Những yếu tố ảnh hƣởng đến QLRBV và CCR tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 68)

3.2.1 Xu hƣớng thế giới, khu vực

Theo tổng kết số liệu của FAO năm 2006 thì diện tích rừng đƣợc chứng chỉ tăng lên hơn 200% trong vòng 8 năm: diện tích rừng có chứng chỉ năm 1998 xấp xỉ 12 triệu hecta đến năm 2006 đã tăng lên tới 274 triệu hecta.

Hình 3.2 Sự phát triển Chứng chỉ rừng trên toàn cầu (ha)

Nguồn: FAO/United Nations Economic Comission for Europe (UNECE), 2006.

Forest Products Annual Market Review, 2005-2006. [34]

Mặc dù cho đến nay các quốc gia Châu Á đa số trƣờng hợp đã đạt chứng chỉ rƣ QLRBV của FSC song tham khảo này vẫn đang còn giá trị so sánh.

65

Theo báo cáo hiện trạng quản lý rừng nhiệt đới năm 2005, kết quả quản lý rừng bền vững của các nƣớc trong khu vực châu Á tính đến cuối năm 2005, nhƣ sau:

Campuchia

Khuân khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Luật Lâm nghiệp Cambodia năm 2003 bao gồn cả khuôn khổ quy chế QLRBV tại các điều 8 và 9. Khuân khổ quy định là QLRBV phải tuân thủ chính sách lâm nghiệp quốc gia và bản thân luật 2003.

Chứng chỉ rừng: Tại Cambodia, chƣa có diện tích rừng nào đƣợc cấp chứng chỉ QLRBV cho đến 2005. Chính phủ cho rằng cấp chnứg chỉ rừng là bƣớc đi đầu tiên và cũng là một trong những biện pháp QLRBV.

Diện tích rừng đƣợc quản lý bền vững: Tại Cambodia, chƣa có diện tích rừng nào, thuộc lâm phận rừng tự nhiên sản xuất ổn định đƣợc quản lý bền vững.

Fiji

Khuân khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Fiji cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững bằng việc tuân thủ các nguyên tắc của Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất năm 1992 và trở thành thành viên của tổ chức ITTO.

Chứng chỉ rừng: Tại Fiji, chƣa có diện tích rừng nào đƣợc cấp chứng chỉ rừng bền vững, nhƣng có 66.981 ha rừng trồng của Tập đoàn Gỗ cứng Fiji đang đƣợc chƣơng trình Rainforest Alliance SmartWood xem xét, đánh giá để cấp chứng chỉ theo quy chế của Hội đồng quản trị lâm nghiệp FSC

Diện tích rừng đƣợc quản lý bền vững: Trên danh nghĩa, chƣa có khu rừng tự nhiên nào đƣợc xem nhƣ lâm phận rừng sản xuất ổn định và cũng chƣa có diện tích rừng tự nhiên nào đƣợc quản lý bền vững. Ngƣợc lại, cả nƣớc có khoảng 113.000 ha rừng trồng đƣợc quy hoạch là lâm phận ổn định, trong đó có 90.000 ha còn chƣa khai thác. Phần lớn các khu rừng này đều có kế hoạch quản lý, trong đó, ít nhất có khoảng 5.000 ha đƣợc quản lý theo nguyên tắc sản lƣợng bền vững.

66

Khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Ấn Độ chƣa xây dựng đƣợc một khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững chung cho tất cả các loại rừng hiện có. Tiến trình Bhopal – India đã xây dựng bộ tiêu chuẩn và chỉ tiêu quản lý rừng bền vững cho loại rừng khô hạn dựa trên sáng kiến của Viện Quản lý Lâm nghiệp Ấn Độ vào năm 1998. Một bộ tiêu chuẩn khác cũng đang đƣợc dự án ITTO (PD 37/00) xây dựng cho loại rừng nhiệt đới.

