6. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Mục tiêu thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là một chủ trương có ý nghĩa xã hội lớn của Đảng, Nhà nước và là tâm điểm chú ý của đông đảo người dân. Mục tiêu của việc phát triển quỹ nhà ở xã hội là nhằm phục vụ cho nhu cầu hiện đại hoá, nâng cao chất lượng sống cho nguời dân, giải quyết bài toán an sinh xã hội; giải quyết nhu cầu chính đáng của các nhóm đối tượng xã hội gặp khó khăn về nhà ở nhưng không có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến 2020 đặt mục tiêu mỗi năm phát triển thêm khoảng 100 triệu m2 nhà ở, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng về chỗ ở và điều kiện sống của các tầng lớp dân cư. Trong số này phải dành tối thiểu khoảng 20% diện tích sàn tại các dự án phát triển nhà ở đô thị phụ vụ đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, người nghèo đô thị. Đến năm 2015, tại khu vực đô thị phấn đấu xây dựng mới tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội và giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu xây dựng tối thiểu 12,5 triệu m2 để giải quyết chỗ ở cho người thu nhập thấp...
Theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia từ năm 2020 đến 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào 30/11/2011, đến năm 2030, lượng nhà ở xã hội được cung ứng ra thị trường góp phần vào chiến lược phát triển nhà ở toàn quốc, trung bình 25m2/ người.
Theo đó, quá trình xây dựng phát triển nhà ở xã hội cần huy động mọi nguồn lực đầu tư, Nhà nước bỏ vốn đầu tư từ ngân sách trực tiếp hoặc bỏ vốn bằng hình thức xây dựng và chuyển giao, đổi đất lấy công trình... để tạo lập quỹ nhà để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua đối các đối tượng có nhu cầu. Ngoài ra, nhà ở xã hội còn được hỗ trợ bằng khoa học công nghệ, các cơ quan nghiên cứu đưa ra những đồ án, thiết kế rẻ nhất nhưng đáp ứng điều kiện về độ bền, chất lượng...