Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp ở nước ta.

Một phần của tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 67 - 75)

d, Về mặt chủ quan của tội phạm.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp ở nước ta.

các hành vi đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG trong đó có hành vi phạm tội gián điệp là do âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch câu kết với các phần tử phản động trong nước chống phá chính quyền nước ta.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp ở nước ta. tội gián điệp ở nước ta.

a. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi có BLHS năm 1999.

- Từ năm 1945 đến năm 1954: theo số liệu thống kê còn lưu giữ được trong thời kỳ này các cơ quan bảo vệ pháp luật đã đưa ra xét xử 16 vụ án gián điệp trong tổng số 43 vụ xâm phạm an ninh quốc gia/1000 bị cáo.

Thời kỳ này các cơ quan bảo vệ pháp luật đã áp dụng pháp luật hình sự rất nghiêm khắc, điều này đã góp phần tích cực đập tan âm mưu ngóc đầu dậy của các loại phản cách mạng góp phần cùng cả nước tiến hành hoàn toàn thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 29/8/1952 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chỉ thị uốn nắn công tác trấn áp phản cách mạng. Chỉ thị nêu rõ:

+ Kẻ đáng bắt thì kiên quyết bắt.

+ Kẻ bắt cũng được, không bắt cũng được thì kiên quyết không bắt. + Kẻ đáng trừng trị thì kiên quyết trừng trị nặng.

+ Kẻ trừng trị nặng cũng được, không trừng trị cũng được thì kiên quyết không trừng trị.

- Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã mưu trí dũng cảm, khôn khéo đón bắt 40 vụ với 280 tên gián điệp, trong đó có nhiều chuyên án phục kích, bắt sống hàng trục tên gián điệp do Mỹ nguỵ tung ra miền Bắc bằng máy bay.

- Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, số vụ án phạm tội gián điệp được phát hiện và xử lý nhiều nhất. Một số vụ điển hình như: Mặt trận cách mạng chân chính vào tháng 1/1986 xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, bắt 17 tên truy tố trước pháp luật bọn cầm đầu, cốt cán, phạt tù giam và tập trung cải tạo. Vụ Mike Morrow hoạt động gián điệp vào tháng 1/1990 xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, kết quả chúng ta bắt Morrow và trục xuất ra khỏi Việt Nam. Vụ hoạt động gián điệp đối tượng chính là Miriam Hersh

Bergơ xảy ra tháng 6/1990 tại Hà Nội, kết qủa trục xuất y ra khỏi Việt Nam. Vụ diễn đàn tự do cầm đầu Đoàn Viết Hoạt xảy ra tháng 10/1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Vụ bác sỹ Bùi Duy Tâm tổ chức hoạt động gián điệp chống Việt Nam xảy ra tháng 1/1991 tại Hà Nội, kết quả chúng ta vây phong toả nguồn tài liệu không để lọt vào tay bọn tình báo…

Nhìn chung trong thời kỳ này, hoạt động áp dụng pháp luật tội gián điệp diễn ra trong điều kiện quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp tuy nhiên đã được áp dụng hết sức khéo léo và linh hoạt. Qua đó ta rút ra một số nhận xét:

Một là, các hành vi phạm tội gián điệp được xử lý bằng biện pháp hình

sự nghiêm khắc.

Hai là, người phạm tội gián điệp được xử lý bằng nhiều hình thức,

không phải bị cáo nào cũng bị áp dụng hình phạt chung thân tử hình mà có thể bị xử lý bằng hình thức mềm dẻo hơn như tù có thời hạn, trục xuất.

b. Thời kỳ từ khi có BLHS năm 1999 đến nay.

Đấu tranh chống tội gián điệp là một bộ phận của cuộc đấu tranh chống các tội xâm phạm ANQG và là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bảo vệ ANQG. Các biện pháp tổ chức giáo dục, phòng ngừa … có giá trị rất tích cực nhưng không thay thế được các biện pháp pháp lý hình sự. Thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã đạt được những kết quả to lớn trong cuộc đấu tranh chống các hành vi phạm tội gián điệp nói riêng và các tội xâm phạm ANQG nói chung. Một trong những kết qủa nổi bật là mặc dù các thế lực thù địch sử dụng mọi phương thức thủ đoạn xảo quyệt nhằm mục đích chống phá Nhà nước ta, nhưng chúng ta vẫn bảo vệ được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao trong toàn quốc từ năm 2000 đến năm 2007 Toà án nhân dân đã thụ lý 33 vụ/62 bị cáo phạm tội gián điệp và đưa ra xét xử tổng số 30 vụ /54 bị cáo. Nhiều vụ án được giải quyết nhanh, xử lý đúng người đúng tội không những đảm bảo thời hạn luật định, mà còn góp phần có hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc như các vụ án gián điệp ở Lạng Sơn, Lào Cai.

