Tổng quan về Công Ty TNHH Khí Hóa Lỏng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH khí hóa lỏng việt nam đến năm 2015 (Trang 38)

2.1.1 Lịch sử hình thành

Khi Việt Nam đang dần hướng đến xu thế hội nhập và phát triển, đây chính là thời kỳ mở ra những cơ hội tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự đầu tư hợp tác của các đối tác bên ngoài. Vào những năm đầu thập niên 90: 1992-1993- 1994 và 1995 thị trường khí hóa lỏng (LPG) tại phía nam bắt đầu hoạt động trở lại (Trước năm 1975 người dân ở đây đã biết sử dụng và tiêu thụ gas).

Xuất phát từ yêu cầu của thị trường và cũng là phù hợp với công cuộc đổi mới của nền kinh tế, gas từ nước ngòai được nhập vào Việt Nam bằng các tàu chứa chuyên dùng hoặc bằng các chai gas được chiết nạp từ nước ngòai.

Từ những ý tưởng mới của Ban Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Khí thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, và được sự ủng hộ của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, Công Ty Liên Doanh Khí Hóa Lỏng Việt Nam đã được thành lập với chức năng tham gia vào thị trường bán buôn, bán lẻ gas tại thị trường Việt Nam.

Công Ty Liên Doanh Khí Hóa Lỏng Việt Nam được thành lập với giấy phép đầu tư số 816/GP ngày 04/3/1995 của Bộ Đầu Tư và Hợp Tác nay là Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư với tổng vốn đầu tư là 15 triệu USD thời gian họat động 20 năm. Đây là Công Ty Liên Doanh gồm 2 đối tác: Tổng Công Ty Khí Việt Nam 51% vốn, Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Thái Lan (PTT) 49% vốn. Mọi hoạt động của Công ty đều

tuân thủ theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với: Tên thương mại: VT-GAS

Tên giao dịch trong nước: Công Ty Liên Doanh Khí Hóa Lỏng Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM LPG Co., Ltd

Điện thoại: 0613 831988, 0613 831989, Fax: 0613 832008

Người đại diện: Ông Thitiroj Rergsumran, Chức vụ: Tổng giám đốc

Văn phòng đại diện: Phòng 606, tòa nhà Waseco, 10 Phổ Quang, Phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84) 839976821- (84) 839976822 ; Fax: (84) 839976823

Ban quản trị gồm 3 thành viên được đề cử từ Tổng Công Ty Khí và 2 thành viên được đề cử từ PTT. Nhiệm kỳ Tổng giám đốc điều hành là 3 năm được đổi qua lại khi hết nhiệm kỳ.

Từ tháng 6/2008 Công Ty Liên Doanh Khí Hóa Lỏng Việt Nam đã đổi tên thành Công Ty TNHH Khí Hóa Lỏng Việt Nam.

Được hình thành từ hai Tập đoàn Dầu khí có uy tín và tầm cỡ quốc tế, với công nghệ và thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý đạt chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008, ISO 14001: 2005 và OHSAS 18001: 2007, Công ty VT-Gas chuyên cung cấp sản phẩm khí hóa lỏng với chất lượng cao cho các hộ gia đình, các ngành công nghiệp và nhà hàng - khách sạn. Sản phẩm khí hóa lỏng gồm hỗn hợp Butan/Propan với tỷ lệ tối ưu 50/50% cho nhiệt trị cao >11.000Kcal/kg. Với hệ thống bồn chứa trên 1.000 tấn và nguồn hàng ổn định, Công ty VT-Gas luôn đáp ứng mọi nhu cầu về LPG dân dụng, căn tin, nhà hàng và cho các ngành công nghiệp như: gốm sứ, sắt thép, nhôm, nhựa, sơn, chế biến thực phẩm .v.v.

