Kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau phiên tòa phúc thẩm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân (Trang 52)

Biên bản phiên tòa phúc thẩm xử các vụ án, quyết định hình sự của Tòa án nhân dân là biên bản được Thư ký Tòa phúc thẩm ghi trực tiếp tại phiên tòa. Do vậy, biên bản phiên tòa thể hiện toàn bộ hoạt động của Hội đồng xét xử phúc thẩm, của Kiểm sát viên, người bào chữa, giám định viên; thể hiện những lời khai của bị cáo, người làm chứng, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Vì thế

biên bản phiên tòa có ý nghĩa quan trọng, giúp cho Kiểm sát viên phát hiện oan, sai, lọt trong việc xét xử phúc thẩm. Kiểm tra biên bản phiên tòa phúc thẩm hình sự là việc làm không thể thiếu được trong hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm. Khi kiểm tra biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm tra kỹ để phát hiện, làm rõ những vấn đề sau:

- Thành phần Hội đồng xét xử có đúng những người đã ngồi xét xử phúc thẩm vụ án đó không.

- Những lời trình bày của bị cáo, người làm chứng, người giám định, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có ghi đúng hoặc những lời khai của họ tại phiên tòa phúc thẩm có được ghi nhận tại biên bản phiên tòa không.

- Kiểm tra biên bản phiên tòa phải xem xét có ghi đúng, đầy đủ nội dung lời phát biểu kết luận về vụ án của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm không?... Hội đồng xét xử có ký, đóng dấu đầy đủ vào biên bản phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật không.

- Cùng với việc kiểm tra biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên còn phải kiểm tra biên bản nghị án tại phiên tòa với những nội dung sau: Biên bản nghị án có ghi đúng ngày, tháng, năm nghị án và thành phần Hội đồng xét xử đã trực tiếp xét xử vụ án đó không; có ghi đầy đủ họ tên bị cáo, tội danh, điều luật áp dụng, hình phạt không; có biểu quyết từng vấn đề một như quy định tại Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự không? Hội đồng xét xử có ký và đóng dấu đầy đủ vào biên bản nghị án không?

Nếu qua kiểm tra biên bản phiên tòa, biên bản nghị án, Kiểm sát viên phát hiện các biên bản đó ghi không đầy đủ hoặc ghi không đúng hay không ghi những lời khai của bị cáo, người làm chứng, người giám định, kết luận của Kiểm sát viên…thì yêu cầu Thư ký, Thẩm phán bổ sung đầy đủ theo đúng với lời khai của họ, lời kết luận của Kiểm sát viên…

Bên cạnh việc kiểm sát biên bản phiên tòa thì kiểm sát bản án, quyết định phúc thẩm là công việc quan trọng của Kiểm sát viên sau phiên tòa phúc thẩm. Khi kiểm sát bản án, quyết định phúc thẩm, Kiểm sát viên phải tập trung kiểm sát những vấn đề về nội dung và hình thức. Bản án, quyết định phúc thẩm được chia làm ba phần: phần đầu, phần nội dung, phần quyết định. Khi kiểm tra phần đầu, Kiểm sát viên phải kiểm tra xem xét bản án, quyết định có ghi đầy đủ thành phần Hội đồng xét xử đã xét xử phúc thẩm vụ án không; ngày, tháng, năm, địa điểm xét xử; họ tên, địa chỉ, trình độ văn hóa, lý lịch tư pháp của bị cáo; họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng. Phần nội dung là phần cơ bản nhất cho nên Kiểm sát viên phải kiểm tra kỹ nội dung về hành vi phạm tội của bị cáo, vai trò của từng bị cáo, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; phần bồi thường về dân sự xem có đúng nội dung như đã tuyên tại phiên tòa phúc thẩm không. Phần quyết định của bản án, quyết định phúc thẩm là phần quan trọng, do vậy, Kiểm sát viên phải kiểm tra thật kỹ bản án, quyết định có đúng với họ tên bị cáo, tội danh, điều luật áp dụng, hình phạt không; các quyết định của bản án tuyên về phần dân sự, xử lý vật chứng, tài sản, án phí…xem có đúng nội dung mà Hội đồng xét xử đã tuyên tại tòa hay không. Qua kiểm tra, Kiểm sát viên phát hiện những sai sót về nội dung, hình thức của bản án, quyết định làm căn cứ cho việc kiến nghị, kháng nghị sau này.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)