Theo quy định tại Điều 80 của BLHS hiện hành: khoản 1 có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; khoản 2 có khung hình phạt từ năm năm đến mười lăm năm tù; khoản 3 quy định trường hợp được miễn TNHS. Và tại Điều 92 BLHS quy định hình phạt bổ sung, theo đó, người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân từ một năm đến năm năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thực tiễn xét xử của Toà án cho thấy:

Thứ nhất, về hành vi phạm tội, hành vi phạm tội gián điệp chủ yếu là hành vi thu thập tin tức tình báo. Ví dụ: ngày 22/4/2002 Toà án nhân dân tối cao xét xử Nguyễn Thị Giang; trú tại Ngô Quyền, Hải Phòng do có hành vi thu thập, cung cấp các tài liệu liên quan đến chính sách kinh tế của Việt Nam cho nhóm Hồ Giang như: 01 quyển luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam; 01 tài liệu có nội dung liên quan đến đầu tư nước ngoài do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1994; hành vi thu thập, cung cấp tin tức tài liệu liên quan đến tình hình chính trị, quân sự, kinh tế trọng điểm của Việt Nam, thị Giang đã cung cấp cho chúng một đề án xây dựng đường 80 (Chúc Sơn – Ba Thá) của tỉnh Hà Tây cũ. Ngày 29/7/2003 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử Nguyễn Quang Vinh; trú tại Gia Lâm, Hà Nội về hành vi thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu trong đó có nhiều tài liệu

mật, nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 Bộ luật hình sự.

Theo số liệu thống kê được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2004 đã thụ lý và đưa ra xét xử 11 vụ phạm tội gián điệp/13 bị cáo trong đó có 9 vụ án xét xử các bị cáo theo điểm c khoản 1 Điều 80 chiếm 81,82%. Đây là một con số lớn chứng tỏ hành vi cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi đặc trưng của tội gián điệp.

Về hành vi quy định tại khoản 2 điều 80 Bộ luật hình sự. Thực tiễn xét xử cho thấy, các bị cáo cũng đều bị xét xử về hành vi thu thập, cung cấp tin tức cho nước ngoài sử dụng chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng trong trường hợp ít nghiêm trọng. Ví dụ ngày 26/8/2003 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử Phạm Hồng Sơn sinh năm 1968; trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội theo khoản 2 Điều 80 Bộ luật hình sự do bị cáo có hành vi sau: từ tháng 7/2000 đến khi bị phát hiện bắt giữ Phạm Hồng Sơn đã có quan hệ, trao đổi tin tức, tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống lại đường lối chính sách, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước … với các phần tử cơ hội chính trị như Trần Khuê, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Đắc Kính, Lê Chí Quang … Sơn còn liên hệ trao đổi tin tức, tìm sự hậu thuẫn về vật chất và tinh thần, thống nhất việc xúc tiến thành lập “tập hợp dân chủ đa nguyên” ở Việt Nam với Nguyễn Gia Kiểng đối tượng cầm đầu nhóm Thông luận – một tổ chức phản động chống đối Nhà nước Việt Nam ở Pháp, được Kiểng đồng ý coi Sơn là thành viên của “Tập hợp dân chủ đa nguyên”. Ngoài ra, Sơn còn liên hệ bằng hộp thư điện tử với các phần tử phản động lưu vong khác như Trần Nam, Nguyễn Phú Long, Bùi Đình Thắng, Trần Tử Sơn,

Nguyễn Khả Phạm Thanh Chương, Trang Thế Khương báo cáo tình hình về số đối tượng chống đối trong nước, gửi các tài liệu có nội dung nói xấu chế độ, thông báo việc Lê Thế Quang, Nguyễn Khắc Toàn bị bắt giữ … để số đối tượng đó vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền. Ví dụ, ngày 05/5/2004 Toà án nhân dân tối cao đã xét xử Nguyễn Vũ Bình sinh năm 1968; quê quán: Xuân Trường, Nam Định theo khoản 2 Điều 80 Bộ luật hình sự, từ tháng 9/2000 đến cuối năm 2002 Nguyễn Vũ Bình đã liên hệ với các phần tử trong nước như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quốc Dương, Lê Chí Quang để thu thập các tin tức tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ đó Nguyễn Vũ Bình móc nối với các đối tượng, tổ chức nước ngoài phản động như: Nguyễn Gia Kiểng thuộc tổ chức “Tập hợp dân chủ đa nguyên” tại Pháp, Nguyễn Ngọc Đức thuộc tổ chức “Liên minh tự do” tại Pháp; Trương Minh Dũng thuộc tổ chức “Trung tâm dân chủ tự do” tại Canađa; Ngô Thị Hiền thuộc tổ chức “Uỷ ban tự do tôn giáo” tại Mỹ; Nguyễn Vũ Bình đã nhận tiền của các tổ chức và cá nhân trên để thu thập thông tin và gửi các tài liệu, tin tức cho các cá nhân và tổ chức đó dùng để bôi nhọ và vu cáo Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt nguy hiểm là Nguyễn Vũ Bình đã móc nối với các phần tử phản động lưu vong nước ngoài, Nguyễn Vũ Bình đã trực tiếp soạn thảo tài liệu “bản điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam” với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ tình hình trong nước, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, kêu gọi nước ngoài gây sức ép chống lại Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai, về hình phạt, chủ yếu là áp dụng hình phạt tù có thời hạn, và hình phạt bổ sung là phạt quản chế tại địa phương nơi bị cáo cư trú để quản lý giáo dục. Theo thống kê cho thấy, từ năm 2001 đến năm 2004 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử 11 vụ/13 bị cáo trong đó đã xử phạt các bị cáo từ 5 năm đến 20 năm tù, phạt quản chế đối với các bị cáo sau khi

