Pháp luật về vận động hành lang ở Mỹ

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 41)

Có thể nói, Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về sự “náo nhiệt” trong hoạt động vận động hành lang. Vận động hành lang là nghề ra đời dường như cùng với sự ra đời của nước Mỹ, cho đến nay hoạt động này đã trở thành một thói quen chính trị, một nét đặc trưng của chính giới Hoa Kỳ. Nghề vận động hành lang ở Mỹ phát triển tới mức có cả một phố giành riêng cho các công ty chuyên vận động hành lang. Đến Washington D.C, người ta có thể dễ dàng tìm thấy Phố K (K-stress), nơi đặt trụ sở của hàng loạt các công ty vận động hành lang tầm cỡ như Livingston, Jones Walker, Waechter,

Poitevent&Denegre... Phố K trở thành biểu trưng của ngành công nghiệp vận động hành lang của nước Mỹ, giống như Phố Wall được xem là biểu trưng của thị trường tài chính - tiền tệ.

Cơ sở cho sự ra đời của hoạt động vận động hành lang được bắt nguồn từ chính Hiến pháp Mỹ với quy định Quốc hội sẽ không xây dựng một đạo luật nào để hạn chế quyền của dân chúng được hội họp ôn hoà và đưa lên Chính phủ các điều thỉnh cầu bày tỏ nỗi bất bình của họ. Tuy nhiên, sau khi Quốc hội Mỹ ban hành Nghị quyết cấm các cá nhân, tổ chức tiến hành việc đệ trình trực tiếp các kiến nghị lên Quốc hội, các nhóm lợi ích trong xã hội Mỹ nhận ra rằng, cần có một phương thức nào đó để các kiến nghị của họ được các nghị sỹ chú ý. Và nghề vận động hành lang ở nước này đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân quan trọng nữa khiến cho sự ra đời, tồn tại và không ngừng phát triển của nghề vận động hành lang ở Mỹ là chế độ đa đảng và các quy định liên quan đến hoạt động lập pháp của Nghị viện.

Ở Mỹ có nhiều văn bản pháp luật thừa nhận và quy định các hoạt động vận động hành lang.

Đạo luật quan trọng nhất điều chỉnh các hoạt động vận động hành lang trong nước ở Mỹ là Luật Liên bang về hoạt động vận động hành lang (The Federal Regulation of Lobbying Act) (FRLA) được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1946. Đạo luật này quy định tổ chức, cá nhân hoạt động vận động hành lang phải: (1) đăng ký với Tổng thư ký của Hạ viện và Thượng viện; (2) thường xuyên giải trình chi tiết về vấn đề tài chính; (3) hàng quý phải gửi báo cáo về các hoạt động vận động hành lang của mình cho Thư ký của Hạ viện và Thượng viện. Với đạo luật này, trên thực tế, các hoạt động vận động hành lang đã được công nhận là hợp pháp.

Ngày 19 tháng 12 năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký ban hành Đạo luật về công khai hóa hoạt động vận động hành lang (Lobbying Disclosure Act of 1995) (LDA) điều chỉnh các mối quan hệ trong và ngoài nước ở Mỹ.

Khoản 8 Mục 3 Đạo luật công khai hóa hoạt động vận động hành lang 1995 thì:

Vận động hành lang được hiểu là quá trình giao tiếp bằng văn bản hoặc bằng lời nói (bao gồm cả giao tiếp điện tử) với giới chức cơ quan hành pháp hoặc giới chức cơ quan lập pháp được thực hiện với danh nghĩa đại diện cho thân chủ xét về:

(1) Việc thiết lập, sửa đổi hoặc thông qua pháp luật Liên bang (bao gồm cả dự thảo luật);

(2) Việc thiết lập, sửa đổi hoặc thông qua quy tắc, mệnh lệnh của Chính phủ hoặc chương trình, chính sách, quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ;

(3) Việc quản lý thực thi chương trình, chính sách liên bang hoặc quản lý hợp đồng, khoản trợ cấp, khoản vay, giấy phép hoặc

(4) Sự đề cử hoặc xác nhận cá nhân vào các vị trí liên quan thuộc thẩm quyền của Thượng Nghị viện [13].

