THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM, PHÚC THẨM VỤ ÁN

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân (Trang 54 - 70)

TỤNG HÌNH SỰ VỀ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM, PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

2.2.1. Kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân nhân dân

Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, bên cạnh việc duy trì quyền công tố tại phiên tòa, nắm vững hồ sơ vụ án, chủ động tham gia xét hỏi, tích cực tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng, thực hiện luận tội sắc bén nhằm bảo vệ việc buộc tội; đề xuất mức hình phạt phù hợp

với quy định của pháp luật, tính chất và nội dung của vụ án…thì Viện kiểm sát còn phải thực hiện tốt chức năng kiểm sát xét xử hình sự của mình.

Trong những năm qua, ngành Kiểm sát quán triệt Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" và đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị "về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" nên hoạt động thực hành quyền công tố tại phiên tòa và kiểm sát xét xử vụ án hình sự được nâng lên rõ rệt. Mặc dù số lượng vụ án hình sự phải xét xử sơ thẩm ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của tình hình tội phạm, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, Viện kiểm sát các cấp đã bám sát chỉ thị công tác hàng năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, căn cứ vào các quy định của pháp luật và yêu cầu chính trị cụ thể ở địa phương để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, do vậy mà công tác này đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Qua công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại phiên tòa, Viện kiểm sát các cấp đã tổng hợp nhiều ý kiến, kiến nghị Tòa án, Hội đồng xét xử khắc phục những thiếu sót, vi phạm góp phần giải quyết vụ án được chính xác, nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật hơn nữa.

Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ 2007 đến 2011, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đối với302.344 vụ án với 480.627 bị cáo theo thủ tục sơ thẩm. Kết quả xét xử sơ thẩm như sau: (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Kết quả xét xử sơ thẩm Năm Thụ lý Đã xét xử Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2007 65606 114578 55763 92954 2008 68697 120610 58927 99688 2009 69188 121736 59092 100015 2010 62197 92272 60602 90270 2011 69966 99710 67960 97700

Nhìn vào kết quả thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy rõ kết quả đã đạt được của Viện kiểm sát nhân dân những năm gần đây trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Điều đáng ghi nhận mặc dù số lượng án ngày càng tăng với tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng nhưng Viện kiểm sát các cấp đã tập trung lực lượng, kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết nên vẫn đảm bảo chất lượng, góp phần giảm số lượng án phúc thẩm. Điển hình năm 2010, án hình sự xét xử sơ thẩm có tổng số Tòa án thụ lý là: 62.197 vụ/92.272 bị cáo và Viện kiểm sát đã tham gia kiểm sát xét xử: 60.602 vụ/90.270 bị cáo chiếm tỷ lệ 97,4 % trên tổng số án Tòa thụ lý.

Bên cạnh kết quả đã đạt được như đã trình bày, Viện kiểm sát vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót trong hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Cụ thể:

Thực tế pháp luật không quy định quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án và một phần do nhận thức của nhiều Kiểm sát viên nên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên chủ yếu thực hiện chức năng truy tố và buộc tội mà chưa thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của mình.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án; kiểm sát việc chấp hành pháp luật của Tòa án về thời hạn chuẩn bị xét xử; kiểm sát nội dung và việc giao các quyết định của Tòa án. Tuy nhiên hầu như Kiểm sát viên không chú trọng đến việc tuân theo pháp luật đối với những hoạt động này của Tòa án. Cụ thể Kiểm sát viên không kiểm sát được thời hạn giao các quyết định của Tòa án cho bị cáo, bị hại, người liên quan. Nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ kiểm tra ngày, giờ, địa điểm đưa vụ án ra xét xử, người tiến hành tố tụng mà không quan tâm đến người tham gia tố tụng. Khi kiểm sát việc áp dụng các biện

pháp ngăn chặn của Tòa án, Kiểm sát viên cho rằng việc thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là quan điểm xử lý vụ án của Tòa án nên thường không quan tâm đến việc thay đổi, hủy bỏ đó có đúng căn cứ và hợp pháp không, đồng thời xem đây là căn cứ để đề xuất hướng xử lý vụ án của mình trong phần luận tội.

