Cách thức xử lý thông tin tại Quốc hội

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 75)

3.1.2.1. Tập hợp, tổng hợp và xử lý ý kiến tham gia vào dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội

Theo quy định hiện hành, các ý kiến đóng góp của nhân dân, của đại biểu Quốc hội về dự án luật phải được các cơ quan, tổ chức tập hợp, tổng hợp đầy đủ và gửi về Văn phòng Quốc hội. Thông thường thì các cơ quan, tổ chức ở trung ương có báo cáo tổng hợp ý kiến của ngành mình, tổ chức mình; còn ở cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân có báo cáo tổng hợp ý kiến của nhân dân, cơ quan, tổ chức ở địa phương; Đoàn đại biểu Quốc hội cũng có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm tra có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến của nhân dân, ý kiến của đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội và gửi đến cơ quan trình dự án và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Trên cơ sở bản tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý về dự thảo luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua.

3.1.2.2. Thu thập và xử lý ý kiến, kiến nghị của cử tri

Hình thức này chủ yếu được thực hiện bởi đại biểu Quốc hội trong các lần tiếp xúc với cử tri ở đơn vị bầu cử, được đoàn đại biểu Quốc hội tập hợp, tổng hợp gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội trong mỗi kỳ họp Quốc hội. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, đại biểu Quốc hội có thể tự mình phản ánh trực tiếp các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp Quốc hội thông qua ý kiến phát biểu thảo luận và thực hiện quyền chất vấn. Trên thực tế, việc tiếp thu, xử lý các ý kiến, kiến nghị của nhân dân còn tùy thuộc vào lĩnh vực phụ trách của mỗi cơ quan của Quốc hội đối với từng vấn đề cụ thể. Cho đến nay, việc xử lý những ý kiến, kiến nghị của nhân dân trong lĩnh vực này chưa được tiến hành theo một cơ chế thống nhất, tập trung bởi một cơ quan chuyên môn của Quốc hội.

Ngoài ra, Quốc hội còn tiếp nhận và xử lý ý kiến, kiến nghị của nhân dân thông qua báo cáo phản ánh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo đó, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo kết quả các cuộc tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc và tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu quan tâm với Đoàn đại biểu Quốc hội chậm nhất là năm ngày sau cuộc tiếp xúc. Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập hợp, tổng hợp, phân loại các ý kiến, kiến nghị của cử tri để chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuẩn bị báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội đối với cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ

họp và chậm nhất là ba mươi ngày sau ngày kết thúc kỳ họp Quốc hội đối với cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội xem xét Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của công dân cả nước trong cuộc bầu cử đại biểu

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 75)