0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Một số biểu hiện cho thấy xu hướng vận động hành lang ở Việt Nam

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI (NGHỊ VIỆN) MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 77 -77 )

Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, Quốc hội xem xét Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của công dân cả nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình; đồng thời xem xét báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của công dân đã được gửi đến Quốc hội tại kỳ họp trước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thảo luận và ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của công dân.

3.2. Một số biểu hiện cho thấy xu hướng vận động hành lang ở Việt Nam Nam

Ở Việt Nam, khái niệm vận động hành lang còn khá mới mẻ và chưa được chính thức thừa nhận, cũng chưa có quy định cụ thể của pháp luật. Việt Nam chưa có những tổ chức/nhóm lợi ích cũng như những nhà vận động hành lang chuyên nghiệp, hoạt động nhân danh khách hàng, thay mặt cho khách hàng để nói lên tiếng nói của họ trước cơ quan chức năng và được khách hàng trả thù lao.

Hiện nay trong nhận thức của nhiều người, hoạt động vận động hành lang hay vận động chính sách ở Việt Nam vẫn chủ yếu được đồng nghĩa với việc “chạy chọt”, “đi cửa sau”, “phong bao, phong bì” hối lộ, đút lót các quan chức có ảnh hưởng tới các quyết định chính sách. Đáng buồn là nhận thức trên có thể đúng trong nhiều trường hợp và về bản chất thì đây là một sự thật tiêu cực của vận động hành lang. Tức là người ta vận động qua quan hệ cá

nhân, qua con đường không chính thức, thiếu minh bạch nên xã hội không thể giám sát.

Thời gian qua đã có nhiều vấn đề liên quan đến vận động hành lang, đó là việc vận động hành lang của Việt Nam tại Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (PNTR), trong việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoặc trong những vụ tranh chấp thương mại, các vụ kiện Việt Nam bán phá giá cá ba sa, tôm,... Hiệp hội xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEF) đã phải tiêu tốn khoảng 260.000 đô-la cho các hoạt động vận động hành lang trong các vụ kiện bán phá giá về tôm, cá tra, ba sa tại Mỹ. Các hiệp hội khác như Hiệp hội giầy da, Hiệp hội dệt may, Hiệp hội thép.... cũng phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ nước ngoài.

Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các nhóm lợi ích (hay còn gọi là các hiệp hội) và chúng phát triển một cách tự nhiên song song với các đổi mới trong đời sống kinh tế - chính trị của đất nước những năm qua. Cũng như ở các quốc gia khác, các nhóm lợi ích của Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Có thể kể đến một loạt các nhóm lợi ích tiêu biểu ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô-tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI), Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HOREA)… Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại rất nhiều các nhóm lợi ích nhỏ lẻ khác, đôi khi chỉ liên quan tới một số công ty, cá nhân… tập hợp lại như một liên minh tự nhiên khi họ có lợi ích chung bị ảnh hưởng. Để bảo vệ lợi ích của mình, các hiệp hội thường sử dụng các phương thức như:

- Có các cuộc tiếp xúc cá nhân với những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước hoặc có các cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo cấp cao của Nhà nước;

- Tham gia phiên họp của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; - Làm việc trong các nhóm thẩm định của các cơ quan nhà nước;

- Nghe báo cáo các dự án luật và kiến nghị, góp ý kiến tham gia vào các dự án luật;

- Tác động thông qua dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng,…

Thông qua những phương thức này, các nhóm lợi ích đã tích cực hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích cho các thành viên của mình. Điển hình như việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) điều phối việc tham gia vụ kiến chống bán phá giá cá da trơn ở Mỹ của các công ty thủy sản Việt Nam, hay Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) thường xuyên đưa lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các kiến nghị liên quan đến chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam có lợi cho các nhà đầu tư,… Hiệp hội ô tô Việt Nam có vai trò rất lớn tác động tới Bộ Tài chính trong việc đưa ra các quyết định thuế nhập khẩu ôtô, ôtô cũ. Một số doanh nghiệp vận động để giành quyền phân phối vắcxin trên thị trường. Hiệp hội thép Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các hoạt động chính sách có liên quan. Tuy nhiên, nhiều hiệp hội không tích cực, chủ động vận động hành lang nên đã gặp rủi ro, chẳng hạn như sau khi Luật bảo vệ môi trường được ban hành, Hiệp hội thép Việt Nam và một số hiệp hội khác mới thấy được sự bất cập của một số quy định, và sau đó họ mới bắt đầu tham gia tích cực vào các hoạt động có liên quan trong việc góp ý kiến cho công tác giải thích luật, thực hiện các cuộc gặp mặt với đại diện Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên Môi

trường và các cơ quan hữu quan. Một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội vận động Chính phủ, Quốc hội trong việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, ban hành Luật về hội (Liên hiệp các hội khoa học Quốc hội Việt Nam đã xây dựng dự thảo Luật về hội độc lập với dự thảo Luật do Chính phủ trình để vận động, kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội),… Hoặc mới đây là dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, qua báo chí tường thuật thảo luận ở Quốc hội được biết: Tổng Công ty Đường sắt là cơ quan chủ đầu tư đã mời 21 đại biểu Quốc hội của 21 tỉnh, thành phố đi tham quan đường sắt cao tốc của Trung Quốc thì phải chăng đây là hoạt động vận động hành lang?

