Pháp luật về vận động hành lang ở Québec, Canada

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 52)

Ngày 13 tháng 6 năm 2002, Quốc hội Québec, Canada đã thông qua đạo luật về đạo đức và tính minh bạch của vận động hành lang. Đạo luật gồm 3 phần, 6 chương với 260 điều.

Mục đích của đạo luật này nhằm tăng cường tính minh bạch trong việc vận động hành lang của những người nắm giữ chính quyền và đảm bảo các hoạt động vận động hành lang được tiến hành theo đúng nguyên tắc. Việc ban hành đạo luật này được xem là xu thế tất yếu, “là quy luật chứ không phải là trường hợp ngoại lệ” [1]. Bởi lẽ:

Những yêu cầu minh bạch cho các nhà vận động hành lang bắt nguồn từ chính thực tế vận động công chức có thẩm quyền. Những yêu cầu minh bạch trước hết đáp ứng quan điểm nhằm thông tin cho công chúng những sự kiện khác nhau về hoạt động vận động hành lang. Các điều khoản do luật pháp quy định cũng áp dụng điều đó. Những quy định đó không chỉ nhằm thông tin cho các công chức có thẩm quyền về đối tượng mà họ đang liên quan, mà còn phân cấp

sân chơi để thực hành sự ảnh hưởng và nhằm tăng sự tin tưởng của công chúng về các ban ngành Nhà nước [1].

Theo quy định của đạo luật này thì vận động hành lang là một trong những hoạt động hợp pháp để tiếp cận Quốc hội, các cơ quan Chính phủ, chính quyền thành phố nhằm gây ảnh hưởng đến các cơ quan này trong việc ra các quyết định vì lợi ích của công chúng (Điều 1). Bất kỳ bài phát biểu, công văn nào nhằm gây ảnh hưởng hoặc có thể xem là gây ảnh hưởng đến việc ban hành, sửa đổi hay hủy bỏ luật, nghị quyết, chính sách của Quốc hội, giấy phép, chứng chỉ, hoa hồng từ hợp đồng, trợ cấp hoặc lợi ích tài chính được đề cập trong quy định của Chính phủ, bổ nhiệm cán bộ quản lý,… đều được coi là hoạt động vận động hành lang (Điều 2).

Cũng theo đạo luật, nhà vận động hành lang bao gồm nhà tư vấn vận động hành lang, doanh nghiệp vận động hành lang, tổ chức vận động hành lang (Điều 3). Trong đó, nhà tư vấn vận động hành lang là bất kỳ người nào, dù là nhân viên làm công ăn lương hoặc không, miễn là nhiệm vụ của họ chủ yếu, hoàn toàn hay một phần liên quan đến vận động hành lang là nhân danh một cá nhân khác để có thù lao. Doanh nghiệp vận động hành lang là bất kỳ ai mà nghề nghiệp hay nhiệm vụ của họ liên quan đến vận động hành lang trên danh nghĩa doanh nghiệp vì lợi nhuận. Tổ chức vận động hành lang là bất kỳ người nào mà nghề nghiệp hay nhiệm vụ của họ chủ yếu liên quan đến vận động hành lang nhân danh một hội hay một tổ chức phi lợi nhuận.

Luật Québec đặc biệt coi trọng vấn đề công khai, minh bạch trong vận động hành lang. Theo đó, trách nhiệm công khai, minh bạch thuộc về nhà vận động hành lang bởi lẽ, nhà vận động hành lang là người khởi sự mối quan hệ với công chức, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và vì vậy họ phải có nghĩa vụ này. Theo quy định của Luật, việc công khai, minh bạch

