Thời cổ đại Trung Quốc, có rất nhiều binh thư đi sâu vào nghiên cứu và bình luận về gián điệp, và nhà lý luận Tôn Vũ được thế giới tôn vinh với tác phẩm “Tôn Tử binh pháp”. Tôn Tử đã tổng kết kinh nghiệm hoạt động gián điệp trong lịch sử Trung Quốc từ thời Hạ, Thương tới thời kỳ cuối Xuân Thu, phân chia các loại gián điệp một cách khoa học, đề ra những điều kiện cho gián điệp một cách kỹ càng, là một tác phẩm về gián điệp sớm nhất được ghi chép trong sổ sách, và được thế giới công nhận.
Nội dung và quan điểm trong chương “Dụng gián”:
Thứ nhất, với tư tưởng triết lý phong phú và ngôn ngữ súc tích, Tôn Vũ đã trình bày tính quan trọng về sử dụng gián điệp trong chiến tranh, chỉ ra những điều cần dựa vào thông tin do gián điệp cung cấp là căn cứ quan trọng khi quyết định về hành động quân sự.
Hai là, Tôn Tử căn cứ tư cách của nhân viên làm gián điệp và tính chất của hoạt động gián điệp, phân loại gián điệp một cách khoa học, gồm có 05 loại gián điệp: nhân gián, nội gián, phản gián, tử gián và sinh gián.
Nhân gián: cũng gọi là hương gián. Tức là dùng tiền mua chuộc và dụ những người quen đồng hương, họ hàng, bạn bè và cư dân tại địa phương của đối phương để làm gián điệp, thu thập tin tình báo. Vì hương gián trong dân gian, thân phận là dân thường, cho nên hoạt động thuận tiện, thu thập thông tin cũng dễ, truyền đạt tin tức cũng nhanh, không hay bị kẻ địch phát hiện. Nhưng những tin tức thu thập được hầu như là những tin bình thường.
Nội gián: chỉ đối tượng mua chuộc là quan lại, quyền quý đối phương có thể tiếp xúc và tìm hiểu bí mật trong nội bộ họ làm gián điệp. Thông thường những quan lại và quyền quý đều giữ chức quan trọng trong các bộ máy lãnh đạo địa phương … thông qua họ làm gián điệp, thường thường thu thập được thông tin có giá trị rất cao thậm chí có tính chiến lược. Vận dụng xác đáng những thông tin đó, nhiều lúc phát huy tác dụng quan trọng một cách bất ngờ. Sử dụng gián điệp là lợi dụng các khe hở và mâu thuẫn trong bộ máy lãnh đạo của đối phương, dùng các vị quan lại và quyền quý đã bị mua chuộc để phục vụ mục đích của mình.
Phản gián: chỉ việc mua chuộc và lợi dụng gián điệp của đối phương cử sang để phục vụ cho mình. Sử dụng phản gián có hai cách: một là dùng tiền bạc mỹ nữ mua chuộc, khiến chúng tự nguyện và chủ động làm việc cho mình, đồng thời sai khiến chúng đưa tin giả và những tin tức không quan trọng về nước mình; hai là khi phát hiện gián điệp của kẻ địch, giả vờ không biết gì, cố tình tiết lộ một số tin giả, lừa gạt đối phương, tương đương với gián điệp hai mặt hiện đại.
Tử gián: chỉ phái người của mình đi đưa tin giả để đánh lừa kẻ địch. Về hình thức, tử gián báo cáo cho địch về những tin tức bí mật, nhưng thực tế là dụ địch hành động theo ý đồ của mình.
Sinh gián: chỉ gián điệp bí mật thu thập thông tin địch bằng mọi thủ đoạn che giấu, có thể chở về báo cáo với thượng cấp về tình hình nội bộ địch, tương đương với gián điệp chìm hiện đại.
Sau khi chúng ta hiểu rõ về phân loại gián điệp trong chương “Dụng gián” của Tôn Tử, sẽ cảm thấy kinh ngạc khi phát hiện: từ cổ chí kim, khái niệm về gián điệp vẫn chưa vượt ra khỏi phạm vi trình bầy và phân tích của Tôn Tử cách đây đã 2.500 năm, chỉ là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật
hiện đại, kỹ thuật gián điệp phong phú đa dạng, phương thức và phương pháp hoạt động gián điệp thiên biến vạn hoá mà thôi.
Ba là, về sử dụng gián điệp, Tôn Tử nêu ra nêu ra ba nguyên tắc đó là “Cố tam quân chi sự, mạc thân vu gian, thưởng mạc hậu vu gian, sự mạc mật vu gián”.
“Mạc thân vu gian”, là chỉ tình cảm giữa người sử dụng gián điệp với nhân viên gián điệp đặc biệt thân thiết.
“Thưởng mạc hậu vu gián” có nghĩa là người dụng gián phải biết trọng thưởng đối với gián điệp, không tiếc tước lộc vàng bạc.
“Sự mạc mật vu gián” cũng là một nguyên tắc dụng gián cơ bản, việc bảo mật có tính chất quan trọng trong khi dụng gián và đề ra kỷ cương về bảo mật nghiêm ngặt.
Lý luận gián điệp của Tôn Tử không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn trở thành kiến thức nền tảng cho các hoạt động gián điệp đương đại. Từ đó mỗi nước đề ra pháp luật cụ thể quy định xử phạt các hành vi phạm tội gián điệp [41].