Giới chức cơ quan lập pháp là thuật ngữ dùng để chỉ:

(1) Thành viên Quốc hội,

(2) Một quan chức được bầu vào Thượng Nghị viện hoặc Hạ Nghị viện hoặc

(3) Bất kỳ một nhân viên hoặc cá nhân nào thực hiện phận sự của một thành viên Quốc hội, Ủy viên một Ủy ban của Thượng Nghị

viện hoặc Hạ Nghị viện, đội ngũ lãnh đạo của một trong hai viện, Ủy viên liên kết của Quốc hội, thành viên trong nhóm làm việc hoặc trong cuộc họp kín của ban lãnh đạo được tiến hành nhằm đưa ra những hỗ trợ lập pháp đối với thành viên Quốc hội; và

(5) Bất kỳ nhân viên trong lĩnh vực lập pháp khác giữ chức vụ như được quy định trong mục 109(13) của Nguyên tắc xử thế trong đạo luật Chính phủ 1978 (5 U.S.C. App.) [13].

Luật cũng đưa ra định nghĩa về người vận động hành lang, theo đó bất kỳ cá nhân nào được khách hàng thuê bằng tiền hoặc thù lao dưới hình thức khác để làm những công việc vận động hành lang, trừ những cá nhân có hoạt động vận động hành lang chiếm chưa tới 20% tổng thời gian tham gia vào toàn bộ công việc cá nhân đó thực hiện cho khách hàng trong 6 tháng.

Luật công khai hóa hoạt động vận động hành lang năm 1995 quy định cụ thể việc công khai, minh bạch trong vận động hành lang. Theo đó, chậm nhất là sau 45 ngày, kể từ khi người vận động hành lang thực hiện cuộc vận động đầu tiên hoặc được thuê để thực hiện cuộc vận động, tại bất kỳ thời điểm nào trước thời hạn này, người vận động hành lang phải đăng ký với Ban thư ký của Thượng nghị viện và Thư ký của Hạ nghị viện. Bản đăng ký gồm những nội dung sau:

(1) Tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại kinh doanh, nơi làm việc của người đăng ký, bản cáo bạch hoạt động kinh doanh;

(2) Tên tuổi, địa chỉ, nơi làm việc của khách hàng của người đăng ký, bản cáo bạch hoạt động kinh doanh (nếu khác so với đoạn (1)); (3) Bản báo cáo các vấn đề chung mà người đăng ký mong muốn tham gia trong cuộc vận động hành lang đại diện cho khách hàng;

và bản báo cáo về những vấn đề cụ thể đã được giải quyết hoặc có thể giải quyết được trong cuộc vận động;

(4) Tên từng người được thuê của người đăng ký đóng vai trò vận động hàng lang hoặc người mà người đăng ký hy vọng sẽ đóng vai trò đó đại diện cho thân chủ, nếu bất kỳ người được thuê nào là quan chức ngành hành pháp hoặc lập pháp trong 2 năm trước ngày anh ta thực hiện lần đầu tiên công việc vận động hành lang được thuê (sau ngày ban hành đạo luật này) với tư cách đại diện cho thân chủ [13].

Sau khi hoàn tất việc đăng ký, người đăng ký vận động hành lang không được làm việc cho khách hàng khác. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, nhà vận động hành lang có nghĩa vụ báo cáo trước Tổng thư ký Thượng nghị viện và Hạ nghị viện 6 tháng một lần. Theo quy định tại mục 5 của Luật, trong thời hạn 45 ngày sau thời hạn 6 tháng tính từ ngày đầu tiên của mỗi tháng 1 và ngày đầu tiên của tháng 7 hàng năm, người đăng ký vận động hành lang phải trình báo cáo trước Tổng thư ký Thượng nghị viện và Hạ nghị viện về các hoạt động vận động hành lang trong suốt thời gian đó. Một bản báo cáo riêng cũng được gửi cho mỗi khách hàng. Nội dung báo cáo bao gồm:

(1) Tên người đăng ký, tên khách hàng và bất kỳ sự thay đổi nào hoặc những thông tin cập nhật cho bản đăng ký ban đầu;

(2) Với mỗi vấn đề mà người đăng ký tham gia vận động đại diện cho khách hàng trong thời gian 6 tháng:

(A) Danh sách những công việc cụ thể mà người vận động được thuê thực hiện với tính khả thi cao nhất, danh sách số đơn thư, chứng từ và những văn bản liên quan đến tố tụng của cơ quan hành pháp;

(B) Bản thông báo của nghị viện và cơ quan liên bang mà những người vận động hàng lang được người đăng ký thuê đại diện cho khách hàng có được;

(C) Danh sách những người được thuê làm vận động hàng lang đại diện cho khách hàng; và

