Vận động hành lang phải bảo đảm tính công khai, minh bạch

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 31)

Nhà vận động hành lang là người vừa cung cấp thông tin, vừa dùng các lợi ích vật chất và tinh thần để có được sự quan tâm, ủng hộ của quan chức hành chính và các nhà lập pháp nên các nhà vận động hành lang có khả năng điều tiết dư luận có lợi cho những chính sách vì lợi ích của họ. Đây là một nhu cầu của xã hội và hoạt động này có tác động lớn đến chính sách, pháp luật của Nhà nước nên cần phải có sự kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên trong vận động hành lang là công khai, minh bạch. Theo nguyên tắc này, các nhà vận động hành lang phải phải đăng ký với cơ

quan có thẩm quyền, nêu rõ tên tuổi khách hàng và vấn đề mà họ dự tính sẽ vận động các nhà lập pháp.

Ở Mỹ, pháp luật quy định các nhà vận động hành lang phải đăng ký, phải công khai hóa các khách hàng, các cuộc tiếp xúc, công khai hóa các vấn đề vận động hành lang và số tiền công được chi trả.... Chẳng hạn, theo quy định của đạo luật về công khai hóa hoạt động vận động hành lang thì chậm nhất là sau 45 ngày, kể từ khi người vận động hành lang thực hiện cuộc vận động đầu tiên hoặc được thuê để thực hiện cuộc vận động, tại bất kỳ thời điểm nào trước thời hạn này, người vận động hành lang phải đăng ký với Tổng thư ký của Thượng viện và Tổng thư ký của Hạ viện; nếu không đăng ký, người vận động hành lang có thể bị phạt tới 50.000 đô la. Đồng thời, họ phải thực hiện chế độ báo cáo hai lần một năm về các nội dung hoạt động và vụ việc mà mình tham gia. Nội dung báo cáo phải tường trình các nguồn tài chính và mức độ sử dụng, phải công khai hóa danh sách khách hàng, các cuộc tiếp xúc, những vấn đề đã vận động và số tiền công được chi trả. Các thượng nghị sỹ và nhân viên Văn phòng Thượng viện không được nhận quà hoặc chiêu đãi trị giá trên 100 đô la mỗi người mỗi năm, không được tham dự những chuyến đi giải trí do tư nhân đài thọ,... Riêng đối với các hoạt động vận động hành lang đại diện cho các Chính phủ nước ngoài, theo quy định của đạo luật đăng ký tác nhân nước ngoài, nhà vận động hành lang phải báo cáo trực tiếp cho Bộ Tư pháp Mỹ. Mục đích của các quy định này không phải là ngăn cản việc vận động hàng lang, mà ngược lại khuyến khích họ tiến hành công việc đó một cách công khai, minh bạch, đặt các quan hệ này dưới sự giám sát của Quốc hội và công luận.

Ở Cô ̣ng hoà Liên bang Đức , đa ̣o luâ ̣t ngày 21 tháng 09 năm 1972 quy đi ̣nh các nhóm lợi í ch phải đăng ký với Chủ ti ̣ch Quốc hô ̣i liên bang nói rõ lý do hoạt động , cơ cấu của nhóm , tên của những người lãnh đa ̣o và đa ̣i diê ̣n .

Đổi lại, những đa ̣i diê ̣n của nhóm có thể đến Nghi ̣ viê ̣n , có những tiếp xúc cần thiết và khi cần được mời tham gia các cuô ̣c nói chuyê ̣n của các Uỷ ban của Quốc hô ̣i.

Ở Québec, Canada, Luật về đạo đức và tính minh bạch trong vận động hành lang quy định: không ai được phép vận động hành lang các quan chức của cơ quan lập pháp, hành pháp, chính quyền địa phương mà không có đăng ký; không ai được nhận lợi nhuận phi pháp thông qua các hoạt động vận động hành lang. Các nhà vận động hành lang không được nhận tiền hoa hồng từ hợp đồng, tiền trợ cấp hay bất kỳ lợi nhuận nào từ nhà cầm quyền, người được uỷ quyền hoặc thông qua doanh nghiệp, tổ chức mà người vận động hành lang đang đại diện hoặc cho người thứ ba có quan hệ với người vận động hành lang chiếu theo Bộ luật thuế. Đồng thời, những người thứ ba, doanh nghiệp hay tổ chức cũng không được phép nhận hợp đồng, tiền trợ cấp hay lợi nhuận đó [14].

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 31)