trong vận động hành lang thể hiện trước hết ở việc đăng ký hành nghề. Khi nhà vận động hành lang tiến hành đăng ký hành nghề, việc lưu lại hồ sơ từ nhà vận động hành lang chậm nhất là ngay sau khi mối quan hệ vận động hành lang phát sinh. Lưu lại hồ sơ không phải là điều kiện tiên quyết; nó là hậu quả pháp lý của việc khởi đầu mối quan hệ. Quy định thủ tục đăng ký không có nghĩa là quá trình đăng ký tương tự như việc cấp bằng vận động hành lang mà nó được coi như công cụ bảo đảm tính minh bạch của mối quan hệ vận động hành lang đang diễn ra vì quyền lợi của công dân và các chủ thể khác. Công chức không phải đăng ký trước khi tham gia vào mối quan hệ với nhà vận động hành lang nhưng điều này không có nghĩa là công chức không có vai trò bảo đảm cho nhà vận động hành lang tác động tuân theo luật pháp. Dù luật không quy định nhưng công chức cũng không thể làm ngơ trước những yêu cầu về tính công khai, minh bạch trong vận động hành lang. Họ cần ghi nhớ rằng yêu cầu tính minh bạch đối với nhà vận động hành lang là nhằm tăng cường tính hợp pháp và lòng tin đối với quyền lực của họ, và họ cần bảo đảm sự tiếp cận tiến trình ra quyết định một cách bình đẳng, trong đó họ là người được uỷ quyền để quyết định vì lợi ích công.

Theo luật Québec, trọng tâm của yêu cầu công khai hoá được tóm tắt là “ai đang vận động hành lang, ở đâu, về chủ đề gì?

Yếu tố thứ nhất, ai đang vận động hành lang, nói tới việc xác định nhóm lợi ích nhất định đang cố gắng ảnh hưởng đến công chức và việc xác định người vận động hành lang đại diện cho nhóm lợi ích. Điều này có nghĩa rằng, nhà vận động hành lang phải xác nhận chính thức về mình và một số thông tin về thân chủ mà anh ta đại diện. Nếu nhà vận động hành lang tham vấn đại diện cho nhiều thân chủ thì anh ta phải tách riêng từng phần thông tin về từng thân chủ. Trường hợp vận động hành lang do một tổ chức tiến hành thì người đại diện của tổ chức có trách nhiệm xác nhận thông tin về tổ chức,

đồng thời phải xác nhận và đăng ký kịp thời người được giao nhiệm vụ vận động hành lang nhân danh tổ chức.

Yếu tố thứ hai, vận động hành lang diễn ra ở đâu, tổ chức công nào được hướng tới, thì đó không phải là địa danh mà là bản chất chung. Ở Québec, nhà vận động hành lang không phải xác nhận người mà anh ta đến gặp hoặc dự định gặp. Xác nhận tên của cơ quan nhất định và chức danh của công chức có thẩm quyền được vận động hành lang hoặc dự định vận động hành lang là đủ. Ví dụ xác nhận vận động hành lang cấp bộ trưởng hoặc cấp quản lý trong một bộ nhất định hoặc dự định vận động hành lang thành viên của một ban của cơ quan Chính phủ.

Yếu tố thứ ba, cũng là yếu tố quan trọng nhất trong bản công bố là việc

mô tả vấn đề vận động hành lang, theo quy định trong luật, đó là “thông tin xác định vấn đề”. Đó là bản mô tả chi tiết bản chất của quyết định mà nhà vận động hành lang hướng tới.

Bên cạnh đó, Luật Québec còn quy định trách nhiệm công khai phương pháp tiến hành vận động hành lang và nguồn tài chính ủng hộ cho hoạt động này. Phương pháp vận động hành lang theo nghĩa rộng nhất chỉ là tổ chức các cuộc họp hoặc giao tiếp bằng lời nói hoặc văn bản. Một điều thú vị trong Luật Québec là quy định chặt chẽ đối với vận động hành lang “trực tiếp” vì nó đi ngược lại vận động hành lang “gián tiếp”. Ví dụ Chính phủ Liên bang Canada yêu cầu phải thông báo vận động hành lang gián tiếp, bao gồm những quảng cáo và vận động công luận lớn gây ảnh hưởng hoặc sức ép tới việc quyết định chính sách của công chức có thẩm quyền.

Đối với nguồn tài chính cho vận động hành lang, Luật Québec chỉ yêu cầu công khai hoá mức thù lao của người vận động hành lang. Điều này khác khá nhiều luật của Mỹ, với những yêu cầu chi tiết hoá lượng tiền đầu tư cho

các chiến dịch vận động cũng như công khai hoá các khoản đóng góp, quà tặng cho mục đích chính trị và các lợi thế khác mà nhà vận động hành lang làm cho công chức có thẩm quyền.