(D) Bản trình bày chi tiết lợi ích, nếu có, của bất kỳ thực thể nước ngoài nào đã xác định đối với những vấn đề cụ thể được liệt kê theo tiểu đoạn (A); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Trong trường hợp hãng tham gia vận động, phải đưa ra bản đánh giá công bằng về tổng số tiền thu nhập từ khách hàng (bao gồm bất kỳ khoản chi trả nào cho người đăng ký do người khác chịu trách nhiệm để vận động hành lang với tư cách là khách hàng) trong thời gian 6 tháng, loại trừ thu nhập về những lĩnh vực không liên quan đến công việc vận động; và

(4) Trong trường hợp người đăng ký tham gia vào cuộc vận động hành lang với tư cách của chính người đại diện ấy, thì phải có bản đánh giá minh bạch tổng chi phí mà người đăng ký và những người làm việc cho anh ta gánh chịu trong hoạt động vận động hàng lang trong thời gian 6 tháng.

(5) Ước tính thu nhập hoặc chi phí, nếu tổng số vượt quá 10.000 đôla thì phải làm tròn đến 20.0000 đôla; nếu thu nhập hoặc chi phí không vượt quá 10.000 đôla thì người đăng ký phải trình kèm theo bản công bố thu nhập hoặc chi phí tổng cộng chưa tới 10.000 đôla trong thời gian lập báo cáo [13].

Người vận động hành lang có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật, nếu vi phạm thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà chịu phạt tiền không quá 50.000 đôla.

Bên cạnh Luật công khai hóa hoạt động vận động hành lang, ở Mỹ còn có đạo luật để điều chỉnh các hoạt động vận động hành lang nước ngoài ở Mỹ là Luật đăng ký đại diện nước ngoài (the Foreign Agents Registration Act) được ban hành năm 1938 (FARA). Luật này quy định tổ chức, cá nhân đại diện cho chính phủ nước ngoài tham gia vào các hoạt động như phổ biến, tuyên truyền hoặc bất cứ hoạt động nào gây ảnh hưởng đến dư luận Mỹ, với các cơ quan, quan chức Chính phủ, Quốc hội Mỹ trong việc hoạch định hoặc thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ thì đều phải đăng ký.

Theo Luật đăng ký đại diện nước ngoài, những thể nhân đại diện cho bên nước ngoài hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ phải đăng ký với Bộ Tư pháp và điền vào một bản khai về mục đích đại diện, thu nhập và chi tiêu cho các hoạt động này. Luật đăng ký đại diện nước ngoài chỉ yêu cầu các thể nhân nước ngoài đăng ký và khai báo những hoạt động của mình chứ không quy định hạn chế phạm vi hoạt động của các thể nhân này.

Theo Luật đăng ký đại diện nước ngoài, chủ thể nước ngoài được định nghĩa là tất cả các chính phủ nước ngoài, ngoài ra khái niệm này còn được áp dụng cho:

(1) Các đảng phái chính trị nước ngoài;

(2) Một cá nhân hay tổ chức ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, trừ trường hợp đó là công dân Hoa Kỳ;

(3) Một tổ chức, công ty hoạt động trên lãnh thổ Hoa Kỳ được thành lập theo luật của nước ngoài.

Định nghĩa thứ hai mà Luật đăng ký đại diện nước ngoài đưa ra cũng quan trọng đó là thể nhân nước ngoài. Theo đó, một thể nhân nước ngoài là một cá nhân hay một công ty, tổ chức hoạt động theo yêu cầu hoặc dưới sự chỉ đạo của một chủ thể nước ngoài tham gia vào các hoạt động dưới đây:

(1) Hoạt động chính trị phục vụ cho lợi ích của chủ thể nước ngoài. Hoạt động chính trị có nghĩa là những hoạt động được thực hiện với sự tin tưởng là sẽ tác động tới các cá nhân hoặc tổ chức trong chính phủ Hoa Kỳ liên quan tới việc hoạch định các chính sách đối nội và đối ngoại của nước này;

(2) Hoạt động công chúng phục vụ cho chủ thể nước ngoài;

(3) Đại diện cho lợi ích của chủ thể nước ngoài trong quan hệ với các cá nhân và tổ chức trong chính phủ Hoa Kỳ [13].

Tuy nhiên, theo Luật đăng ký đại diện nước ngoài thì các đối tượng sau đây phải đăng ký hoạt động: (1) các nhà ngoại giao hoặc các quan chức của chính phủ nước ngoài; (2) những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc quyên tiền hoặc gây quỹ cho những mục tiêu nhân đạo; (3) những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào các hoạt động tôn giáo, khoa học và nghệ thuật.

