Ảnh hƣởng của ngƣời mua tới QLRBV, CCR và sản xuất lâm sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 74)

Việt Nam

Chứng chỉ rừng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với các công ty thu mua sản phẩm gỗ của Việt Nam. Theo quan điểm kinh doanh của một số công ty kinh doanh chuyên nghiệp có trách nhiệm phải hoạt động theo cách mà không lạm dụng mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của nó. Việc sản xuất lâm sản thì cần gỗ làm nguyên liệu. Tuy nhiên không phải tất cả gỗ đều giống nhau. Trong thế giới ngày nay, các nhà sản xuất lâm sản có trách nhiệm yêu cầu các nguyên liệu gỗ đầu vào phải đƣợc khai thác và mua bán trên cơ sở đảm bảo sản lƣợng bền vững. Đây là những gì mà ngƣời tiêu dùng và những ngƣời sản xuất trên thế giới đang quan tâm đến trách nhiệm trong việc kinh doanh các lâm sản. Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ điều nay có nghĩa là gỗ phải có nguồn gốc từ rừng đƣợc cấp chứng chỉ.

Những “ngƣời chơi” có trách nhiệm trong ngành công nghiệp nhận ra rằng chứng chỉ rừng đang trở thành một tiêu chuẩn quốc tế trong ngành công nghiệp gỗ. Do nhận thức và mối quan tâm về nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của trái đất ngày càng cao, các ngành thƣơng mại bây giờ phải nhìn vào bên trong và thay đổi chính sách và hành động của nó để đáp ứng đƣợc thách thức mới này. Những ngƣời mua ở Châu Âu là những ngƣời ủng hộ tiên phong chính sách đổi mới thị trƣờng của Việt Nam bằng làm việc tích cực với các nhà sản xuất Việt Nam đƣợc lựa chọn kĩ lƣỡng. cũng cố gắng cung cấp một dịch vụ trọn gói thông qua quá trình sản xuất trọn vẹn – từ đầu tƣ đến bán sản phẩm. rất quan tâm đến ngành lâm nghiệp có trách nhiệm với tất cả các lý do đúng đắn có thể bị đặt trong sự nguy hiểm hoặc bị đóng cửa tất cả chỉ vì do không còn nguyên liệu thô sản xuất nữa. Đây là một sự thật đơn giản, Nếu các phƣơng pháp khai thác gỗ hiện nay không đƣợc thay đổi nghiêm túc, thì tƣơng lai sẽ chẳng còn rừng nữa mà khai thác. Vì một công ty yêu cầu một lƣợng nguyên liệu thô cụ thể, không thể làm tổn hại tƣơng lai bằng việc từ chối nhìn nhận các tác động lâu dài của các hoạt động trung và ngắn hạn. Việc tham gia vào

71

chƣơng trình chứng chỉ rừng có thể đảm bảo một nhà sản xuất là nhà sản xuất có trách nhiệm và hoạt động kinh doanh lành mạnh.

Các nhà thu mua đang có quan hệ với nhiều cơ quan để làm cho tiến trình chứng chỉ rừng trở thành hiện thực và đang làm việc với các Quỹ phát triển Quốc tế của Đan mạch – DANIDA, Quỹ bảo vệ thiên nhiên - WWF, Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp Việt – Đức – GTZ…tại Việt Nam thông qua Chƣơng trình phát triển ngành kinh tế tƣ nhân. Chƣơng trình phát triển ngành kinh tế tƣ nhân tập trung vào trợ giúp các hiểu biết về sinh thái và đào tạo tại một trong những nhà máy với hi vọng điều này đó có thể đem lại trong việc trợ giúp quản lý ngành lâm nghiệp.

Cách kinh doanh của một số các đơn vị thu mua lâm sản Châu Âu là tham gia vào liên minh chiến lƣợc với các nhà sản xuất đƣợc lựa chọn cẩn thận, là những nhà sản xuất phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng nghiêm ngặt. Tất cả việc sản xuất đƣợc hợp đồng với các nhà sản xuất của Việt Nam và có các kỹ thuật viên chuyên về gỗ giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lƣợng và thời gian giao sản phẩm. luôn luôn tìm kiếm các đối tác kinh doanh với những ai mà có thể mở rộng sản xuất và các dịch vụ. Chính sách hợp tác của họ là yêu cầu các đối tác phải nhất trí trong một cam kết về chính sách. Bản cam kết về chính sách này là một điều kiện tiên quyết để xây dựng một mối quan hệ thành viên có đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp với công ty. Nó khẳng định rằng, đối tác này sẽ sẵn sàng làm việc với để trở thành nhà sản xuất hoàn toàn đƣợc cấp chứng chỉ và tôn trọng triệt để các điều kiện nguyên tắc và tiêu chí của hội đồng quản trị rừng thế giới về quản lý rừng bền vững. Điều này sẽ giảm các rủi ro nảy sinh do hiểu nhẩm hoặc bỏ xót. Bản tuyên bố có thể đƣợc sử dụng nhƣ một mô hình cho bất kì công ty nào muốn bắt đầu một liên doanh làm ăn trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Một trong những lý do quan trọng nhất vì sao những ngƣời mua Châu Âu muốn các công ty cung cấp tại Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ là do muốn đảm bảo sự sẵn có của nguyên liệu gỗ trong tƣơng lai. Đây là quan điểm của ngƣời tiêu dùng. Vì chứng chỉ rừng ngày càng trở nên cần thiết, và những ngƣời tiêu dùng bình thƣờng cũng ngày càng hiểu biết hơn sự cần thiết chỉ mua các sản phẩm có nguồn