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là việc vận động, gây áp lực đối với cơ quan nhà nước trong việc ban hành chính sách của các hội, hiệp hội ở Việt Nam còn mang tính bị động, chỉ khi nào lợi ích bị xâm hại thì doanh nghiệp, hiệp hội mới lên tiếng. Một điều nữa là trong đa số các trường hợp, lợi ích của các nhóm lợi ích sẽ mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng, thậm chí là lợi ích quốc gia. Ví dụ như chính sách hạn chế phát triển phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm sức ép lên hạ tầng giao thông, giảm kẹt xe sẽ đụng chạm lợi ích của các nhà sản xuất ô-tô, xe máy; áp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh chứng khoán sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên VAFI… Hay trong cuộc tranh luận năm 2009 về việc có nên cho phép tiến hành các dự án khai thác tài nguyên ở Tây Nguyên hay không chúng ta có thể thấy thấp thoáng ít nhiều trong đó sự mâu thuẫn giữa mối quan tâm của cộng đồng về môi trường - sinh thái khu vực Tây Nguyên với lợi ích kinh tế của các nhà khai thác khoáng sản. Trong một số trường hợp còn có thể tồn tại một liên minh không chính thức giữa các nhóm lợi ích của Việt Nam với các nhóm lợi ích ở nước ngoài. Ví dụ trong dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam được đề xuất và đang gây tranh cãi thời gian gần đây người ta có thể thấy các nhà thầu Việt Nam, những người trong tương lai có thể được hưởng

lợi từ việc triển khai dự án này, đã nhận được sự hậu thuẫn lớn từ các đồng nghiệp Nhật Bản. Đơn giản là trong trường hợp dự án này được thông qua và sử dụng vốn ODA từ Nhật để triển khai thì các công ty, nhà thầu Nhật sẽ được hưởng lợi rất nhiều vì không khó để thấy rằng một trong các điều kiện Nhật sẽ đưa ra cho Việt Nam để được nhận khoản vốn ODA này chính là việc Việt Nam giành ưu tiên cho các công ty Nhật Bản tham gia dự án. Điều đáng nói là trong những trường hợp như vậy các công ty nước ngoài sẽ thường chỉ quan tâm tới việc các dự án có được thông qua hay không mà không quan tâm thực sự tới hiệu quả của các dự án đó. Trong trường hợp này nạn nhân tiềm tàng sẽ chính là Chính phủ và nhân dân Việt Nam [9].

Bên cạnh đó, cũng có một số biểu hiện mang tính tiêu cực của vận động hành lang, đó là việc mua chuộc, đe dọa người có chức, có quyền trong bộ máy nhà nước. Hình thức mua chuộc cán bộ, công chức rất đa dạng như: đưa hối lộ một lần hoặc trả tiền hàng tháng, tặng quà, trả tiền chữa bệnh, mời đi du lịch, tham quan, chi trả các chi phí đi lại,… Việc đe dọa cũng có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như đe doạ làm ảnh hưởng đến đường công danh, đe doạ sự bình yên của cá nhân và gia đình, đe doạ trừng trị cán bộ hoặc các thành viên gia đình của cán bộ… Đây thực chất là hành vi phạm tội hình sự cần phải bị trừng trị.

Vì vậy, phải chăng đã đến lúc Việt Nam cần chính thức thừa nhận vai trò của vận động hành lang? Phải chăng đã đến lúc cần nghĩ đến một văn bản pháp quy để quy định, hợp thức hóa hoạt động vận động chính sách, trong đó tôn trọng quyền của người dân được nêu ý kiến của mình với Nhà nước về các chính sách liên quan đến lợi ích của họ.

Việc thừa nhận chính thức và quy định cụ thể để đưa vận động chính sách vào khuôn khổ, minh bạch, có thể giám sát sẽ giúp loại bớt những ý kiến

cực đoan trước khi tới cơ quan hoạch định chính sách. Việc chuẩn hóa hoạt động vận động hành lang sẽ góp phần triệt tiêu những chuyện lắt léo, tham nhũng. Khi hoạt động này được quy chuẩn thì sẽ là một rào cản quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp, Nhà nước có đủ thông tin để làm trọng tài công minh giữa các nhóm lợi ích, giúp xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI (NGHỊ VIỆN) MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 77 -77 )

×