Theo đạo luật về công khai hóa hoạt động liên quan đến vận động hành lang, các thể nhân nước ngoài phải cung cấp những thông tin sau cho cơ quan chức năng của Hoa Kỳ:

(1) Họ tên, nơi ở và nơi làm việc; (2) Quốc tịch của thể nhân;

(3) Báo cáo tổng thể về nội dung hoạt động của tổ chức, bao gồm cả danh sách nhân viên và hợp đồng làm việc của họ;

(4) Số lượng và thời gian nhận và tiêu tiền của chủ thể nước ngoài gửi tới;

(5) Thông tin cụ thể về tất cả các hoạt động của thể nhân đăng ký bao gồm cả ngày tháng và địa điểm gặp gỡ với những người được vận động hành lang [13].

Bên cạnh các quy định về mặt pháp lý, hoạt động vận động hành lang còn chịu sự ràng buộc bởi các chuẩn mực khác để bảo đảm tính minh bạch cho nghề này. Các nhà thiết kế chính sách của Quốc hội Mỹ đã xây dựng các quy tắc đạo đức đối với nghị sỹ, quan chức và nhân viên của họ nhằm đảm bảo tính hợp pháp trong các quan hệ của họ với các chuyên gia vận động hành lang, như những quy định liên quan đến việc nhận quà biếu, phát biểu trước đám đông về các vấn đề có liên quan đến lợi ích của một nhóm, một tổ chức nhất định... Thêm vào đó, pháp luật hình sự Mỹ cũng có quy định các tội danh nhận hối lộ và các khoản thu nhập bất hợp pháp của các quan chức liên bang nhằm ngăn chặn các hoạt động vận động hành lang trái pháp luật, các hành vi đưa hối lộ dưới hình thức đóng góp cho các cuộc tranh cử... Bản thân Liên đoàn các chuyên gia vận động hành lang của Hoa Kỳ (American League of Lobbyist) cũng xây dựng một bộ quy tắc đạo đức (Code Of Ethics), trong đó có quy định những việc không nên làm đối với các chuyên gia vận động hành lang.

Ở Mỹ, mọi người đều cho rằng vận động hành lang là một nghề hay còn được gọi là một dạng “công nghệ” hái ra tiền. Khả năng kiếm lợi bằng nghề vận động hành lang cũng tương tự như khả năng kiếm tiền bằng nghề môi giới chứng khoán trên thị trường Phố Wall vậy. Sau đây là một vài số liệu để minh chứng cho sức mạnh của nghề vận động hành lang ở Mỹ:

- 34.785 văn phòng vận động hành lang được ghi nhận tại Washington vào năm 2005, tăng hơn gấp đôi trong vòng năm năm.

- 2,1 tỉ đô la là số tiền mà các doanh nghiệp và các nhóm gây áp lực chi ra trong năm 2004 để “vận động hành lang” tại Quốc hội Mỹ và các cấp chính quyền; năm 2000, con số này chỉ là 1,6 tỉ đô la.

- 300.000 đô la là mức lương khởi điểm năm mà một doanh nghiệp có thể trả cho một nhà vận động hành lang có tài năng hoặc có quen biết lớn.

Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 4.000 nhà vận động hành lang đăng ký hoạt động [24]. Các chuyên gia vận động hành lang và các công ty vận động hành lang hoạt động khá sôi nổi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Mỹ. Số liệu thống kê từ 1998 - 2004 của truyền hình CBS cho ta thấy điều đó [7]:

Các vấn đề lobby Số hãng lobby

Ngân sách 6.800

Bảo vệ sức khỏe 4.100

Quốc phòng 3.700 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế 3.500

Phương tiện giao thông 3.300

Bảo vệ môi trường 2.760

Quan hệ quốc tế 1.123

Dân nhập cư 825

Trong giai đoạn 1998 đến năm 2004, các khách hàng trong nước lớn của ngành công nghiệp vận động hành lang Mỹ là Hội đồng Thương mại Mỹ với 204,6 triệu đôla; Tổng công ty Điện lực Mỹ (94,1 triệu đôla), Hiệp hội Y tế Mỹ với 92,5 triệu đôla, Tổ hợp Công nghiệp Quân sự Northrop Grumman với 83,4 triệu đôla.

Có thể nói, lịch sử của nghề vận động hành lang ở Mỹ gắn bó chặt chẽ với những bước thăng trầm của Quốc hội nước này. Có giai đoạn, vận động hành lang từng được coi là một trong những hoạt động làm “lũng đoạn

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 41)