NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP

Một phần của tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 77 - 91)

Kết luận chương

3.1.NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP

Áp dụng pháp luật vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là một giai đoạn của thực hiện pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện và xử lý tội phạm gián điệp là hoạt động mang tính quy luật và có tính sáng tạo.

Thứ nhất, về tình hình chung, từ giữa thập kỷ 80, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khó khăn của nền kinh tế – xã hội đã gây ra áp lực lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở nước ta. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI quyết định khởi sướng công cuộc đổi mới đất nước và khẳng định rõ: chỉ có đổi mới thì mới thấy

đúng, mới thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa, nhằm vận dụng tốt chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh nước ta, phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, động viên tính năng động sáng tạo, khả năng vô tận của nhân dân lao động để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [47, tr7].

Trong quá trình đổi mới, nước ta chịu sự tác động nhiều mặt của tình hình quốc tế, trong nước và đứng trước những thử thách mới. Các nước XHCN Đông Âu lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, những sai lầm trong quá trình cải tổ dẫn đến khủng hoảng chính trong toàn hệ thống XHCN. Các lực lượng đối lập lợi dụng những khó khăn, sai lầm, khuyết điểm đó nhanh chóng trỗi dậy, chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh diễn biến hoà bình vào nội bộ các nước XHCN nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển hoá các quốc gia XHCN Đông Âu vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Điều này gây ra tâm lý lo lắng, thiếu tin tưởng vào tiền đồ chủ nghĩa xã hội trong một bộ phận dân ta.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi đây được coi là vùng kinh tế năng động và là thị trường sôi động, hấp dẫn của các nhà đầu tư trong suốt hai thập kỷ 80 và 90. Nhưng mặt khác, ở khu vực này cũng tập trung những mâu thuẫn chủ yếu của thế giới hiện đại, là trung tâm đấu tranh gay gắt giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Trong xu thế mới, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu cơ bản và lâu dài nhằm làm suy yếu, hòng thôn tính, khuất phục Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Việt Nam trở thành trọng điểm đánh phá trong chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Việt Nam lại có vị trí, vai trò quan trọng ở bán đảo Đông Dương có ảnh hưởng và vị thế trọng yếu trong khu vực nên các thế lực thù địch tiếp tục “thực hiện chính sách đối đầu,

uy hiếp quân sự và bao vây cô lập, làm cho chúng ta chảy máu, không tập trung xây dựng kinh tế, hòng lật đổ từ bên trong”, câu kết với các thế lực phản động quốc tế, khống chế các nước tư bản chủ nghĩa tăng cường bao vây cấm vận Việt Nam. Mặt khác chúng âm mưu sử dụng những thế mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, sử dụng tiền vốn đầu tư, lợi dụng chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế của ta để tìm cách chuyển hoá nền kinh tế, chính trị, đưa Việt Nam vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Từ năm 1989, lợi dụng diễn biến hoà bình tình hình chính trị Đông Âu, Liên Xô trở nên phức tạp, số đoàn từ các nước quốc tế, tư bản vào Việt Nam tăng vọt với tổng số khoảng 40.000 lượt người. Thành phần các đoàn vào rất đa dạng, dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, nhưng đáng chú ý là cơ quan an ninh đã phát hiện nhiều đối tượng tình báo, gián điệp từng hoạt động ở Việt Nam trước đây, như tên Mike Morrow đã ra vào Việt Nam trong thời gian từ năm 1987 đến 1990 tới 40 lần, tìm cách móc nối với bọn phản động trong nước, hoạt động tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Các cơ quan đặc biệt nhiều nước và các tổ chức tình báo thường trú ở Việt Nam cũng tăng cường đẩy mạnh hoạt động móc nối vào nội bộ ta. Năm 1986 xảy ra 10 vụ liên quan đến hoạt động của các cơ quan tình báo đặc biệt của các nước; 151 trường hợp có quan hệ thư tín tiền hàng với đối tượng nghi vấn hoạt động chính trị, hoạt động tình báo gián điệp. Điều này cho thấy các thế lực phản động, thù địch bên ngoài đang rất chú ý lợi dụng việc Việt Nam mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế và thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện để đẩy mạnh các hoạt động chống phá vào nội địa, nội bộ ta.

Các thế lực phản động người Việt lưu vong được các thế lực đế quốc, tư bản phản động nuôi dưỡng, tài trợ về tài chính, phương tiện vật chất, cổ suý tinh thần cũng tăng cường hoạt động chống phá Việt Nam rất quyết liệt. Chúng tiếp tục tổ chức những cuộc xâm nhập mới, đưa người vào Việt Nam

nhằm liên kết với bọn phản động nội địa, gây cơ sở biệt kích, hoạt động tình báo.