Chứng chỉ rừng: Chƣa có một cơ quan hoặc hệ thống cấp chứng chỉ rừng chuyên trách. Chứng chỉ cho sản phẩm gỗ đƣợc sản xuất từ nguồn nguyên liệu không lấy từ rừng (gỗ cây cao su) do các cơ quan cấp chứng chỉ bên ngoài thực hiện, tuy nhiên chƣa có báo cáo chi tiết và cụ thể về vấn đề này.

Diện tích rừng đƣợc quản lý bền vững: Khoảng gần 10 triệu ha rừng thuộc lâm phận rừng sản xuất ổn định đƣợc quản lý theo kế hoạch đầy đủ, trong đó 4,8 triệu ha có thể coi là đƣợc quản lý bền vững. Diện tích rừng này bao gồm các khu bảo tồn rừng và đƣợc quản lý theo một kế hoạch dài hạn, kéo dài 30 năm. Ngoài ra, còn có 8,15 triệu ha rừng trồng đƣợc thâm canh cho mục tiêu sản xuất gỗ.

Indonesia

Khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Indonesia cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững thông qua việc trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và tham gia trực tiếp nhiều hội nghị quốc tế. Quốc gia này cũng đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chuẩn, chỉ tiêu riêng và bắt buộc thực hiện quản lý rừng bền vững.

Chứng chỉ rừng: Hệ thống cấp chứng chỉ gỗ đã đƣợc Viện Dãn dán nhãn sinh thái (Lembaga Ekolobel Indonesia – LEI) xây dựng vào năm 1993. Viện đã xây dựng tiêu chuẩn và chỉ tiêu kiểm định quản lý khai thác gỗ và dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm khai thác đó. LEI cũng xây dựng một loạt những hệ thống kiểm định khai thác và cấp chứng chỉ nhằm loại bỏ gỗ khai thác trái phép. Hệ thống này sẽ đƣợc thực hiện thông qua các cơ quan cấp chứng chỉ; LEI cũng xây dựng bộ tiêu chuẩn và chỉ tiêu cho rừng trồng, quản lý rừng cộng đồng. Ngoài ra, LEI còn xây dựng chƣơng trình đồng cấp chứng chỉ với Hội đồng quản trị Lâm nghiệp. Tính đến tháng 10 năm 2005, JCP bà FSC đã cấp chứng chỉ cho 274.598 ha rừng tự nhiên.

67

Ngoài ra còn có hai khu rừng đƣợc cấp chứng chỉ và ba khu rừng khác đang trong quá trình thẩm định.

Diện tích rừng đƣợc quản lý bền vững: Bộ lâm nghiệp đang đánh giá sự phù hợp của các khu rnừg với bộ tiêu chuẩn và chỉ tiêu. Từ năm 2002 đến năm 2004, có 38 khu vực với tổng diện tích 4,2 triệu ha đƣợc đánh gia, trong đó 25 khu, với diện tích 2.94 triệu ha, đƣợc đánh giá là phù hợp và rất phù hợp. Năm 2005, có 53 khu vực cũng đƣợc để đánh giá, nhƣng kết quả còn chƣa đƣợc công bố ( Bộ Lâm nghiệp 2005). Để tránh tình trạng đúp, ngƣời ta chỉ xác định la fcó 2,94 triệu ha rừng đƣợc quản lý bền vững. Ngoài racòn có 98.000ha rừng ở trung tâm Kalimantan cũng đang đƣợc áp dụng quản lý bền vững với sự hỗ trợ của ITTO, 1,52 triệu ha rừng Malinau đƣợc coi là quản lý rất tốt. Nếu tính rằng 70% kết quả kiểm định rừng là tốt và rất phù hợp với các tiêu chuẩn chỉ tiêu QLRBV thì nếu ƣớc đoán theo phƣơng pháp ngoại suy, cả nƣớc Indonesia có tổng cộng khoảng 32 triệu ha rừng có điều kiện nhƣ vậy.

