Những triển vọng trong QLRBV và CCR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 51)

Thực trạng về chứng chỉ rừng

Mặc dù có vô số các hoạt động ban đầu và các tiến trình đang diễn ra trên toàn thế giới, bản đánh giá tình hình toàn cầu gần đây nhất của ITTO về cấp chứng chỉ gỗ đã kết luận rằng “Chỉ thấy một số tiến bộ trong vấn đề phát triển các kế hoạch cấp chứng chỉ nhƣng nói chung là nhịp độ tiến độ tiến triển tƣơng đối chậm”. Những chủ đề cấp chứng chỉ sau đây đã đƣợc nhấn mạnh trong bản báo cáo:

- Hội đồng Quản trị Rừng

- Việc cấp chứng chỉ của các Hệ thống Quản lý môi trƣờng - Các kế hoạch và hoạt động bƣớc đầu ở quy mô khu vực - Các kế hoạch gắn nhãn hiệu liên quan đến quản lý rừng - Dấu hiệu nƣớc xuất xứ

- Các nhãn hiệu về những vấn đề môi trƣờng - Các nhóm khách hàng mua gỗ

Bản báo cáo của ITTO lƣu ý rằng Hội đồng Quản trị Rừng “tiếp tục mở rộng” nhƣng vẫn cho rằng “Vẫn chỉ co ssự ủng hộ hạn chế dành cho FSC từ ngành công nghiệp rừng chủ đạo”. Báo cáo này thừa nhận FSC “Gần nhƣ là chƣơng trình duy nhất về gắn nhãn hiệu và ủy quyền đối với lâm phẩm trên toàn thế giới” nhƣng vẫn cho rằng số lƣợng ít ỏi các cơ quan cấp chứng chỉ đƣợc FSC ủy quyền trên thế giới “Là một hạn chế đáng kể trong việc phát triển vấn đề cấp chứng chỉ gỗ”. Vì vậy, ngày nay số lƣợng các tổ chức cấp CCR đƣợc FSC uỷ quyền đã lên tới 18, đủ đáp ứng nhu cầu CCR trên thế giới, xin đƣợc giới thiệu một vài tồ chức sau đây có quan hệ với Việt Nam :

48

- Woodmark, Hội Đất ,Vƣơng Quốc Anh . - SCS (Scientific Certification Systems, Hoa Kỳ . - SmartWood (SW), Rainforest Alliance , Hoa Kỳ . - SKAL, Hà Lan .

- GFA Terra Systems , Đức ……….., và v..v…

Cấp CCR trong nhƣng năm đầu, bản báo cáo của ITTO vẫn cho rằng “gần đây tiến độ trong việc cấp chứng chỉ đƣợc thực hiện tƣơng đối chậm” và ƣớc tính sản lƣợng gỗ tròn của 3 triệu ha rừng đã đƣợc cấp chứng chỉ (tính tới tháng 3 năm 1997) “vào khoảng 9,5 triệu m3/năm”. Tuy nhiên, tổng diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ bởi các cơ quan cấp chứng chỉ do FSC ủy quyền đã tăng đáng kể từ lúc đó, lên tới 6 triệu ha tới tháng 12 năm 1997 và lên tới gần 300 triệu hecta vào năm 2006.

Bảng 3. 1 Diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ (1997, 2006)

Khu vực Diện tích (ha)

1997 (FSC) Diện tích (ha) 2007 (FSC & PEFC) Bắc Mỹ 1.548.497 91,419,000 Nam Mỹ 230.549 35,388,000 Châu Âu 4.080.222 45,709,500 Châu Phi 348.859 8,847,000 Châu Á, Thái Bình Dƣơng 69.053 1,828,380 Tổng cộng 6.277.180 294.900.000

49

Hình 3.1 Diện tích rừng đƣợc chứng chỉ theo vùng (1997 & 2007)

Năm 1997 25% 4% 64% 6% 1% Bắc Mỹ Nam Mỹ Châu Âu Châu Phi

Châu Á và khu vực Thái Bình Dương

Nguồn: EarthTrends, 2007 từ UNECE/FAO, 2006 [32]

Khả năng và triển vọng quản lý bền vững rừng tự nhiên

Để quản lý bền vững diện tích rừng tự nhiên còn lại thì trƣớc hết cần ngừng khai thác số rừng nguyên sinh ít ỏi còn lại và những rừng thứ sinh đã nghèo kiệt, và nói “đóng cửa rừng tự nhiên” có lẽ trƣớc hết phải hiểu theo ý này. Liêu có thể “đóng cửa” rừng tự nhiên? Rừng tự nhiên cung cấp các sản phẩm (gỗ, củi, nguyên liệu cho công nghiệp, dầu, nhựa, cây thuốc, thức ăn cho ngƣời và gia súc…) và các dịch vụ (phòng hộ, bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nƣớc, hấp thụ CO2 và nhả oxy, nơi nghỉ ngơi và tham quan du lịch, và đặc biệt là nơi sinh sống của hàng chục vạn loài sinh vật hoang). Cho đến nay các sản phẩm và dịch vụ của rừng tự nhiên là không thể thiếu đƣợc đối với bất kì một nền kinh tế nào, dù là ở nƣớc đã phát triển hay đang phát triển. Nguyên nhân lớn nhất làm mất rừng tự nhiên ở các nƣớc đang phát triển trƣớc hết phải kể đến tình trạng xâm lấn rừng lấy đất làm

50

nông nghiệp (do bùng nổ dân số) và tình trang khai thác gỗ vƣợt xa khả năng cung cấp bền vững của rừng. Còn ở các nƣớc đã phát triển thì do chuyển đổi từ rừng tự nhiên thành rừng trồng để tăng năng suất và tăng lợi nhuận tiện khai thác để chế biến. Đặc biệt nhu cầu gỗ của thế giới đã không ngừng tăng lên, ví dụ trong giai đoạn 1970-1994 khối lƣợng gỗ cả thế giới sử dụng đã tăng từ 2.484 triệu m3 lên 3.358 triệu m3/năm (FAO, 1997) [16]. Ngoài gỗ, các sản phẩn khác của rừng nhƣ dầu thơm, nhựa , dƣợc liệu, nấm ăn…cũng ngày càng trở nên quan trọng về mặt kinh tế nhất là đối với các cộng đông dân cƣ sở tại.

