Pháp luật về vận động hành lang ở Anh

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 61)

Ở Anh, có rất nhiều quy định thành văn (chẳng hạn như các quy tắc hành xử) liên quan tới các quan hệ của nghị sỹ với các lợi ích bên ngoài. Tuy nhiên, phần nhiều các quy định này liên quan tới các lợi ích tài chính của chính bản thân các nghị sỹ cũng như hành vi cá nhân của họ hơn là về việc kiểm soát các lợi ích của bên thứ ba. Phần lớn các đề xuất là làm sao phù hợp với truyền thống của nước Anh được thực hiện tại các phương tiện thông tin

đại chúng, được có tiếng nói về một lợi ích khi tham gia tranh cãi liên quan đến lợi ích đó.

Cơ sở của thông lệ luật hiện hành được đề ra vào tháng 10/1994 khi Thủ tướng John Major thành lập ra cái gọi là Ủy ban Nolan (Ủy ban về các Tiêu chuẩn trong Đời sống công) để nghiên cứu các mối quan tâm hiện nay về tiêu chuẩn hành vi của tất cả những lãnh đạo các cơ quan công quyền, bao gồm việc vận hành các hoạt động tài chính và thương mại và đề xuất các thay đổi cơ chế hiện nay để đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm khiết của công chức trong bộ máy công quyền.

Thượng nghị viện

Không có bản đăng ký chính thức hay danh sách công khai các nhà vận động hành lang muốn thể hiện các lợi ích của họ hay bảo vệ lợi ích của họ tại Thượng nghị viện và không có quy tắc hay bộ luật hành vi nào áp dụng cho những người vận động hành lang. Nói chung, Thượng viện chỉ có cơ sở vật chất phục vụ cho các thượng nghị sỹ chứ không có cơ sở vật chất dành cho những người vận động hành lang hay các nhóm lợi ích, mặc dù các nghị sỹ được hỗ trợ các nhóm lợi ích tại Thượng viện để phục vụ cho các cuộc họp và thực thi chức năng của mình.

Tháng 11/1995, Thượng viện đồng ý lập Bản đăng ký các lợi ích của nghị sỹ theo đề xuất của Ủy ban Thủ tục. Ủy ban này đã nghiên cứu vấn đề này từ trước vào năm 1995. Bản đăng ký này được chia thành 3 mục: Mục 1 là bắt buộc và liệt kê các thượng nghị sỹ được trả tiền để cung cấp tư vấn về các vấn đề Quốc hội cho bên ngoài; mục 2 là bắt buộc và liệt kê các thượng nghị sỹ có lợi ích tài chính tại các công ty vận động hành lang; và cuối cùng mục 3 là tùy chọn và thể hiện các lợi ích khác (tài chính hoặc phi tài chính)

mà các thượng nghị sỹ đã chọn đăng ký. Bản đăng ký này được xuất bản hằng năm.

Theo quy định chung, các thượng nghị sỹ phải luôn phát ngôn cho chính bản thân họ và không cho bất kỳ một lợi ích bên ngoài nào. Các thượng nghị sỹ được trả lương vì cung cấp tư vấn hoặc có lợi ích tài chính tại các công ty vận động hành lang sẽ bị cấm phát biểu, bỏ phiếu hay vận động dưới tư cách đại diện cho thân chủ của họ. Hoạt động của Bản đăng ký các lợi ích do một tiểu ban của Ủy ban Đặc quyền Thượng nghị viện giám sát. Tiểu ban này sẽ điều tra tất cả các cáo buộc về một thượng nghị sỹ nào đó vi phạm các quy định mới.

Hạ nghị viện

Báo cáo của Ủy ban Nolan được thông qua vào tháng 5/1995 đã không đề xuất việc đăng ký bắt buộc đối với các nhà vận động hành lang nhưng có đề nghị Hạ nghị viện lập tức cấm các hạ nghị sỹ tham gia vào các hợp đồng có liên quan đến vai trò nghị sỹ của họ để thực hiện dịch vụ cho hoặc thay mặt cho các tổ chức cung cấp dịch vụ các vấn đề Quốc hội có thu phí cho nhiều khách hàng hoặc cấm duy trì các quan hệ trực tiếp hay tích cực với các công ty hay một phần của các công ty lớn cung cấp dịch vụ này.

Tuy nhiên, Ủy ban về Tiêu chuẩn và Đặc quyền của Hạ nghị viện được chỉ định để xem xét các đề xuất của Ủy ban Nolan đã thấy rằng không thể định nghĩa rõ ràng và thỏa đáng về nhà vận động hành lang để phân biệt rạch ròi họ với các hình thức công việc khác bên ngoài Quốc hội. Thay vào đó, họ muốn đề xuất mức độ công khai lớn hơn các nguồn tài chính của các nghị sỹ có liên quan tới việc “cung cấp dịch vụ với tư cách và quyền năng của nghị sỹ”. Giải pháp này đã được Hạ viện đồng ý vào tháng 11/1995 và được thể hiện tại “Hướng dẫn về các Quy tắc liên quan tới hành vi của nghị sỹ” được

thông qua vào tháng 7/1996 và cập nhật vào tháng 5/2002, hiện đã có thêm một chương về “Vận động hành lang có tiền công hay lợi ích khác”. Hướng dẫn này nhấn mạnh rằng “trách nhiệm thực hiện cấm vận động hành lang để lấy tiền công hay lấy các lợi ích khác thuộc về các cá nhân nghị sỹ”.

Ở Anh, các chuyên gia vận động hành lang không được cấp thẻ riêng và không có quyền được cấp thẻ an ninh (phải có thẻ này mới vào được Toà Nhà Quốc hội). Vì thế, vẫn chưa có danh sách công khai hay bản đăng ký công khai các nhà vận động hành lang tại Quốc hội. Các tổ chức phi chính phủ như Charter 88 đã chỉ trích việc này, xem đó là một thất bại trong quy định nội bộ của Quốc hội. Charter 88 cũng đề xuất rằng cần có một bộ luật quy định việc công khai những người vận động hành lang và mục tiêu, đối tượng và thời gian vận động của họ, cũng như có hình phạt đối với những ai không tuân thủ.

Tuy nhiên, năm 1994, có hai tổ chức các nhà vận động hành lang tại Quốc hội khác nhau đã cùng đưa ra Bộ luật hành vi để tự điều chỉnh các vấn đề của họ, đó là Hiệp hội các nhà tư vấn chính trị chuyên nghiệp và Viện quan hệ công chúng đã lập các bản đăng ký những nhà vận động hành lang chuyên nghiệp. Cần phải lưu ý rằng đây chỉ là các quy định tự nguyên và đăng ký tự nguyện mà thôi.

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)