Malaisia

Khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Chính sách lâm nghiệp quốc gia (NFP) đƣợc điều chỉnh năm 1978 và khuôn khổ cho QLRBV tuân thủ. Khuôn khổ chính sách này đƣợc chỉnh sửa vào năm 1992 nhằm thích ứng với mối quan tâm ngày càng lớn trong sự nghiệp bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn gen và sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong công cuộc bảo vệ rừng. Năm 2000, Malaixia cũng đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chuẩn và chỉ tiêu QLRBV dựa trên tiêu chuẩn và chỉ tiêu của ITTO.

Tính đến năm 2004, rừng của 8 bang với diện tích 4,67 triệu ha (bao gồm cả 171 nghìn ha rừng trồng) ở bán đảo Malaixia và 60 nghìn ở vùng Sarawak đã đƣợc kiểm định và cấp chứng chỉ quốc gia về quản lý rừng. Ngoài ra, 650.000 ha rừng cũng đang đƣợc kiểm định và có khả năng sẽ đƣợc cấp chứng chỉ. Vào tháng 10 năm 2005, Hội đồng Quản trị Lâm nghiệp FSC cũng đã chứng nhận 3 đơn vị quản lý rừng, với tổng diện tích 77,242 ha, trong đó 64,808 ha rừng tự nhiên và 12,434 ha rừng trồng (FSC, 2005). Việc CCR quốc gia của MTCC không có giá trị xuất khẩu

68

lâm sản ra thế giới đã khiến Malaysia sớm tiếp xúc với FSC để xin chứng chỉ theo tiêu chuẩn QLRBV của FSC. Tuy nhiên, CCR cấp quốc gia cũng vẫn góp phần nhận rõ năng lực QLR của chủ rừng và giúp ổn định lâm phận quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Myanma

Khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Myanma đã thực hiện một số hành động xây dựng khuôn khổ QLRBV, ví du: họ đã xây dựng tiêu chuẩn và chỉ tiêu QLRBV dựa trên tiêu chuẩn và chỉ tiêu của ITTO.

Chứng chỉ rừng: Tại Myanma chƣa có diện tích rừng nào đƣợc cấp chứng chỉ.

Diên tích rừng đƣợc quản lý bền vững: Tất cả diện tích rừng sản xuất thuộc lâm phận ổn định đều đã có kế hoạch quản lý do cục Lâm nghiệp xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của Xí nghiệp gỗ Myanma. Tính đến năm 2005, có 470.000ha rừng đã đƣợc quản lý tích cực cho mục tiêu sản xuất gỗ.

Papua New Guinea (PNG)

Khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Chính sách lâm nghiệp quốc gia của PNG đƣợc phê chuẩn năm 1991. PNG cũng điều chỉnh các tiêu chuẩn và chỉ tiêu của ITTO để làm công cụ QLRBV.

Chứng chỉ rừng: PNG có hội đồng Quản trị Lâm nghiệp quốc gia. Họ đã xây dựng đƣợc tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng quốc gia. Hiện nay, có 19,215 ha rừng tự nhiên và rừng trồng đƣợc Hội đồng quản trị lâm nghiệp cấp chứng chỉ (FSC,2005).

Diện tích rừng đƣợc quản lý bền vững: PNG đã xây dựng kế hoạch quản lý cho khoảng 5 triệu ha rừng sản xuất, trong đó ít nhất khoảng 1,5 triệu ha rừng đang đƣợc quản lý bền vững và có khả năng sẽ đƣợc cấp chứng chỉ trong tƣơng lai gần.

Philippin

Khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Hiến pháp 1987 phản ánh những quy định hƣớng chung với về những chính sách quản lý những tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý rừng dựa vào cộng đồng đƣợc coi là khuôn khổ cơ bản quản lý tài nguyên rừng. Ngày nay, cộng đồng thôn bản là những ngƣời thực hiện chủ yếu các chiến lƣợc của chƣơng trình QLRBV.