Nhƣ đã nói, đóng cửa rừng tự nhiên trƣớc hết là phải ngừng khai thác từ rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh nghèo kiệt, trong khi đo nguồn sản phẩm rừng vẫn phải đƣợc tiếp tục cung ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống hàng ngày. Chỉ có thể làm đƣợc nhƣ vậy nếu tạo đƣợc nguồn sản phẩm, đặc biệt là gỗ từ rừng trồng, từ áp dụng các biện pháp quản lý rừng bền vững, đồng thời ra sức khai thác các dịch vụ của rừng nhƣ du lịch sinh thái, cải thiện môi trƣờng, vui chơi giái trí…để duy trì thu nhấp từ những rừng đã ngừng khai thác.

Hiện nay, khả năng ngừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiện, nhất lả rừng nguyên sinh đã trở thành hiện thực vì :

- Nhiều sản phẩm của rừng tự nhiên, nhất là sản phẩm gỗ, đã đƣợc thay thể bằng sản phẩm rừng trồng.

- Công nghệ chế biến tiên tiến, chất lƣợng nhiều sản phẩm gỗ chế biến không thua kém gì chất lƣợng gỗ rừng tự nhiên

- Năng suất rừng trồng cao hơn rất nhiều so với rừng tự nhiên, sảm phẩm lại thuần chủng thuần loại, dễ khai thác chế biến.

- Phong trào chống khai thác rừng tự nhiên ngày càng dâng cao trên thế giới, gỗ rừng nhiệt đới bị phần lớn các nƣớc nhập khẩu từ chối nếu chƣa có nhãn chứng chỉ quản lý bền vững.

- Thu nhập từ thăm quan giải trí, an dƣỡng trong rừng tự nhiên, nhất là rừng nguyên sinh, ngày càng tăng, nhiều khi vƣợt toàn bộ giá trị khai thác sản phẩm.

51

- Chứng chỉ rừng đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong thƣơng mại gỗ quốc tế, góp phần hạn chế khai thác và buôn bán các loài cây và con quý hiếm.

- Vai trò của các sản phẩm không phải gỗ (cây thuốc, nấm ăn, hƣơng liệu) và các dịch vụ của rừng tự nhiên đối với những cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ nền kinh tế ngày càng tăng nhanh.

Để có thể ngừng khai thác gỗ từ rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh nghèo kiệt có thể kiến nghị một số biện pháp nhƣ sau: tất cả những ngành, những tổ chức và những cộng đồng đƣợc hƣởng lợi từ việc bảo vệ rừng, cải thiện môi trƣờng…(công nghiệp, nông nghiệp, thành phố…) đều phải trả tiền dịch vụ của rừng để bù cho việc ngừng khai thác rừng. Chẳng hạn, nếu một xí nghiệp mỗi năm chỉ thải vào không khí một lƣợng nào đó khí cacbonic do đốt cháy nhiên liệu thì xí nghiệp đó phải trả công cho rừng vì rừng đã giúp “tiêu thụ” lƣợng cacbonic đó. Nông nghiệp phải trả công phòng hộ, bảo vệ ruộng đồng, thành phố phải trả tiền cải thiện môi trƣờng, chống lũ lụt… Tổng cộng các thu cập từ dịch vụ của rừng có thể vƣợt xa giá trị của các sản phẩm khai thác. Đƣơng nhiên rừng trồng cũng hấp thụ cacbonic và nhả oxy, nhƣng rừng trông thƣờng không phải là môi trƣờng sống của đa số các loài động vật hoang.

Thay thể sản phẩm của rừng nguyên sinh bằng sản phẩm của rừng trồng và một phần từ rừng thứ sinh là hoàn toàn hợp lý cả về phƣơng diện kinh tế nếu chúng ta so sánh nhƣ sau:

Bảng 3. 2 So sánh các chức – tính năng giữa các loại rừng

Tính năng Rừng nguyên sinh

Rừng thứ

sinh Rừng trồng

Đa dạng sinh học Cao

Cao (ôn đới) Trung bình

(nhiệt đới)

Thấp Phòng hộ, bảo vệ

nguồn nƣớc Rất tốt TB Thấp

52 nghỉ ngơi…) năng Tăng trƣởng cây mục đích Thấp TB – Cao TB – rất cao Sản lƣợng/lần khai thác Thấp TB - cao Rất cao Sản phẩm không gỗ Thƣờng cao Thấp Rất thấp Tính đồng nhất của sản phẩm (tuổi, kích thƣớc, chủng loại..) Ít đồng nhất Đồng nhất Rất đồng nhất

Chi phí khai thác Cao Trung bình Thấp

Khai thác, vận chuyển Khó Tƣơng đối dễ Dễ Tác động do khai thác đối với thực/động vật xung quanh Cao Trung bình Thấp

Khả năng cải thiện

năng suất Thấp Thấp Cao

Sâu bệnh hại Ít Ít Nhiều

Bảo vệ, quản lý Khó Khó Dễ Diện tích đất rừng Xu hƣớng giảm Xu hƣớng giảm Xu hƣớng tăng Nguồn: Phạm Hoài Đức, 2004

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)