Trong nước, số phản động (cũ, mới) cũng tích cực chuyển hướng hoạt động để phối hợp với các kế hoạch trong chiến lược diễn biến hoà bình. Thủ đoạn phổ biến nhất của chúng là sử dụng các hình thức diễn đàn, các câu lạc bộ, thành lập các hội nhóm, dùng các xảo thuật tinh vi trong sáng tác để đả kích, chống đối Đảng, nhà nước. Điển hình là sự kiện một số văn nghệ sỹ xấu ở thành phố Hồ Chí Minh tụ họp, móc nối với số cầm đầu Việt Nam Quốc dân đảng, Đại việt duy tân cũ đã sưu tầm, lưu giữ nhiều tài liệu, sách báo có nội dung phản động, nhận tiền, tài liệu, chỉ thị hoạt động của bọn tình báo gián điệp, phản động lưu vong. Tình hình này đã tác động tiêu cực đến hoạt động bảo vệ an ninh chính trị của Việt Nam trong thời điểm nhạy cảm những năm đầu thập kỷ 90.

Từ năm 1991 trở đi, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã đạt được là rất quan trọng, tạo ra môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sau Đại hội Đảng lần VII, Việt Nam tích cực tìm kiếm bước đi phù hợp, lần lượt cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực và từng bước hội nhập quốc tế. Thực hiện bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, thiết lập mối quan hệ đối thoại với các nước ASEAN, Nhật Bản và nhiều nước phương Tây khác. Bước đầu đạt được một số kết quả trong đấu tranh với Mỹ đòi bỏ cấm vận kinh tế, thương mại và xúc tiến việc bình thường hoá quan hệ với nhiều tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, tiếp tục phát triển mối quan hệ rộng rãi với nhiều tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và khu vực khác. Đến năm 1996 Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 160 nước, quan hệ buôn bán với hơn 100 nước. Đây là những thuận lợi mới cần được phát triển.

Tuy nhiên, xu thế hội nhập, mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương đặt ra những thách thức và phức tạp mới với sự nghiệp bảo bệ ANQG. Sự tan rã của Liên Xô và các hệ thống XHCN Đông Âu đã tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, tư tưởng ở Việt Nam. Việt Nam phải trực tiếp đương đầu với các hoạt động “tiến công từ nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn thâm độc của các thế lực phản động quốc tế hòng xoá sạch chủ nghĩa xã hội hiện thực vào cuối thể kỷ này”. Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các quan hệ chiến lược giữa các nước lớn đang trong quá trình cơ cấu lại, chia sẻ quyền lợi, tranh giành ảnh hưởng và kiềm chế lẫn nhau. Từ năm 1992, số lượng người xuất cảnh vào Việt Nam tăng đột biến chưa từng thấy, trong số người nhập cảnh, có nhiều đối tượng nghi vấn chính trị, hoạt động tình báo gián điệp.

Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi cơ chế kinh tế, trình độ mọi mặt còn thấp kém, khó khăn kinh tế, xã hội còn nhiều nên trong quá trình đổi mới giao lưu, hội nhập không tránh khỏi sơ hở, thiếu sót. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế – xã hội cũng biến đổi nhanh chóng. Thành phần kinh tế tư nhân tăng nhanh đột biến cả về đơn vị và số vốn đầu tư. Sự phát triển của các thành phần kinh tế dân doanh và sự ra đời của hàng loạt công ty đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, xã hội, trực tiếp đòi hỏi sự thay đổi về cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia của Nhà nước ta.

Sau khi Liên Xô tan rã, ý đồ đưa Việt Nam vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa được bộc lộ. Đặc biệt sau khi một số nước tuyên bố bỏ bao vây kinh tế cấm vận Việt Nam, sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá ở Việt Nam ngày càng mạnh. Hầu hết các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á đều chọn Việt Nam làm đầu cầu để thực hiện ý đồ riêng ở

khu vực. Các cơ quan tình báo gián điệp của các nước tư bản chủ nghĩa có lợi ích ở Việt Nam đều điều chỉnh phương thức, thủ đoạn hoạt động. Bên cạnh các chương trình từ thiện, nhân đạo, các thế lực thù địch tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, chiến tranh tâm lý để thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình, nhằm thay đổi nhà nước Việt Nam. Thậm chí có nhiều nhân viên tình báo gián điệp, đã tìm cớ đi lại nhiều lần, thâm nhập sâu, ở lâu trong vùng dân tộc thiểu số, tìm cách gây ảnh hưởng chính trị, nghiên cứu tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, tư liệu về nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực.

Các tổ chức phản động người Việt lưu vong cũng có sự chuyển đổi phương thức hoạt động chống Việt Nam. Chúng rất chú ý lợi dụng số hơn 2 triệu người Việt Nam đang sống và định cư ở hơn 70 nước trên thế giới để tuyên truyền tư tưởng chống cộng, tuyển mộ lực lượng, xây dựng tổ chức chống phá ta từ bên ngoài, thu thập tin tức tình báo, móc nối với đối tượng bất mãn nhằm chống phá nhà nước ta.