69

Chứng chỉ rừng: Ở Philippin chƣa có diện tích rừng nào đƣợc cấp chứng chỉ hoặc quản lý tốt.

Diện tích rừng đƣợc quản lý bền vững: Philippin đã xây dựng đƣợc kế hoạch quản lý cho 910.000 ha rừng thuộc lâm phận ổn định. Ƣớc tính có khoảng 76.000 ha rừng đƣợc quản lý bền vững.

Thái Lan

Khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững: Nếu xét theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, Thái Lan chƣa xây dựng đƣợc khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững cho mình. Rừng sản xuất của Thái Lan tập chung vào trồng tếc và cao su, và hiện nay chƣa có một kế hoạch tổng thể nào để phục hồi rừng tự nhiên đã bị suy thoái cho mục tiêu kinh tế. Chứng chỉ rừng: Lâm sản hợp pháp đƣợc sản xuất dựa vào nguồn nguyên liệu ngoài rừng và rừng trồng. Diện tích rừng đƣợc quản lý bền vững: Vì các hoạt động khai thác gỗ bị cấm nên hiện nay không có diện tích rừng tự nhiên nào thuộc lâm phận quốc gia đƣợc quản lý bền vững.

Cộng hòa Liên bang Nga:

Nga cũng bắt đầu quá trình QLRBV và CCR từ 1998 nhƣ Việt Nam bằng 1 Tổ công tác quốc gia (NWG), song nhờ chính sách khuyến khích mọi doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nƣớc và các giải pháp tổ chức; KH-CN phù hợp, Nga đã đạt tới mức kỷ lục về QLBVR với 27 triệu ha rừng đã đƣợc cấp chứng chỉ FM, theo tailf liệu công bố tại Đại hội FSC lần 8 tại Cape Town, Nam Phi thang 11 năm 2008, và đứng thứ 2 trên thế giới sau Canada (23 triệu hecta).

Từ những thực tế trên cho thấy QLRBC và CCR đã và đang phổ biến trên phạm vi khu vực và toàn cầu thể hiện đây là một công cụ quản lý rừng hữu hiệu đã đƣợc chứng minh và công nhận. Việt Nam muốn giữ và phát triển nguồn tài nguyên rừng thì việc xem xét áp dụng công cụ này vào thực tiễn quản lý là đi theo xu hƣớng chung, hợp lý. Hơn nữa để đáp ứng đƣợc nhu cầu về gỗ có chứng chỉ cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; tăng cao giá thành sản phẩm cho ngƣời trồng rừng, đáp ứng yêu cầu của các thị trƣờng nhập khẩu về nguồn gốc gỗ thì QLRBV và CCR là giải pháp đúng đắn cho ngành công nghiệp rừng của Việt Nam.

70

3.2.2 Tác động thị trƣờng

3.2.2.1 Ảnh hƣởng của ngƣời mua tới QLRBV, CCR và sản xuất lâm sản Việt Nam Việt Nam

Chứng chỉ rừng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với các công ty thu mua sản phẩm gỗ của Việt Nam. Theo quan điểm kinh doanh của một số công ty kinh doanh chuyên nghiệp có trách nhiệm phải hoạt động theo cách mà không lạm dụng mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của nó. Việc sản xuất lâm sản thì cần gỗ làm nguyên liệu. Tuy nhiên không phải tất cả gỗ đều giống nhau. Trong thế giới ngày nay, các nhà sản xuất lâm sản có trách nhiệm yêu cầu các nguyên liệu gỗ đầu vào phải đƣợc khai thác và mua bán trên cơ sở đảm bảo sản lƣợng bền vững. Đây là những gì mà ngƣời tiêu dùng và những ngƣời sản xuất trên thế giới đang quan tâm đến trách nhiệm trong việc kinh doanh các lâm sản. Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ điều nay có nghĩa là gỗ phải có nguồn gốc từ rừng đƣợc cấp chứng chỉ.

