Khái quát chung về tình hình tội gián điệp ở nước ta

Một phần của tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 63 - 67)

d, Về mặt chủ quan của tội phạm.

2.2.1.Khái quát chung về tình hình tội gián điệp ở nước ta

Từ cổ chí kim, những sự kiện gián điệp gây ảnh hưởng lớn tới cục diện chính trị trên thế giới. Hoạt động gián điệp là một bộ phận tình báo tích cực, hơn nữa nó là một bộ phận rất nhỏ. Nó là một loại hoạt động dưới sự chỉ đạo của cơ quan tình báo với những thủ đoạn kín đáo, có tổ chức, có mục đích tiến hành thăm dò, lấy trộm thông tin đối phương, tung tin giả, mua chuộc và chiêu mộ gián điệp, thành lập và phát triển tổ chức gián điệp … Hoạt động gián điệp nảy sinh theo sự kiện của quốc gia, là cần thiết khách quan về sự phát triển và tồn tại của quốc gia. Hoạt động gián điệp là sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn đặc biệt.

Khái quát chung về tình hình tội gián điệp ở nước ta được chia ra thành các thời kỳ sau:

- Từ năm 1945 đến năm 1954: đây là thời kỳ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ mới ra đời vừa phải đối phó với muôn vàn khó khăn do nạn đói và nền kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh, vừa phải tiến hành chống thù trong giặc ngoài. Được Hội nghị Pốt – xđam cho phép và nhằm thực hiện ý đồ

xâm lược của đế quốc Mỹ, quân đội Anh, Pháp, Tưởng mượn cớ đồng minh tiến vào nước ta với danh nghĩa tước vũ khí của quân đội Nhật Bản, nhưng thực chất là nhằm xâm lược nước ta. Ở miền Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng gồm 4 quân đoàn do tướng Lữ Hán chỉ huy tiến vào nước ta. Khi vào quân Tưởng còn mang theo bọn phản động người Việt ở Trung Quốc nhằm âm mưu tiêu diệt Việt Minh cướp chính quyền. Ở miền Nam, ngày 06/9/1945 quân đội Anh do tướng Gơ - ra – xay tiến vào Sài Gòn. Quân đội Pháp của tướng Đờ – gôn lúc này với đồng minh là phát xít nhưng thực chất không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

Về hoạt động tình báo gián điệp xảy ra nhiều ở các địa phương: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Giang, Thanh Hoá, Bắc Giang, Quảng Trị, Huế … đối tượng của loại này là bọn gián điệp Pháp (bao gồm Phòng nhì và bọn gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù - GCMA) cấu kết với bọn phản động lợi dụng đạo thiên chúa, đảng phái cũ và một số cán bộ thoái hoá biến chất làm nội gián. Các hoạt động này cũng đã gây ra cho ta nhiều tổn thất lớn. Ví dụ vụ gián điệp ở Hòn Mê Thanh Hoá, đã xây dựng mạng lưới gián điệp tình báo trên địa bàn rộng, thu thập tin tức để cung cấp cho quân đội Pháp đánh phá hậu phương ta. Tháng 10 năm 1952 ta đã phá tổ chức gián điệp này và bắt 93 tên.

- Từ năm 1955 đến năm 1964: đây là thời kỳ tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam.

Hành vi đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG trong thời kỳ này nổi bật là các hành vi gián điệp biệt kích của Mỹ – Diệm. Địa bàn xảy ra nhiều nhất là Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Bắc, Hải Phòng, Ninh Bình, Bắc Thái. Trong đó có nhiều toán gián điệp biệt kích do máy bay Mỹ thả dù đã bị

nhân dân ta bắt gọn. Trong số 60 tên gián điệp bị bắt lúc bấy giờ ở miền Bắc thì phần lớn là gián điệp của Mỹ – Diệm. Đây là những tên gián điệp người miền Bắc di cư, được Mỹ – Diệm tuyển chọn tung ra miền Bắc để điều tra thu thập tình báo chuẩn bị phá hoại các mục tiêu quan trọng.