Ngoài nghĩa vụ công khai, minh bạch, nhà vận động hành lang còn có các nghĩa vụ liên quan đến thiết lập các chuẩn mực bảo đảm vận động hành lang được tiến hành một cách đúng đắn. Đó là “đạo đức” hoặc chính xác hơn là góc độ “luận thuyết về nghĩa vụ” của luật pháp. Ở Québec, những chuẩn mực này được quy định trong Bộ luật về chuẩn mực ứng xử của nhà vận động hành lang, được nhà quản lý hoạt động vận động hành lang chấp nhận sau khi tư vấn các nhóm lợi ích có liên quan. Bộ luật về chuẩn mực ứng xử vận động hành lang thực chất là quy định dưới luật nhưng có hiệu lực bắt buộc như luật. Nó thiết lập chuẩn mực xử sự nhằm bảo đảm hoạt động vận động hành lang được tiến hành đúng đắn. Các trách nhiệm và nghĩa vụ được chia ra các nhóm dưới các tiêu đề: “tôn trọng thể chế”, “trung thực và liêm chính”, và “tính chuyên nghiệp”.

Ngoài những quy định nêu trên, Luật Québec còn thiết lập cơ chế kiểm soát để bảo đảm sự tuân thủ pháp luât. Theo đó, Luật thiết lập song song cơ quan đăng ký vận động hành lang và Cao ủy vận động hành lang.

Cơ quan quản đăng ký vận động hành lang trực thuộc Bộ Tư pháp có chức năng vận hành bản đăng ký vận động hành lang điện tử. Người quản lý bản đăng ký vận động hành lang có trách nhiệm bảo đảm bản đăng ký tổng hợp được lưu có tất cả các thông tin theo quy định của pháp luật. Đồng thời, người quản lý bản đăng ký vận động hành lang cũng phải bảo đảm tính an toàn của thông tin và khả năng tiếp cận thuận lợi cho những người có quan tâm.

Cao ủy vận động hành lang là cơ quan có trách nhiệm đánh giá, kiểm soát quá trình vận động hành lang đối với công chức. Vì cơ quan này có trách nhiệm đánh giá, kiểm soát mối quan hệ giữa nhà vận động hành lang và công chức có quyền trong Nghị viện, Chính phủ và các tổ chức cấp thành phố nên luật quy định cơ quan này được bổ nhiệm với sự chấp thuận của Quốc hội, nhân sự của Cao ủy độc lập với Chính phủ và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quốc hội và nhận ngân sách trực tiếp từ Quốc hội.

Cao ủy vận động hành lang có quyền thanh tra, điều tra dựa trên yêu cầu hoặc tự mình đề xuất nếu có chứng cứ thuyết phục về việc vi phạm bất kỳ quy định nào của Luật về đạo đức và tính minh bạch của vận động hành lang hoặc Bộ luật về chuẩn mực ứng xử. Quyền điều tra có thể được thực hiện đối với bất cứ bên liên quan nào: nhà vận động hành lang hoặc công chức có thẩm quyền. Nếu báo cáo điều tra của Cao ủy kết luận sự vi phạm điều luật của Bộ luật về chuẩn mực ứng xử, sẽ áp dụng nhiều hình thức phạt đối với nhà vận động hành lang vi phạm. Hình thức phạt hợp lý có thể được Toà án xem xét quyết định. Đối với những vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật về đạo đức và tính minh bạch của vận động hành lang hoặc Bộ luật về chuẩn mực ứng xử, Cao ủy vận động hành lang có thể kỷ luật nhà vận động hành lang và cấm người đó vận động hành lang bất cứ công chức nào trong vòng một năm. Với việc quy định tính minh bạch trong vận động hành lang, Luật Québec đã yêu cầu nhà vận động hành lang và công chức có thẩm quyền một sự thay đổi căn bản trong cách thức làm việc. Luật đã loại trừ và điều chỉnh thực tế đầy phức tạp, đa dạng, đồng thời tiên định sự tiếp biến văn hoá trong mối quan hệ giữa công chức có thẩm quyền với nhà vận động hành lang.