Những “ngƣời chơi” có trách nhiệm trong ngành công nghiệp nhận ra rằng chứng chỉ rừng đang trở thành một tiêu chuẩn quốc tế trong ngành công nghiệp gỗ. Do nhận thức và mối quan tâm về nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của trái đất ngày càng cao, các ngành thƣơng mại bây giờ phải nhìn vào bên trong và thay đổi chính sách và hành động của nó để đáp ứng đƣợc thách thức mới này. Những ngƣời mua ở Châu Âu là những ngƣời ủng hộ tiên phong chính sách đổi mới thị trƣờng của Việt Nam bằng làm việc tích cực với các nhà sản xuất Việt Nam đƣợc lựa chọn kĩ lƣỡng. cũng cố gắng cung cấp một dịch vụ trọn gói thông qua quá trình sản xuất trọn vẹn – từ đầu tƣ đến bán sản phẩm. rất quan tâm đến ngành lâm nghiệp có trách nhiệm với tất cả các lý do đúng đắn có thể bị đặt trong sự nguy hiểm hoặc bị đóng cửa tất cả chỉ vì do không còn nguyên liệu thô sản xuất nữa. Đây là một sự thật đơn giản, Nếu các phƣơng pháp khai thác gỗ hiện nay không đƣợc thay đổi nghiêm túc, thì tƣơng lai sẽ chẳng còn rừng nữa mà khai thác. Vì một công ty yêu cầu một lƣợng nguyên liệu thô cụ thể, không thể làm tổn hại tƣơng lai bằng việc từ chối nhìn nhận các tác động lâu dài của các hoạt động trung và ngắn hạn. Việc tham gia vào

71

chƣơng trình chứng chỉ rừng có thể đảm bảo một nhà sản xuất là nhà sản xuất có trách nhiệm và hoạt động kinh doanh lành mạnh.

Các nhà thu mua đang có quan hệ với nhiều cơ quan để làm cho tiến trình chứng chỉ rừng trở thành hiện thực và đang làm việc với các Quỹ phát triển Quốc tế của Đan mạch – DANIDA, Quỹ bảo vệ thiên nhiên - WWF, Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp Việt – Đức – GTZ…tại Việt Nam thông qua Chƣơng trình phát triển ngành kinh tế tƣ nhân. Chƣơng trình phát triển ngành kinh tế tƣ nhân tập trung vào trợ giúp các hiểu biết về sinh thái và đào tạo tại một trong những nhà máy với hi vọng điều này đó có thể đem lại trong việc trợ giúp quản lý ngành lâm nghiệp.

Cách kinh doanh của một số các đơn vị thu mua lâm sản Châu Âu là tham gia vào liên minh chiến lƣợc với các nhà sản xuất đƣợc lựa chọn cẩn thận, là những nhà sản xuất phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng nghiêm ngặt. Tất cả việc sản xuất đƣợc hợp đồng với các nhà sản xuất của Việt Nam và có các kỹ thuật viên chuyên về gỗ giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lƣợng và thời gian giao sản phẩm. luôn luôn tìm kiếm các đối tác kinh doanh với những ai mà có thể mở rộng sản xuất và các dịch vụ. Chính sách hợp tác của họ là yêu cầu các đối tác phải nhất trí trong một cam kết về chính sách. Bản cam kết về chính sách này là một điều kiện tiên quyết để xây dựng một mối quan hệ thành viên có đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp với công ty. Nó khẳng định rằng, đối tác này sẽ sẵn sàng làm việc với để trở thành nhà sản xuất hoàn toàn đƣợc cấp chứng chỉ và tôn trọng triệt để các điều kiện nguyên tắc và tiêu chí của hội đồng quản trị rừng thế giới về quản lý rừng bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam (Trang 68)