Ngày 13 tháng 7 năm 2010, Tổng Công Ty Khí Việt Nam đã tiến hành chuyển nhượng toàn bộ 51% cổ phần phía Việt Nam cho Công ty Cổ Phần Kinh Doanh Khí Hóa Lỏng Miền Nam (PVGas South). (Xem phụ lục 01: Giới thiệu về Tổng Công ty PV Gas South và PTT)

2.1.2 Quá trình phát triển

Trong những năm đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã không ngừng đổi mới và đào tạo nhân sự. Ban đầu đội ngũ cán bộ công nhân viên có tất cả là 11 người thì nay đã tăng lên 116 người. Với đội ngũ Cán bộ công nhân viên có

trình độ có năng lực và dày dạn kinh nghiệm với hơn 15 năm hoạt động Công ty đã nhanh chóng khẳng định vị trí của sản phẩm VT-Gas trên thị trường Việt Nam bằng việc coi trọng an toàn chất lượng sản phẩm là hàng đầu, có chiến lược kinh doanh hoàn hảo và giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mở ra nhiều mạng lưới đại lý tiêu thụ khắp các tỉnh thành phố và xây dựng thêm nhiều trạm chiết nạp các tỉnh như: Thành phố Nha Trang, Thành phố Đà Nẵng, Vĩnh Long, Thành phố Vinh, Thành phố Buôn Mê Thuật, Bình Định, Quảng Trị. Từ đó, đã làm doanh số bán và thị phần tăng qua các năm, cụ thể được nêu trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Sản lượng tiêu thụ qua các năm

Năm 1996 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 K.Lượng

(Tấn)

8.964 72.065 59.553 37.053 42.713 48.775 55.848 58.705

Thị phần 3% 13% 11.5% 7% 8% 9.5% 10.5% 11%

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty VT-Gas

Thị phần của Công ty VT-Gas trên thị trường nội địa chiếm 3% năm 1996 thì đến năm 2012 đã tăng lên 11%, Công ty VT-Gas đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

Công ty đã đạt được mức lợi nhuận sau thuế từ 3,6% đến 14% so với nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm. Tổng giá trị tài sản của Công ty lên tới 12 triệu USD và tổng giá trị các vỏ bình nạp gas lên tới 13 triệu USD tính cho đến thời điểm 31/12/2012. ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh

Công Ty TNHH Khí Hóa Lỏng Việt Nam được thành lập với mục đích tồn trữ khí hóa lỏng (LPG) để cung cấp trực tiếp cho các lĩnh vực như: công nghiệp, dân dụng, căn tin, nhà hàng – khách sạn .v.v. (Xem phụ lục 02: Các lĩnh vực kinh doanh cụ thể của Công ty VT-Gas)

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty VT-Gas

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức tại Công ty VT-Gas Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

- Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc bao gồm 1 Tổng Giám đốc và 1 Phó Tổng Giám đốc được Tổng Công Ty điều về. Nếu Tổng Giám đốc là người Thái Lan thì Phó Tổng Giám đốc là người Việt Nam, nhiệm kỳ quản lý là 3 năm sau đó hoán đổi ngược lại.

Tổng Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành họat động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng Công Ty và trước pháp luật về họat động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phó Tổng Giám đốc: Là người tham mưu cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, giúp Tổng Giám đốc thực hiện việc kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, việc tuân thủ quy chế, quy định của các bộ phận. Ngoài ra, là người thừa hành công việc quản lý như là Tổng Giám đốc trong trường hợp Tổng Giám đốc ủy quyền.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Phòng gồm có 13 người với các nhiệm vụ thực hiện công việc kế toán tài chính, kế toán quản trị, quản lý quỹ lương thưởng, kiểm soát hàng hóa, phát hành hóa đơn, kiểm soát công nợ, báo cáo thuế.

- Xưởng sản xuất: Xưởng sản xuất gồm 56 người thực hiện các nhiệm vụ tổ chức chiết nạp các sản phẩm theo đơn đặt hàng, tổ chức quản lý và theo dõi đối chiếu lượng hàng hóa nhập, xuất, tồn tại xưởng và kiểm soát chống thất thoát hàng.

Theo dõi và thực hiện việc kiểm định vỏ chai gas, bồn chứa, xe bồn, xe tải, lập kề hoạch và hợp đồng sơn sửa chai gas, huấn luyện và thực hiện việc phòng chống cháy nổ trong Công ty.

Thực hiện nghiên cứu, khảo sát, thiết kế và lắp đặt các hệ thống bồn chứa, hệ thống sử dụng gas công nghiệp, tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống bồn chứa, hệ thống gas công nghiệp và gas dân dụng, thực hiện lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị các Trạm nạp.

