Tăng cường hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 97 - 103)

Kết luận chương

3.3.3. Tăng cường hợp tác quốc tế

Thập kỷ những năm 90 của thế kỷ XX được đánh dấu bằng xu thế hội nhập của các nước ở mỗi khu vực và trên thế giới như một quy luật tất yếu và khách quan. Chính trong xu thế ấy thì sự hợp tác của các nước trong lĩnh vực pháp luật là rất quan trọng do các nỗ lực của các quốc gia thông qua các tổ chức của cộng đồng quốc tế như Liên hợp quốc, Hội đồng Châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á … nhằm bảo vệ sự tồn tại hoà bình và an ninh cũng như an ninh đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia.

Tình trạng phạm tội gián điệp ngày càng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, nó là sự cần thiết khách quan về sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, do vậy đã đặt ra vấn đề là cần phải thông qua một chương trình hợp tác quốc tế mang tính đồng bộ về việc xử lý những trường hợp phạm tội gián điệp.

Để làm được điều này, trước hết ở mỗi quốc gia phải giải quyết tốt công tác đảm bảo độ tin cậy cao đồng thời, phát triển các cơ sở dữ liệu cần thiết về tình trạng phạm tội gián điệp và thực trạng pháp luật đối với tội gián điệp. Việt Nam cần làm tốt công tác hợp tác quốc tế về đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt; đề ra các chương trình học tập những kinh nghiệm lập pháp của các nước tiên tiến về tội gián điệp và thu hút sự

tham gia cũng như tăng cường sự phối hợp giám sát xử lý của các quốc gia đối với các hành vi phạm tội gián điệp.

Trong quan hệ với các quốc gia có quan hệ phối hợp, phải thường xuyên trao đổi về tình hình tội phạm để kịp thời phản ứng đối với sự thay đổi của tội phạm; phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật của các quốc gia, giúp đỡ nhau về mặt tài chính, tư vấn và cùng ký kết tham gia thực hiện các chương trình quốc tế về đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt, là tội gián điệp.

Ngoài ra, bằng trí tụê, tài chính và sức lực của các nhà luật học có tâm huyết từ nhiều nước trên thế giới đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp đấu tranh chống tội phạm nói chung vì sự tồn tại hoà bình và an ninh của nhân loại.

Kết luận chương 3

Để nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và vận dụng sáng tạo vào việc xử lý tội gián điệp. Khi áp dụng pháp luật để xử lý đối tượng phạm tội cần phải lưu ý tình hình chính trị – xã hội của đất nước, tình hình cụ thể ở địa phương để cân nhắc, lựa chọn hình thức xử lý thích hợp, đảm bảo đồng thời các yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ và pháp luật. Vận dụng pháp luật không thể tách rời nhiệm vụ chính trị nhưng cũng cần tránh xu hướng đề cao, tuyệt đối hoá yêu cầu chính trị dẫn đến coi thường pháp luật. Mọi vi phạm pháp chế XHCN cũng đồng nghĩa vi phạm chính sách hình sự, đều dẫn đến làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm.

Việc xử lý những người phạm tội gián điệp phải áp dụng quy định của pháp luật hình sự một cách mềm dẻo, linh hoạt. Thực tiễn xử lý các trường hợp phạm tội gián điệp cho thấy, nếu áp dụng pháp luật một cách máy móc sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Những yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định của BLHS đối với tội gián điệp cần được chú ý, đặc biệt là sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng trong việc xử lý các trường hợp phạm tội gián điệp, đây là vấn đề mang tính nguyên tắc.

Theo chúng tôi, hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội gián điệp nên tập trung thể hiện đặc trưng nổi bật và phổ biến của tội gián điệp là điều tra, thu thập tình báo. Theo hướng này thì hoạt động phá hoại do người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện sẽ cấu thành tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, thực tiễn cho thấy, người Việt Nam không chỉ gây cơ sở để hoạt động tình báo mà trong nhiều trường hợp còn trực tiếp tiến hành hoạt động tình báo.

KẾT LUẬN

1. Đấu tranh phòng, chống tội gián điệp là một trong những nội dung chủ yếu của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Yêu cầu đặt ra trong cuộc đấu tranh này là làm thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Từ khi chính quyền thuộc về tay nhân dân cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia để giữ vững chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, tội gián điệp được quy định trong luật hình sự Việt Nam là phù hợp và cần thiết, qua từng thời kỳ cách mạng đều được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

2. Kể từ lần pháp điển hoá đầu tiên trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội gián điệp đã được quy định tại Điều 74 Mục A Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, chương I Phần các tội phạm. Trải qua 14 năm áp dụng, quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp gần như không có sự thay đổi, đã chứng tỏ được tác dụng to lớn trong việc tạo thành cơ sở pháp lý thống nhất cho cuộc đấu tranh phòng chống tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia – tội gián điệp bằng biện pháp pháp luật hình sự. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ những điểm chưa hợp lý, những khía cạnh cần được bổ sung, sửa đổi nhằm làm cho những quy định về tội gián điệp thực sự là công cụ sắc bén trong công cuộc bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta.

3. Những quy định về tội gián điệp từ Cách mạng tháng Tám cho đến nay đã không ngừng phát triển, kế thừa những giá trị pháp lý truyền thống của dân tộc, vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu trong hoạt động lập pháp hình sự về tội gián điệp của các nước trên thế giới. Pháp luật

hình sự về tội gián điệp từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm này, bám sát và phục vụ các nhiệm của cách mạng Việt Nam. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định về tội gián điệp phải đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, luôn phản ánh sự phát triển trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, và có chính sách xử lý tương ứng, chế tài thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ ANQG trước mắt và trong thời gian tương đối dài.

Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp cho thấy, mặc dù chiếm tỷ trọng rất thấp trong các vụ án được đưa ra xét xử, nhưng những vụ án về tội gián điệp rất phức tạp, tính chất nghiêm trọng và quy mô lớn hơn gây ảnh hưởng đến an ninh đối nội và đối ngoại ở nước ta.

4. Xuất phát từ những bài học kinh nghiệm lịch sử và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, có thể thấy rằng những yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 có rất nhiều vấn đề phải chú ý, từ việc các cơ quan pháp luật phải lắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào việc xử lý các trường hợp phạm tội gián điệp, việc xử lý người phạm tội gián điệp phải áp dụng pháp luật hình sự một cách mềm dẻo, linh hoạt, việc xử lý người phạm tội gián điệp cần có quan điểm thống nhất, hoạt động áp dụng pháp luật phải tuân thủ trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, đến việc phải tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng trong việc xử lý các trường hợp phạm tội gián điệp.

5. Trong xu hướng toàn cầu hoá, vấn đề an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia của một nước có liên quan chặt chẽ với tình hình quốc tế và khu vực. Đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề đòi hỏi có sự tham gia của nhiều quốc gia trong giữ gìn và bảo vệ an ninh quốc gia của một nước hoặc của một nhóm nước. Vì vậy bên cạnh việc phát huy nội lực để bảo vệ vững chắc độc lập của

quốc gia, bất khả xâm phạm lãnh thổ và khả năng phòng thủ đất nước, cần nhận thức sâu sắc bối cảnh mới để đề ra những chủ trương, đối sách và biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm gián điệp ở nước ta nhằm xây dựng một nước Việt Nam XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)