Thêm vào đó, Luật về đạo đức và tính minh bạch của vận động hành lang cũng đã đưa ra những điều khoản cấm đối với nhà vận động hành lang và đưa ra những biện pháp kỷ luật, hình phạt đối với bất kỳ hành động vi phạm

điều khoản của Luật này hay Bộ luật về chuẩn mực ứng xử. Theo đó, Luật quy định cấm vận động hành lang cho khoản chi đột xuất hoặc trợ cấp từ nguồn vốn hoặc khoản vay của Chính phủ. Luật cũng hạn chế lượng thời gian nhất định mà cựu công chức cao cấp không được tham gia vận động hành lang đối với lĩnh vực tương ứng mà ông ta nắm giữ khi tại chức. Nó gồm bản kê khai bản chất chung của cựu công chức về những lợi thế không thích hợp trong vận động hành lang có được trong quá trình nắm quyền lực trước đây hoặc phải công bố việc sử dụng thông tin mật trong quá trình vận động hành lang. Theo quy định của Luật thì những hành vi vận động hành lang sau đây bị cấm:

- Không đăng kí vào Danh bạ đăng kí của các nhà vận động hành lang theo quy định

- Kiếm thù lao dựa vào kết quả đạt được hay mức độ thành công của nhà vận động hành lang hoặc kiếm thù lao được trích từ tiền trợ cấp hay vốn vay được cấp từ Chính phủ, chính quyền thành phố tự trị hay các cơ quan đoàn thể của chính phủ hay thành phố.

- Nhận tiền hoa hồng từ hợp đồng, tiền trợ cấp hay bất kì lợi nhuận nào từ nhà cầm quyền hoặc Cao uỷ vận động cho bản thân; hoặc cho các doanh nghiệp hay tổ chức mà người vận động hành lang đang đại diện; hoặc cho người thứ ba có quan hệ với người vận động hành lang.

- Vận động hành lang của người đã quản lý Văn phòng cơ quan công quyền trong vòng 1 năm hoặc 2 năm trước khi họ hết nhiệm kì như: thành viên của Hội đồng Hành pháp hay thành viên Quốc hội có ghế trong Nội các; thành viên của nhóm chịu trách nhiệm hành pháp, ngoài nhóm hỗ trợ; của người quản lý văn phòng; của thứ trưởng hay nhà cầm quyền nắm chức vụ khác.

- Vận động hành lang của người quản lý Văn phòng đối với thành viên của Hội đồng Hành pháp, thành viên Quốc hội có ghế trong Nội các, thị trưởng, Chủ tịch thành phố, người giám sát, Chủ tịch Hội đồng cộng đồng đa dân tộc hay thành viên của Uỷ ban Hành pháp của chính quyền thành phố tự trị hay cộng đồng đa dân tộc....

- Lợi dụng các lợi thế của vị trí quản lý Văn phòng công quyền cho các hoạt động vận động hành lang hay vận động hành lang về thủ tục, việc thương thuyết hay trong các hoạt động mà người đó tham gia hay có mối quan hệ với các hoạt động của văn phòng đó.

- Vì mục đích vận động hành lang mà tiết lộ thông tin cơ mật được lưu trữ; các thông tin cơ bản không được phép công khai liên quan cả đến Quốc hội, Chính phủ hoặc chính quyền thành phố...

Ngoài ra, Luật Québec còn quy định các biện pháp kỷ luật và hình thức xử phạt đối với những hành vi vi phạm các quy định về vận động hành lang tại Chương IV. Theo đó, biện pháp kỷ luật được áp dụng với các trường hợp như:

- Người vận động hành lang thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ được đề cập trong Luật thì Cao uỷ vận động hành lang có thể cấm người đó đăng ký tại Danh bạ đăng ký vận động hành lang hay yêu cầu huỷ bỏ tất cả thông tin liên quan đến nhà vận động hành lang đó trong Danh bạ vận động hành lang. Việc cấm hoặc huỷ bỏ phải được thực hiện trong vòng 1 năm kể từ ngày quyết định của Cao uỷ vận động có hiệu lực. Cơ quan đăng ký chỉ cấp quyền đăng ký lại cho người đó khi lệnh cấm và việc huỷ bỏ hết hiệu lực. Người vận động hành lang có thể kháng cáo quyết định của Cao uỷ vận động tại Toà án nhưng điều đó không có tác dụng đình chỉ quyết định của Cao uỷ vận động nếu Toà án không đưa ra quyết định tạm

hoãn thi hành quyết định của Cao ủy vận động. Về nguyên tắc, sự kháng cáo này được ưu tiên phán quyết và quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng.

- Khi nhận được báo cáo kiểm tra từ Cao uỷ vận động xác định người vận động hành lang đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Luật này thì Viện

Một phần của tài liệu Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)