Sau 10 năm đổi mới, đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng, bước vào thời kỳ mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được xác định ngày càng rõ thêm, thế và lực của nước ta mạnh hơn trước nhiều. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn đứng trước khó khăn thách thức rất gay gắt. Trên thế giới tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp khó lường. Nổi lên là các cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, thương mại và nhiều mặt khác diễn ra rất gay gắt. Ở trong nước, các nguy cơ vẫn tồn tại tác động lẫn nhau và đều nguy hiểm không thể coi thường, xem nhẹ nguy cơ nào, nhất là những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục. Đất nước còn tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều bất cập, đang đứng

trước thách thức mới của xu thế hội nhập, mở rộng cửa tham gia hội nhập WTO. Trên các địa bàn chiến lược, nhạy cảm các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo, vấn đề dân tộc hoạt động tình báo gián điệp. Yêu cầu và nhiệm vụ mới của chiến lược bảo vệ thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đặt ra vô cùng phức tạp.

Nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội gián điệp phải đặt trong bối cảnh của tình hình thế giới và đất nước hiện nay. Việc điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội gián điệp không chỉ là trừng trị trấn áp các hành vi phạm tội mà còn là để làm thất bại âm mưu chống chính quyền nhân dân của các thế lực thù địch.

Thứ hai, về quan điểm, đường lối xử lý đối với tội phạm gián điệp của Đảng và Nhà nước ta:

Một là, phải thấu suốt đường lối cơ bản của Đảng là “Đảng lãnh đạo, dựa vào quần chúng, kết hợp tính tích cực của quần chúng với công tác nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn”. Qua thực tiễn xử lý tội gián điệp ở nước ta từ ngày thành lập nước đến nay chỉ rõ: bất kể trong tình hình nào, Đảng cũng lãnh đạo một cách tuyệt đối. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, lại càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xử lý tội phạm gián điệp. Đảng lãnh đạo bằng việc vạch ra đường lối và hoạch định chiến lược phòng chống tội phạm, tổ chức và giáo dục toàn dân tham gia công tác bảo vệ Tổ quốc trong từng thời gian nhất định. Trong các chỉ thị, nghị quyết, Đảng xác định rõ đối tượng, nhiệm vụ cũng như đường lối, quan điểm, chính sách và những biện pháp cơ bản của cuộc đấu tranh. Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG.

Hai là, phải tích cực phòng ngừa, tiến công liên tục các đối tượng phạm tội gián điệp.

Vấn đề tích cực phòng ngừa thể hiện các yêu cầu sau: 1) không để kẻ địch gây hại cho cách mạng; 2) không để nảy sinh kẻ địch mới; 3) xoá bỏ cơ sở phát sinh tội phạm. Muốn tích cực phòng ngừa, phải quán triệt tư tưởng tiến công và tiến công liên tục các đối tượng phạm tội gián điệp. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Không tiến công liên tục kẻ địch tức là tạo điều kiện cho kẻ địch có thời cơ hoạt động chống phá Nhà nước ta. Nội dung tiến công bao gồm cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm tan rã chúng không chỉ về mặt tổ chức mà còn đập tan chúng về mặt tư tưởng, làm sụp uy thế chính trị của chúng làm cho kẻ địch không còn chút ảnh hưởng gì trong quần chúng. Về mặt thời gian chúng ta tiến công địch bất kể ngày, đêm, trong thời chiến cũng như trong thời bình. Về mặt không gian, chúng ta tiến công địch ở mọi lúc mọi nơi không chỉ ở trên đất ta mà còn tiến công địch ở nơi xuất phát, từ trong nội bộ chúng, từ tận sào huyệt của chúng.

Ba là, không để lọt một kẻ địch, không được làm oan một người ngay. Bốn là, phải quán triệt và thực hiện chính sách “trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”. Trong hàng ngũ đối tượng phạm tội gián điệp, có những tên cực kỳ phản động ngoan cố chống đối đến cùng, nhưng cũng có những tên mức độ phạm tội nghiêm trọng, khi bị trấn áp mạnh thì dao động, đầu hàng cách mạng. Cũng có những người thuộc tầng lớp nhân dân lao động bị dụ dỗ lừa bịp, bị cưỡng ép mà tham gia phạm tội, số này dễ hối cải, thật thà thú tội và trở về với cách mạng. Vì vậy Đảng ta đề ra chính sách trên nhằm phân hoá kẻ địch cao độ, triệt để cô lập và đánh mạnh vào bọn chủ mưu cầm đầu, bọn ngoan cố chống phá cách mạng đến cùng và khoan hồng giáo dục những người bị lầm đường thật thà, hối cải. Mặt khác, muốn

đấu tranh với kẻ địch có hiệu quả, phải nghiêm khắc trừng trị những kẻ địch

Một phần của tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 77 - 91)