Trong phần thủ tục tại phiên tòa, Kiểm sát viên chưa kiểm sát tính hợp pháp của Hội đồng xét xử, chưa chú ý đến việc kiểm tra căn cước, lý lịch của những người được triệu tập đến phiên tòa, không nghe Thư ký phiên tòa công bố danh sách những người có mặt tại phiên tòa, dẫn đến không phát hiện được sai sót của Hội đồng xét xử, không thể hiện được quan điểm của Kiểm sát viên về việc tiếp tục phiên tòa hay hoãn phiên tòa. Nhiều trường hợp Kiểm sát viên chủ quan căn cứ, xem xét qua lời khai của người làm chứng, người liên quan có trong hồ sơ vụ án nên không coi trọng việc có mặt của họ, đến khi bị cáo không nhận tội, cần tiến hành đối chất tại phiên tòa thì không tiến hành được. Kiểm sát viên còn thụ động trong việc phát hiện những sai sót của Hội đồng xét xử, bỏ qua những vi phạm của Hội đồng xét xử. Một sai phạm thường thấy ở phiên tòa là chủ tọa phiên tòa thường cắt ngang lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng…đưa ra nhiều câu hỏi mang tính chất mớm cung làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng buộc tội tại phiên tòa nhưng Kiểm sát viên không có ý kiến gì. Kiểm sát viên cũng không kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa, cho rằng Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ "điều khiển" mọi hoạt động, diễn biến tại phiên tòa.

Trong thực tế, diễn biến phiên tòa diễn ra nhanh, Thư ký không kịp ghi chép đầy đủ các nội dung đã được thể hiện công khai tại phiên tòa hoặc sau phiên tòa Thư ký viết lại biên bản phiên tòa theo ý chí của Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa, điều này làm thay đổi nội dung vụ án nhưng Kiểm sát viên không quan tâm đến việc kiểm tra biên bản phiên tòa để phát hiện những thiếu sót hoặc không chính xác để kiến nghị Hội đồng xét xử bổ sung, điều

chỉnh, hoặc xem xét các quyết định của Hội đồng xét xử có thấu tình, đạt lý không. Kiểm sát viên chưa chú trọng đến việc kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án sau phiên tòa cũng như việc giao các quyết định sau phiên tòa cho bị cáo, người liên quan làm ảnh hưởng đến quyền kháng cáo của bị cáo, bị hại…

Một vấn đề thường gặp ở Kiểm sát viên là sau khi nhận bản án của Tòa án thì chỉ chú trọng kiểm tra việc áp dụng mức hình phạt của Tòa án có đúng pháp luật hay không, đúng với đề nghị của Viện kiểm sát hay không, không chú ý đến việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ làm căn cứ đưa ra mức hình phạt, chưa chú trọng đến phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp khác. Do đó, Kiểm sát viên chỉ đề xuất kháng nghị vụ án đối với việc áp dụng hình phạt của Tòa án là chủ yếu.

Việc Viện kiểm sát chưa kịp thời phát hiện những sai phạm của Tòa án trước, trong và sau phiên tòa xét xử, nhiều vụ án Tòa án đưa ra xét xử vi phạm thời hạn xét xử, vi phạm các thủ tục tố tụng, vi phạm việc áp dụng Bộ luật Hình sự và đã không kịp thời đưa ra kiến nghị, kháng nghị hoặc đã dẫn đến phải hủy án. Năm 2010, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, ngày 30/11/2010 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành văn bản số 739/VKS-P3 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên kiến nghị khắc phục vi phạm trong công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự để Tòa án rút kinh nghiệm, khắc phục vi phạm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật. Ví dụ: Việc vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự, vụ án xử quá hạn luật định từ 01 tháng đến 04 tháng. Đó là vụ án xét xử Phan Thị Bích Ngọc và đồng phạm về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc, Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa thụ lý ngày 10/02/2010 nhưng đến ngày 03/6/2010 mới đưa ra xét xử. Một trường hợp khác là vụ án xử quá hạn luật định từ 27 ngày đến 01 tháng của Tòa án nhân dân huyện Tuy An xét xử bị cáo Trương Văn Vũ phạm tội "Cố ý gây thương tích" (quá hạn 38 ngày). Qua kiểm sát việc xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có thủ tục đặc biệt, Viện kiểm sát còn phát hiện các

trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đặc biệt là vụ án mà Tòa án nhân dân huyện Sơn Hòa xét xử bị cáo Lê Xuân Sanh về tội "Cố ý gây thương tích", bị cáo sinh ngày 20/9/1992 tính đến ngày xét xử sơ thẩm (30/6/2010) thì bị cáo chưa đủ 18 tuổi nhưng thành phần Hội đồng xét xử chỉ có hai hội thẩm là Thanh tra viên và Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện, vi phạm Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự: "Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên, hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh". Tòa án còn vi phạm khoản 3, Điều 306 Bộ luật Tố tụng hình sự: "Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện gia đình bị cáo" mà trong phiên tòa xét xử bị cáo Xanh không có đại diện gia đình bị cáo; Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2010/HSST ngày 02/4/2010 của Tòa án nhân dân huyện Sơn Hòa xét xử bị cáo Thái Thành Hương và đồng bọn phạm tội Cướp tài sản, khi phạm tội bị cáo Hương và bị cáo Trần Văn Lanh đều chưa đủ 18 tuổi nhưng bản án sơ thẩm không áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Điều 69 "Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội", Điều 74 "Tù có thời hạn" đối với bị cáo; Hay việc vi phạm Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự về thời hạn giao bản án: Tòa án nhân dân huyện Đông Hòa, Sông Hinh, Tuy An và Thành phố Tuy Hòa giao bản án cho Viện kiểm sát chậm từ 03 ngày đến 41 ngày, điển hình như vụ Huỳnh Nam phạm tội "Cố ý gây thương tích" của Tòa án nhân dân huyện Đông Hòa giao chậm 30 ngày, vụ Trần Thị Ngọc Phụng phạm tội Trộm cắp tài sản của Tòa án nhân dân huyện Sông Hinh giao chậm 30 ngày. Hay Tòa án nhân dân cấp huyện vi phạm trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có 07 bản án Tòa án nhân dân cấp huyện không áp dụng đúng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Điển hình là bản án hình sự sơ thẩm số 66/2010/HSST ngày 01/7/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa xét xử bị cáo Trần Dương Phúc về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Phúc không có nghề nghiệp, tự giới thiệu là Trưởng phòng nhân sự, Phó giám đốc Công ty tiếp thị môi giới việc làm Nhân Việt,

địa chỉ số 91 Diên Hồng, Quy Nhơn có 8 lần thực hiện hành vi lừa đảo, bị truy tố, xét xử theo điểm b, khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự (phạm tội có tính chất chuyên nghiệp) nhưng bản án lại không áp dụng tình tiết tăng nặng

"phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự và không áp dụng tình tiết định khung "lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức"

quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự; hay vi phạm trong việc không áp dụng hình phạt bổ sung. Đó là bản án hình sự sơ thẩm số 73/2010/HSST của Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Dung về tội "Tham ô tài sản" nhưng không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo là vi phạm khoản 5, Điều 278 Bộ luật Hình sự.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm, đây là quyền chỉ riêng Viện kiểm sát mới có. Với việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án thì kháng nghị phúc thẩm cũng là trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án và quyết định sơ thẩm. Trên thực tế, nếu Viện kiểm sát không phát huy tốt quyền năng này thì những vi phạm trong bản án, quyết định sơ thẩm sẽ không kịp thời được xử lý ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói riêng và công dân nói chung. Do vậy, việc tăng cường và nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Viện kiểm sát.

Trong những năm gần đây, công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đã được Viện kiểm sát các cấp quan tâm, nghiên cứu và kháng nghị nhiều bản án có vi phạm pháp luật, góp phần trong việc cùng Tòa án khắc phục các thiếu sót, sai phạm của cấp sơ thẩm. Trung bình hàng năm Viện kiểm sát các cấp đã kháng nghị phúc thẩm hình sự khoảng gần một nghìn vụ án với số lượng lớn các bị cáo, chất lượng kháng nghị cũng đã từng bước được nâng lên, các bản kháng nghị nhìn chung đã đảm bảo về hình thức, nội dung có căn cứ pháp lý do đó nhiều kháng nghị được các Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ, số

kháng nghị được Tòa án chấp nhận cũng đã nâng lên rõ rệt thể hiện qua bảng kết quả sau: (Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Kết quả kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp

Năm Số kháng nghị Tòa đã xét xử (vụ) Chấp nhận Kháng nghị Đạt tỷ lệ (%) 2007 993 845 512 61 % 2008 458 837 472 56,4 % 2009 906 901 519 57,6 % 2010 803 746 530 71 % 2011 838 876 534 61 %

Nguồn: Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo báo cáo tổng kết công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân từ năm 2007-2011, Viện kiểm sát hai cấp đã ban hành 3.998 kháng nghị bản án theo thủ tục phúc thẩm trên tổng số 74.497 vụ Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)