- Phòng Kinh doanh: Phòng gồm 35 người với các nhiệm vụ như nhận đặt hàng, thực hiện giao dịch bán hàng, điều hành xe giao hàng, lập hợp đồng bán hàng, tiếp thị và quảng bá sản phẩm, thực hiện kế hoạch về doanh số bán do ban Tổng Giám đốc đặt ra, kiểm tra, xử lý và chống hàng giả trên thị trường

- Phòng Kế hoạch: Phòng gồm có 3 người thực hiện các nhiệm vụ như lập kế hoạch mua vật tư hàng hóa, kế hoạch bảo hộ lao động, tồn trữ hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Phòng gồm có 7 người với chức năng nhiệm vụ quản lý hồ sơ nhân sự, lập hợp đồng lao động và giải quyết các thủ tục khi thanh lý hợp đồng lao động, đề ra các chính sách lương thưởng và chính sách đãi ngộ khác, có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, lập kế hoạch huấn luyện và đào tạo nhân viên, thực hiện các thủ tục tuyển dụng lao động nếu có nhu cầu, tham vấn cho ban Tổng Giám đốc trong việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Pháp luật.

2.1.4.2 Cơ cấu lao động

- Số lƣợng lao động: Số lượng lao động làm việc tại Công ty VT-Gas là 116 người phân bổ cho các bộ phận, cụ thể được nêu trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2 : Thống kê số lượng lao động

Stt Bộ phận Số lượng lao động (Người) Tỷ lệ

1 Ban tổng giám đốc 2 2% 2 Phòng kế hoạch 3 3% 2 Phòng hành chính 7 6% 3 Phòng kế toán 13 11% 4 Phòng kinh doanh 35 30% 5 Xưởng sản xuất 56 48% Tổng cộng 116 100% Nguồn:Phòng Tổ chức – Hành chính, 2012

Hình 2.2: Thống kê số lượng lao động

Nhìn vào Bảng 2.2 cho thấy trong số 116 người đang làm việc tại Công ty VT- Gas, thì lao động nam là 98 người (chiếm 84%) và lao động nữ 18 người (chiếm 16%). Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên số lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động đang làm việc tại Công ty và lao động ở phân Xưởng sản xuất cũng là lực lượng lao động đông nhất trong tất cả các bộ phận 56 người (chiếm 48%), kế đến là phòng Kinh doanh 35 người (chiếm 30 %). Trong thời gian tới với mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty thì nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn. Vì thế, vấn đề củng cố và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công việc là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

- Độ tuổi lao động: Thồng kê về độ tuổi lao động tại Công ty VT-Gas, cụ thể được nêu trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thống kê độ tuổi lao động

Stt Độ tuổi Số lượng lao động (Người) Tỷ lệ

1 Từ 18 - 30 16 14% 2 Từ 30 - 40 40 34% 3 Từ 40-50 45 39% 4 Trên 50 15 13% Tổng cộng 116 100% Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, 2012

Hình 2.3: Thống kê độ tuổi lao động

Nhìn vào Bảng 2.3 thống kê về độ tuổi lao động cho thấy lao động có độ tuổi từ 40 đến 50 là 45 người (chiếm 39%), lao động có độ tuổi từ 30 đến 40 là 40 người (chiếm 34%), kế đến trên 50 tuổi là 15 người (chiếm 13%) và 18 đến 30 tuổi là 16 người (chiếm 14%). Điều này cho thấy lực lượng lao động trẻ là rất ít, phần lớn lao động đã ở tuổi trung niên và lớn tuổi đây là lực lượng lao động có tư tưởng làm việc ổn định, đã thỏa mãn với công việc hiện tại, có thâm niên, có kinh nghiệm và đang ở độ tuổi cống hiến. Đây cũng là lực lượng lao động chủ lực của Công ty nên cần đưa ra các chính sách để khích lệ tinh thần làm việc và sự cống hiến của họ.

