Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại hà nội (Trang 81)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công bước đầu, chính sách nhà ở xã hội trong quá trình triển khai cũng vấp phải không ít khó khăn. Mặc dù việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ, xuống cấp đã được TP quan tâm, chỉ đạo, nhưng việc thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc.

Thực tế hiện nay những đối tượng như cán bộ, công chức, viện chức – những đối tượng nằm trong diện được hưởng lương trên địa bàn thành phố Hà Nội đang phải sống rất khó khăn do thiếu chỗ ở. Một số phải chấp nhận sống trong những khu nhà tạm bợ với diện tích khiêm tốn, một số khác phải thuê nhà ở bên ngoài. Mặc dù Nhà nước ta đã có chính sách phân phối nhà ở cho các đối tượng là công chức, viên chức Nhà nước từ nhiều năm về trước nhưng cho đến nay, chất lượng các ngôi nhà đều rất thấp – một phần do chất lượng xây dựng và thiết kế của các ngôi nhà không còn phù hợp với điều kiện phát triển, một phần do đã được sử dụng nhiều năm nên xuống cấp nhanh chóng. Vì vậy, hiện nay vấn đề cải tạo các chung cư cũ thuộc sở hữu Nhà nước và xây dựng các chung

cư mới để cho thuê và cho thuê mua đang là vấn đề rất bức bách.

Không chỉ đối tượng là các công chức, viên chức, cán bộ công nhân viên mà vấn đề nhà ở cho công nhân đang làm việc tại các KCN, KCX, khu công nghệ cao cũng là đối tượng mà nhà ở xã hội đang hướng tới. Một thực tế hiện nay ở các KCN đó là người công nhân đang phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn, đa số phải đi thuê nhà với chất lượng nhà ở thấp. Một số KCN cũng đã có những khu nhà ở dành cho công nhân nhưng số lượng nhà như vậy là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, việc phát triển quỹ nhà ở xã hội cho công nhân tại các KCN đang là mục tiêu được thành phố hướng tới để từng bước nâng cao chất lượng sống tại các khu vực này.

Nhu cầu nhà ở xã hội hiện nay của thành phố là rất lớn. Chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng đề án phát triển nhà ở xã hội cho thành phố và đang tiến hành thực hiện. Với trong việc nâng cao điều kiện sống của người dân, trong tương lai những sức ép về nhà ở hiện nay sẽ phần nào được giải quyết. Mặc dù Nhà nước cũng như thành phố Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển quỹ nhà ở xã hội, tuy nhiên các cơ chế, chính sách đã ban hành đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập, thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở nên không có quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để điều tiết khi thị trường biến động, cùng với hiện tượng đầu cơ tạo nhu cầu ảo đẩy giá nhà đất lên cao tách xa giá trị và khả năng chi trả của người lao động. Hầu hết các DN chỉ chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (để bán), thiếu quỹ nhà ở cho thuê, thuê mua là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng bức xúc về nhà ở tại khu vực đô thị, nhất là nhà ở dành cho cán bộ, công chức và các hộ thuộc đối tượng có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng tranh thủ chính sách hỗ trợ của nhà nước xin chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, nhưng thực chất chỉ để được hưởng các chính sách ưu đãi về tài chính dẫn đến sự tồn tại của

nhiều dự án treo, dự án không đúng mục đích.

Thứ hai, thiếu nguồn tài chính cho các hộ khó khăn về nhà ở vay dài hạn với lãi suất ưu đãi là một trong những nguyên nhân làm cản trở khả năng cải thiện chỗ ở của các đối tượng này.

Thứ ba, chính sách tiền lương mặc dù từng bước đã được điều chỉnh, song còn nhiều bất cập so với thực tế, tiền nhà trong cơ cấu tiền lương còn thấp xa so với chi phí thực tế, đồng thời chưa có chính sách thể hiện trách nhiệm và tạo điều kiện cho người sử dụng lao động trong việc chăm lo nhà ở cho lao động của mình.

Quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp còn ít cộng thêm việc tổ chức bán, xét chọn đối tượng thiếu công khai và thiếu sự giám sát của cộng đồng nên người thu nhập thấp khó tiếp cận để mua hoặc thuê quỹ nhà này…

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI

3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tại Hà Nội

Năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định 1081/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước.

Theo Quy hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11- 12%/năm và khoảng 9,5-10%/năm thời kỳ 2021-2030.

Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào năm 2030 (tính theo giá thực tế).

Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người và năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và 70 - 75% vào năm 2020, đưa Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực.

Trong định hướng quy hoạch TP, Hà Nội được đặt ra nhiều mục tiêu lớn để phát triển kinh tế xã hội.

Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ lĩnh vực dịch vụ. Điều này nhằm hướng tới việc khuyến khích phát triển các lĩnh vực dịch vụ bao gồm: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bưu chính - viễn thông, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục-đào tạo, tư vấn, vận tải công cộng.

Từ đó, hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước, đồng thời

Hà Nội tiếp tục giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc.

Bên cạnh dịch vụ, Hà Nội cũng sẽ tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm...

Trong giai đoạn đến năm 2015, tiếp tục triển khai 9 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 KCN; phát triển các cụm công nghiệp ở ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.

Tiếp tục triển khai phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch...

Vấn đề việc làm cũng được hướng đến, định hướng phát triển kinh tế xã hội của thủ đô nhắm tới mục tiêu giải quyết việc làm cho 135 - 140 nghìn người mỗi năm.

Song song với phát triển kinh tế, Hà Nội cũng tập trung giải quyết vấn đề lao động, việc làm, phấn đấu trung bình mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 135 - 140 nghìn người giai đoạn 2011-2015 và tăng lên 155 - 160 nghìn người giai đoạn 2016-2020.

