Pháp luật về vận động hành lang ở Đức

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 65)

Quốc hội Đức có quy tắc cụ thể được thể hiện trong phụ lục của Các quy tắc trình tự, quy định rằng các nhóm muốn thể hiện hay bảo vệ lợi ích của họ trước Quốc hội hay trước Chính phủ liên bang cần phải được đăng ký; danh sách các tổ chức đã đăng ký bao gồm một số thông tin như tên và địa chỉ được phát hành hàng năm.

Theo phụ lục 2 của các quy tắc thủ tục Quốc hội Đức thì mỗi năm sẽ công khai một danh sách các nhóm muốn bày tỏ hay bảo vệ lợi ích của họ trước Quốc hội Đức hay Chính phủ Liên bang. Đại diện của các nhóm áp lực cần phải đăng ký trước khi họ được tham gia điều trần với các Ủy ban của

Quốc hội hoặc được cấp giấy thông hành cho phép họ vào các tòa nhà của Quốc hội.

Họ phải cung cấp các thông tin như: tên, địa vị trong nhóm; cơ cấu của ban giám đốc và ban quản trị; lĩnh vực quan tâm; số lượng thành viên; tên của các đại diện được chỉ định; địa chỉ văn phòng của hiệp hội hay nhóm tại nơi đặt Quốc hội hay tại nơi đặt trụ sở của Chính quyền Liên bang.

Tuy nhiên, danh sách công khai không có giá trị pháp lý nào. Mục đích của danh sách này là để làm rõ các nhóm áp lực trong lĩnh vực vận động Quốc hội và thu thập thông tin phục vụ công tác Quốc hội cũng như công tác của các Ủy ban của Quốc hội và để sẵn sàng cung cấp thông tin này nếu có yêu cầu. Việc đăng ký không cho phép một nhóm được đối xử đặc biệt hoặc không cho phép nó được tham khảo ý kiến tại các cuộc họp của Quốc hội. Quốc hội Đức có thể đơn phương tuyên bố hủy bỏ một giấy phép ra vào nào đó và Quốc hội cũng như các Ủy ban của Quốc hội có thể mời các tổ chức hay chuyên gia không có trong danh sách đăng ký đến dự các cuộc họp nếu thấy cần thiết (Danh sách được công bố trong công báo liên bang (Bundesgetzblatt) năm 1996 gồm 1614 nhóm áp lực).

Ngoài ra, cũng tương tự như ở Áo, một phần quan trọng trong số các nghị sỹ Đức là thành viên của các Nghiệp đoàn hay hiệp hội các ông chủ nên thông qua quan hệ cá nhân và chính trị, các nhóm lợi ích hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 65)