- Từ năm 1965 đến năm 1975: đây là giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào thời kỳ quyết liệt nhất. Chính trong điều kiện đó, bọn phản động tưởng là thời cơ đã đến, ráo riết móc nối với nhau nhằm chống chính quyền nhân dân.

Về hoạt động gián điệp xảy ra hết sức nghiêm trọng. Địa bàn xảy ra là Lai Châu, Sơn La, Quảng Bình, Vĩnh Linh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Hoà Bình … Đối tượng của hành vi này chủ yếu là gián điệp Mỹ – Nguỵ. Ngoài ra có một số vụ gián điệp Pháp – Nhật. Trong số 40 vụ/280 tên gián điệp ta bắt được có 33 vụ do máy bay địch thả dù và 07 vụ gián điệp nằm vùng.

Hoạt động gián điệp thời kỳ này xảy ra nhiều và nghiêm trọng nhằm phục vụ và chỉ điểm cho chiến tranh phá hoại.

- Từ năm 1975 đến năm 1990: đây là thời kỳ Tổ quốc ta được thống nhất, cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hoà bình. Các thế lực trong và ngoài nước vẫn tăng cường cấu kết với nhau chống phá cách mạng. Nhằm thực hiện âm mưu “hậu chiến”, bọn nguỵ quân nguỵ quyền tan rã tại chỗ, dần dần co cụm, tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức phản cách mạng chống chính quyền một cách quyết liệt.

Hoạt động tình báo gián điệp: bọn chúng đã sử dụng Thái Lan làm “Đất thánh” để tuyển mộ, huấn luyện, tung nhiều toán gián điệp biệt kích xâm nhập bằng đường bộ qua Lào, Căm – pu – chia và đường biển vào nước ta, mang theo tiền giả vào phá hoại, lũng đoạn thị trường Việt Nam. Chúng đã tổ chức

nhiều tổ chức gián điệp lớn như vụ Võ Đại Tôn, vụ “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Tuý, Mai Văn Hạnh cầm đầu hoặc vụ “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” do Hoàng Cơ Minh cầm đầu.

Nghiên cứu tình hình tội gián điệp ở nước ta trong thời kỳ thấy:

Từ năm 1980 đến năm 1984 xảy ra 383 vụ phạm tội phản cách mạng trong đó tội gián điệp: 45 vụ chiếm 11,7%.

Trong những năm 1985 – 1989 xảy ra 209 vụ phạm tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, trong đó tội gián điệp 47 vụ chiếm 22,4%.

Như vậy trong thời kỳ này tội gián điệp có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong số các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia.

- Từ năm 1990 đến nay: đây là thời kỳ phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới bước vào quá trình thoái trào nghiêm trọng. Các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tan rã. Các thế lực thù địch tăng cường bao vây và phá hoại các nước XHCN còn lại, trong đó có nước ta. Lợi dụng chủ trương mở cửa, các thế lực thù địch đã đưa người, phương tiện và tiền bạc vào nước ta với danh nghĩa du lịch, thăm thân nhân, khảo sát thị trường, song thực chất là để thu thập tin tức tình báo, móc nối với bọn phản động trong nước. Hoạt động gián điệp thời kỳ này rất đa dạng và nguy hiểm, bọn chúng không từ một thủ đoạn nào. Ví dụ vụ Mike Morrow hoạt động gián điệp chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong những năm 1990 – 1999 đã xảy ra 81 vụ án đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG trong đó tội gián điệp chiếm 12 vụ với tỷ lệ 14,8%. Chiếm tỷ lệ cao trong số các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG.

Năm Số vụ Số bị cáo 2000 7 8 2001 4 5 2002 4 5 2003 6 8 2004 4 9 2005 3 6 2006 3 14 2007 2 7

Nhìn chung số vụ phạm tội gián điệp có xu hướng giảm về số lượng, nhưng tăng về số lượng bị cáo. Điều này cho thấy hoạt động gián điệp ngày càng phức tạp và có tổ chức. Địa bàn xảy ra nhiều là Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng…

Một phần của tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 63 - 67)