhà máy chế biến gỗ. Mối liên quan và sự ảnh hƣởng qua lại đó ai cũng biết, nhƣng trên thực tế lại có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau.

Ở Việt Nam, khái niệm chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ là những khái niệm rất mới, nhất là đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ.

Từ trƣớc đến nay việc quản lý bảo vệ rừng củ nƣớc ta đƣợc tiến hành thông qua hàng loạt các biện pháp nhƣ: Trƣớc khi khai thác phải có thiết kế bài cây và phải đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy phép. Tất ccả những sản phẩm (gỗ tròn) sau khai thác đều phải có dấu búa của kiểm lâm xác định nguồn gỗ trƣớc khi vận chuyển từ rừng để cung ứng cho các nhà máy. Việc vận chuyển số lƣợng gỗ đã đƣợc đóng dấu búa, kèm theo lý lịch gỗ đều phải có giấy phép vận chuyển của cấp có thẩm quyền tại điạp phƣơng (đối với gỗ thông dụng) hoặc giấy phép vận chuyển đặc biệt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôm cấp (đối với gỗ quý hiếm). Nhƣ vậy việc quản lý đã tuân theo quy định rất chặt chẽ.

Tuy nhiên, nếu xét về nhiều mặt thì việc quản lý nhƣ trên mới chỉ là sự xác nhận tính hợp pháp của sản phẩm, chứ chƣa chứng mình đƣợc rằng sản phẩm (gỗ tròn) đƣợc khai thác một cách bền vững cho các chu kỳ sau.

Để đánh giá cơ sở khoa học và thực tiễn của QLRBV, tổ chức CCR phải xem xét “ ảnh hƣởng quản lý” hay kế hoạch quản lý rừng dài hạn/ trung hạn cả chu kỳ kinh doanh mà Việt Nam goi là “phƣơng án điều chế rừng”. Hiện nay chủ rừng, đặc biệt là chủ rừng nhà nƣớc nhƣ các lâm trƣờng, công ty lâm nghiệp xây dựng

80

phƣơng án điểu chế rừng để đối phó điều kiện bắt buộc khi xin chỉ tiêu khai thác gỗ (quota). Vì vậy, có thể thấy rõ cơ sở khoa học và tính thực tiễn khả thi của phƣơng án điều chế rừng thƣờng mắc các thiếu sót sau đây:

- Không đủ 1 chu kỳ kinh doanh trong 1 đơn vị quản lý rừng (FMU) - Cơ sở dƣ liệu thiếu chính xác, đặc biệt là về tài nguyên rừng (không đƣợc kiểm kê thật sự).

- Cách tính lƣợng tăng trƣởng của rừng thƣờng vay mƣợn từ các giáo trình của các nƣớc khác nên không thể chính xác lƣợng tăng trƣởng của rừng tại Việt Nam với các loài khác nhau và trên các điều kiện tự nhiên khác nhau.

- Chƣa chú ý tới các tiêu chí về Xã hội và Môi trƣờng khi xây dựng phƣơng án điều chế rừng hay bất kỳ hoạt động lâm nghiệp nào có tác động tới 2 mặt này.

Xét cho cùng vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và cộng đồng thì đây là việc tất yếu phải làm cho dù doanh nghiệp muốn hay không muốn. Quá trình thực hiện sẽ phải trải qua nhiều khó khăn mà khâu đột phá là phải đi từ nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng của mọi công dân đến các việc làm cụ thể trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm từ tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 83)