Đồng thời, phát triển văn hóa xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, với danh hiệu cao quý Thủ đô anh hùng, Thành phố vì Hòa bình, tiêu biểu cho cả nước. Giữ vững và nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục - đào tạo, là nòng cốt cho xây dựng văn hóa người Hà Nội, xây dựng xã hội học tập và tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức...

Đặc biệt, vấn đề quy hoạch đô thị cũng được chú trọng và trở thành nội dung chính được đưa ra trong Quy hoạch tổng thể của TP. Cụ thể là TP trong

thời gian tới sẽ mở rộng, kết hợp xây mới các trục chính đô thị. Vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đặt ra là giải quyết ách tắc giao thông gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các công trình ngầm,...

Thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thành xây dựng các quốc lộ và cao tốc hướng tâm, vành đai giao thông đô thị 2 và 3 (kể cả đường trên cao), xây dựng các vành đại giao thông liên vùng (vành đai 4 và 5).

Giao thông thành phố được mở rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị nhằm tạo thành các luồng hành khách chủ yếu trong đô thị Hà Nội, kết nối trung tâm Thủ đô với các KĐT mới, các trục của khu vực phía Tây thành phố.

Theo kế hoạch, sẽ hoàn thành nâng cấp mạng lưới đường bộ khu vực, mở rộng trục Đông - Tây (đường vành đai 1 cũ). Nâng cấp, tăng cường quản lý, khai thác các đường phố chính, đường khu vực. Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe ngầm, cao tầng tại khu vực nội thành.

Ngoài ra, Quy hoạch cũng chỉ ra định hướng không gian đô thị Hà Nội hướng tới tổ chức theo mô hình chùm đô thị. Với định hướng chung là xây dựng thành phố Hà Nội trở thành một đô thị xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, có bản sắc trên nền tảng phát triển bền vững, tổ chức không gian đô thị Hà Nội sẽ theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, các thị trấn và vùng nông thôn, được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.

Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh. Trong đô thị trung tâm có khu nội đô lịch sử (giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2), khu nội đô mở rộng (giới hạn từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ), khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng (từ sông Nhuệ đến đường vành đai 4), khu vực mở rộng phía Bắc sông Hồng (đến Nam sông Cà Lồ).

Tại đô thị trung tâm là bố trí trụ sở, cơ quan Trung ương, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể của quốc gia và Thành phố, trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; các cơ sở thương mại, giao dịch, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán, các viện nghiên cứu đầu ngành; trụ sở chính của các tập đoàn kinh tế, DN lớn; các cơ sở đào tạo chất lượng cao với quy mô phù hợp.

Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc đến khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.

Từ đó phát triển nhanh các đô thị vệ tinh như đô thị Hòa Lạc, đô thị Sơn Tây, đô thị Xuân Mai, đô thị Phú Xuyên, đô thị Sóc Sơn. Việc hình thành và phát triển nhanh các đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm các chức năng về đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, nhà ở,...

Đô thị Hòa Lạc có chức năng chính về khoa học - công nghệ và đào tạo. Đô thị Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; trọng tâm là bảo tồn Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và phát triển mới trung tâm phục vụ du lịch gắn với hồ Xuân Khanh, các dịch vụ đào tạo, y tế.

Đô thị Xuân Mai là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề.

Đô thị Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa.

Đô thị Sóc Sơn là đô thị phát triển về dịch vụ, khai thác tiềm năng Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh và vùng cảnh quan núi Sóc.

Đối với khu vực ngoại thành cũng sẽ hình thành các vành đai cây xanh gắn với phát triển các công viên sinh thái quy mô lớn. Phát triển các vùng rau,

hoa cây cảnh cao cấp, thực phẩm sạch. Nhân rộng các mô hình các khu nông nghiệp công nghệ cao đã và đang hình thành tại Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh.

Hình thành các khu du lịch sinh thái quy mô lớn tại khu vực Ba Vì, Sóc Sơn, Hương Sơn - Quan Sơn.

Theo Quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 là từ 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế (tương ứng khoảng 69-70 tỷ USD); và khoảng 2.500 - 2.600 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 110-120 tỷ USD) thời kỳ 2016-2020.

3.1.2. Định hướng phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 996 phê duyệt phát triển nhà ở TP.Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng 2030. Trong đó vấn đề trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Cũng theo quyết định này, định hướng đến năm 2030 sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở, nhất là đối tượng chính sách xã hội khó khăn về nhà ở. TP Hà Nội đề xuất những cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xanh, sạch. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân toàn TP là 31,5m2/người, trong đó khu vực đô thị là 33,8m2/người; khu vực nông thôn 27,1m2/người; tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở đã có. Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội đạt 30%. Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên thành 93,2%.

Tổng vốn đầu tư từ ngân sách địa phương khoảng 9.505,8 tỷ đồng (chiếm 1,12% tổng vốn đầu tư xây dựng đến năm 2030);

Quyết định này yêu cầu UBND TP rà soát, phân loại dự án phát triển nhà ở, KĐT mới đã được chấp thuận, cho phép đầu tư và số liệu về tồn kho BĐS, xác định các dự án điều chỉnh, tạm dừng, dừng hoặc tiếp tục triển khai. Không cho phép triển khai các dự án không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh BĐS, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà chung của TP và không đủ điều kiện hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị. Trong

đó, kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất, nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật. Ngoài ra, rà soát quỹ đất 20% tại các KĐT, có biện pháp bảo đảm các dự án được triển khai đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đồng thời, khẩn trương tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và hoàn thành chậm nhất trong quý IV.2014 và công khai các đồ án quy hoạch đô thị, phân khu, quy hoạch chi tiết, kiến trúc nhà ở.

3.1.3. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội của Hà Nội

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại hà nội (Trang 81)