72

gốc từ nhà sản xuất đƣợc cấp chứng chỉ, đƣờng cong về nhu cầu bắt đầu thay đổi. Khách hàng không muốn mua các hàng mộc mà họ cảm thấy chúng đƣợc sản xuất theo cách làm tổn hại đến môi trƣờng. Họ muốn các sản phẩm gỗ, giấy đƣợc sản xuất theo một cách có trách nhiệm đến môi trƣờng. Vì vậy nhu cầu về các sản phẩm không đƣợc cấp chứng chỉ đang giảm đáng kể. nếu các xu hƣớng thị trƣờng hiện nay đƣợc biểu thị thì trong vài năm tới nhu cầu sẽ ngừng lại hoàn toàn. Điều này có nghĩa là nếu một công ty chế biến lâm sản muốn tồn tại kinh doanh thì họ phải chấp nhận thay đổi cách sản xuất, do vậy họ có thể đảm bảo tính hợp pháp của các sản phẩm của họ dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rừng có trách nhiệm. Nói cách khác, công ty phải đƣợc cấp chứng chỉ nếu không họ sẽ ngừng tồn tại. Đó là sự khích lệ đầy quyền lực cho sự thay đổi. Nhiều công ty có suy nghĩ rằng hệ thống chứng chỉ rừng chỉ là một vấn đề chính trị, một cái gì đó chƣa khẩn thiết lắm, hoặc chƣa quan trọng để đƣa vào nhƣ một phần của chiến lƣợc kinh doanh. Công ty nhận thấy tính nghiêm túc của việc trở thành một nhà sản xuất đƣợc cấp chứng chỉ và chắc chắn rằng nếu không sẽ phải trả giá cho sự thiệt hại về kinh tế và chắc chắn sẽ mất đi sự tin cậy đối với các cổ đông của .

Một hệ thống chứng chỉ rừng hiệu quả yêu cầu rất nhiều thứ. Đầu tiên và cao nhất, nó yêu cầu sự hiểu biết. Nếu mọi ngƣời không hiểu biết hết các tác hại gây ra khi khai thác gỗ theo cách không phù hơp, khi mọi ngƣời không hiểu hết giá trị về kinh tế và sinh thái của tài nguyên rừng của họ thì họ sẽ không có mong muốn hoặc động lực nào để tham gia vào chƣơng trình chứng chỉ rừng nhƣ vậy. Thứ hai, chƣơng trình này yêu cầu rất nhiều sự hợp tác. Hợp tác trong các phần của nhà sản xuất cũng nhƣ là của các cơ quan chính phủ và các nhà đánh giá cấp chứng chỉ. Việt nam đã cây dựng tổ chức công tác quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Đây là một sự khởi đầu tuyệt vời. Nhƣng Việt nam còn phải làm rất nhiều. Có lẽ tại các tỉnh nên thành lập các nhóm công tác để ủng hộ và hợp tác với các vấn đề và các hoạt động của tổ công tác quốc gia. Tất nhiên bất kỳ một hệ thống chứng chỉ nào cũng phải đƣợc kiểm tra nghiêm ngặt và Việt Nam cũng có thể làm cho việc kiểm tra đƣợc mạnh mẽ và phù hợp hơn. Cơ sở hạ tầng này cần phải đƣợc xây dựng để làm cho tất cả các bên liên quan có thể tham gia quá trình chứng chỉ rừng. Sẽ

73

chẳng có ai muốn điều này nếu nó là một quá trình mang nặng tính hành chính, phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian. Quá trình đơn giản và hiệu quả sẽ trở nên thành công. Tất cả điều đó đề phải tốn tiền. Điều đó sẽ không xảy ra nếu không có sự thực hiện nghiêm tức và có đầu tƣ về tài chính. Nguồn tài trợ có thể thay đổi khác nhau, bao gồm ngân sách của chính phủ, các ngành tƣ nhân, các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ.

Các công ty thu mua từ các thị trƣờng yêu cầu cao nhƣ Châu Âu và Mỹ có thể đóng góp để làm cho chứng chỉ rừng trở thành một công cụ hiệu quả ở Việt Nam. Bằng các mô hình thí điểm ở một số tỉnh Tây nguyên chỉ ra rằng rừng một công ty nhỏ chuyên nghiệp hoàn hảo có thể hoạt động nhƣ là một chính thể có trách nhiệm. Bằng việc tham gia vào quá trình đƣợc cấp chứng chỉ, các công ty thu mua có thế xây dựng mô hình mẫu mực cho các nhà sản xuất gỗ trong khu vực. Các khách hàng khó tính sẽ không tiếp tục mua gỗ của Việt Nam trừ khi hệ thống chứng chỉ FSC đƣợc hình thành và hoạt động hiệu quả. Các khách hàng không thể để mất sự tin cậy của công chúng về sản phẩm hoàn thiện.

Vì vậy vấn đề cốt lõi ở đây là phải xây dựng nhanh một hệ thống hiệu quả có thể đẩy mạnh môi trƣờng đầu tƣ trong ngành công nghiệp đặc thù này bằng việc liên kết với các tổ chức có khả năng tài trợ việc kiểm tra hạ tầng, giám sát sự lƣu thông đồng tiền để thực hiện và duy trì một chƣơng trình chứng chỉ rừng thành công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 74)