mãn hạn tù từ 3 – 5 năm, không có trường hợp nào xử phạt chung thân hoặc tử hình chiếm 0%. Đối với trường hợp được miễn TNHS cũng không có trường hợp nào chiếm 0%. Số bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt quản chế chiếm 50%. Điều 92 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định một số hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, nhưng thực tiễn xét xử áp dụng tội gián điệp cho thấy đối với người phạm tội gián điệp nếu bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung thì thường áp dụng hình phạt là quản chế, điều này bổ sung và làm tăng sức mạnh của hình phạt chính, làm cho hình phạt chính được thực hiện triệt để và đạt được mục đích phòng ngừa.

Thứ ba, về chủ thể của tội gián điệp, điều luật quy định có thể là công dân Việt Nam, có thể là người nước ngoài, người không quốc tịch. Thực tiễn xét xử các vụ án phạm tội gián điệp cho thấy, chủ thể chủ yếu là công dân Việt Nam, người giữ chức vụ hoặc công tác tại một cơ quan nào đó, cũng có thể là người không nghề nghiệp…ví dụ ngày 18/4/2001 xét xử Đinh Văn Bản nguyên là công an, ngày 17/01/2005 xét xử Nguyễn Tiến Tuấn làm nghề buôn bán, ngày 26/8/2002 xét xử Triệu Kim Khuấn là cán bộ hưu trí, ngày 24/11/2003 xét xử Hoàng Việt Hưng không nghề nghiệp và Hoàng Văn Tiếp công tác tại phòng khuyến nông … điều này là phù hợp vì, hành vi phạm tội chủ yếu là hành vi thu thập, cung cấp tài liệu bí mật hoặc tài liệu khác cho nước ngoài sử dụng nhằm mục đích chống lại Nhà nước Việt Nam.

Về tin tức tài liệu bí mật nhà nước hoặc tin tức tài liệu khác bị thu thập, cung cấp cho nước ngoài ở đây rất phong phú. Có thể là tài liệu, tin tức về tình hình kinh tế, xã hội, có thể là tài liệu tin tức thuộc bí mật nhà nước theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28/10/1991.

Ngoài ra đối với những vụ án có liên quan đến nước ngoài, tôn giáo, khi xét xử có đường lối xử lý, đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác đối ngoại của

Đảng, đảm bảo đường lối chính sách hình sự trong việc trừng trị nghiêm khắc và phân hoá cao đối với bọn phạm tội gián điệp. Trường hợp người nước ngoài phạm tội gián điệp, nếu đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ về ngoại giao, lãnh sự thì được giải quyết theo đường ngoại giao hoặc lãnh sự, hoặc giữa nước ta có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp về lĩnh vực này với quốc gia mà người phạm tội mang quốc tịch thì được giải quyết theo hiệp định tương trợ tư pháp. Có trường hợp đối tượng phạm nhiều tội nhưng chỉ chọn một tội để xử lý, có trường hợp người phạm tội gián điệp nhưng lại phải truy tố về tội danh khác, điều này vừa xử lý được kẻ phạm tội, đảm bảo chủ quyền quốc gia, vừa không gây phản ứng tiêu cực từ phía nước ngoài, đáp ứng yêu cầu về chính trị, ngoại giao, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Mặc dù chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tội phạm ở nước ta nói chung nhưng tình hình phạm tội gián điệp vẫn còn phức tạp, tính chất nghiêm trọng và quy mô lớn hơn, gây ảnh hưởng đến an ninh đối nội và đối ngoại ở nước ta, nguyên nhân và điều kiện của tình hình đó:

- Các lực lượng thù địch chống Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động chống phá, ráo riết tiến hành chiến lược “diễn biến hoà bình” trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội …nhằm thủ tiêu chế độ XHCN ở Việt Nam. Nhiều đối tượng tình báo, gián điệp lợi dụng những sơ hở trong công tác quản lý của chúng ta, núp dưới các danh nghĩa khác nhau, móc nối người trong nước, người trong nội bộ, thu thập tài liệu mang ra nước ngoài, cài cắm phát triển cơ sở gián điệp trong nội bộ ta.

Ở trong nước, các nhân tố mất ổn vẫn tiềm ẩn trong xã hội, trong nội bộ. Đáng chú ý là số người có thâm thù với cách mạng chưa chịu cải tạo số đối tượng bất mãn, cực đoan, cơ hội chính trị, vì lợi ích cá nhân trước mắt, nếu

không có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời sẽ là những nhân tố phá hoại ngay trong đất nước ta, tiếp tay cho các thế lực thù địch bên ngoài.

- Bên cạnh những thành tựu đạt được các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng đã bộc lộ một số thiếu xót yếu kém như: trình độ chính trị, pháp luật của một

Một phần của tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)