- Thâm niên công tác: Thống kê về thâm niên của người lao động tại Công ty VT-Gas, cụ thể được nêu trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Thống kê thâm niên lao động

Stt Số năm công tác Số lượng lao động (Người) Tỷ lệ

1 Dưới 5 năm 27 23% 2 Từ 5 – 10 năm 31 27% 3 Từ 10 – 15 năm 30 26% 5 Trên 15 năm 28 24% Tổng cộng 116 100% Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, 2012

Hình 2.4: Thống kê thâm niên công tác

Từ số liệu phân tích trong Bảng 2.4 thống kê về thâm niên lao động, cho thấy số lao động có thâm niên từ 15 năm trở lên là 28 người (chiếm 24%), kế tiếp từ 10 đến 15 năm là 30 người (chiếm 26%) và từ 5 đến 10 năm là 31 người (chiếm 27%), đây là lực lượng lao động lành nghề, có kinh nghiệm trong công việc, am hiểu văn hóa của Công ty và đây cũng chính là lực lượng lao động có nhiều đóng góp nhất vào sự phát triển của Công ty. Tiếp đó là lực lượng lao động dưới 5 năm là 27 người (chiếm 23%), điều này cho thấy Công ty luôn có sự xáo trộn về lực lượng lao động, người tài giỏi, trẻ có năng lực đến rồi đi, sự chảy máu chất xám diễn ra liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ lao động: Thống kê về trình độ của người lao động hiện đang làm việc tại Công ty VT-Gas, cụ thể được nêu trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thống kê trình độ lao động Năm Trình độ lao động Trên Đại học Tỷ lệ Đại học Tỷ lệ Trung cấp, Cao đẳng Tỷ lệ Công nhân kỷ thuật Tỷ lệ Lao động phổ thông Tỷ lệ 2012 2 2% 35 30% 12 10% 6 5% 61 53% Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, 2012 Hình 2.5: Thống kê trình độ lao động

Nhìn vào Bảng 2.5 thống kê trình độ lao động năm 2012, cho thấy lao động làm việc tại Công ty có trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng trở lên là 49 người (chiếm 42%). Trong đó lao động trên đại học là 2 người (chiếm 2%), lao động có trình độ Đại học 35 người (chiếm 30%) và lao động Trung cấp, Cao đẳng là 6 người (chiếm 5%). Điều này cho thấy Công ty đang sở hữu lực lượng lao động có trình độ, có kiến thức chuyên môn, đây là thế mạnh để thực hiện thành công mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới.

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty VT-Gas từ năm 2010-2012. 2010-2012.

Để đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty VT-Gas, tác giả đã quan sát, thu thập số liệu để phân tích các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty, đồng thời kết hợp với việc khảo sát ý kiến 100 người lao động hiện đang làm việc tại Công ty làm cơ sở đưa ra các nhận xét. (Xem phụ lục 03: Mẫu phiếu điều tra quan điểm của cán bộ công nhân viên Công ty VT-Gas về công tác quản trị nguồn nhân lực, phụ lục 04: Kết quả điều tra về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty VT-Gas và phụ lục 05: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo)

2.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực

Để thực hiện thành công mục tiêu, chiến lược phát triển mà Tổng Công Ty đặt ra cho Công ty VT-Gas giai đoạn từ 2010 đến 2015, cần phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như Kỹ thuật - Công nghệ, năng lực tài chính, cơ sở vật chất hiện có và quy mô của thị trường .v.v. Nhưng yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thành công mục tiêu, chiến lược phát triển chính là yếu tố nguồn nhân lực. Chính vì vậy, việc hoạch định nguồn nhân lực đã được ban lãnh đạo Công ty đặt ra ngay từ khi bắt đầu thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản lượng và số lượng lao động thời điểm cuối mỗi năm, cụ thể được thể hiện trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản lượng và số lao động cần thiết qua các năm

Chỉ tiêu Thực trạng Tỷ lệ tăng 2012 so với 2010 (c-a/a) 2010(a) 2011(b) 2012(c) Mức sản lượng (Tấn) (d) 48.775 55.848 59.705 22.4% Tổng số lao động (Người) (e) 101 109 116 14.9% Hệ số co giãn lao động (e/d) 66.5%

Theo kết quả đạt được từ năm 2010 đến 2012, cho thấy khi tỷ lệ tăng sản lượng bình quân hàng năm là 7.5% (22.4%/3năm), thì tỷ lệ lao động tăng 5% (14.9/3năm) và hệ số co giãn lao động so với mức sản lượng là 66.5%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH khí hóa lỏng việt nam đến năm 2015 (Trang 38)