Giai đoạn từ năm 1960 đến trƣớc khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân (Trang 33)

hình sự năm 1988

Từ đặc điểm của tình hình đất nước toàn dân đang ra sức đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến hành sâu rộng việc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà và trước yêu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải có một nền pháp chế thống nhất, trong khi đó Viện công tố được thành lập năm 1958 với chức năng chủ yếu là đưa vụ án ra Tòa án và tổ chức hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc đã tỏ ra không còn thích hợp với sự phát triển của cách mạng và không thể đảm bảo những yêu cầu mới của việc thiết lập và củng cố nền pháp

chế xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đặt vấn đề phải thành lập Viện kiểm sát nhân dân thay thế cho Viện công tố để kiểm sát việc tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

Trước yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, năm 1959, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1959 quy định việc tổ chức lại các cơ quan nhà nước trong đó xác định hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân được xây dựng, hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Điều 105 Hiến pháp năm 1959 nêu rõ:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát Quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định [21].

Ngày 26/07/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, theo đó Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã quy định:

"Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững. Mục đích của việc kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà được tiến hành thắng lợi [22].

Và xác định rõ: "Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án nhân dân là một trong các công tác thực hiện chức năng chung của Viện kiểm sát" [22, Điều 3]. Căn cứ vào các quy định chung đó, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã dành một chương riêng quy định về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Đó là Chương IV: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án, bao gồm 3 điều: Điều 17, Điều 18 và Điều 19, khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án nhân dân thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền sau đây:

"Kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp. Riêng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp nếu thấy các bản án hoặc quyết định này có sai lầm" [22].

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 tuy chưa phân định rõ

"thực hành quyền công tố" với "kiểm sát xét xử" nhưng đã quy định khái quát và đầy đủ những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của công tác kiểm sát xét xử hình sự giúp cho ngành Kiểm sát tuy mới ra đời nhưng đã hoạt động tích cực và sáng tạo, không chỉ thể hiện ở những thành tích phục vụ các công tác trọng tâm của Đảng và Nhà nước, mà điều quan trọng là đã nâng cao thêm một bước nhận thức về chuyên chính vô sản và pháp chế xã hội chủ nghĩa, về chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của ngành, nhất là khâu công tác kiểm sát xét xử hình sự phát huy tác dụng của pháp luật trong việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

Năm 1974 Tòa án nhân dân tối cao ra Thông tư số 16/TATC ngày 29/7/1974 và Thông tư số 19/TATC ngày 02/10/1974 về thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Đến năm 1981, Quốc hội khóa VII đã thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 ngày 04/7/1981 (sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 1989). Với sự ra đời của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, các nhiệm vụ quyền hạn của công tác kiểm sát xét xử hình sự

đã được luật quy định rõ. Tại Điều 13 Luật này quy định, khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử hình sự các Viện kiểm sát nhân dân có quyền:

1- Tham dự việc trù bị phiên tòa của Tòa án nhân dân cùng cấp; 2- Tham gia tố tụng tại phiên tòa của Tòa án nhân dân cùng cấp; trong phiên tòa hình sự, kiểm sát viên đọc cáo trạng và luận tội; 3- Yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử; 4- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cùng cấp và dưới một cấp, khi thấy có vi phạm pháp luật; 5- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới, khi thấy có vi phạm pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm khi thấy có vi phạm pháp luật hoặc theo thủ tục tái thẩm khi thấy có tình tiết mới [23].

So với Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 thì Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được sửa đổi, bổ sung năm 1989 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn rất nhiều về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát xét xử hình sự. Viện kiểm sát nhân dân có quyền "Yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công tác xét xử", điểm này giúp cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của các bản án và quyết định sơ thẩm, phúc thẩm nhằm phát hiện vi phạm, kịp thời kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm cũng đã được quy định cụ thể. Sự phát triển đó của Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự, khẳng định vị

trí, vai trò và tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nước. Nhìn chung công tác kiểm sát xét xử hình sự trong giai đoạn này đã có cố gắng và đóng góp quan trọng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành, của đất nước. Công tác kiểm sát xét xử hình sự vừa tích cực hỗ trợ ngành Tòa án ra bản án đúng, vừa tích cực kiến nghị khắc phục vi phạm và tự phát hiện uốn nắn với chính sai lầm của mình nên đã góp phần quan trọng vào việc chống oan, chống lọt, xây dựng và hoàn thiện Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, đồng thời góp phần xây dựng các hướng dẫn thực hiện pháp luật trong giai đoạn sau này.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)