Trồng trọt

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 33)

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, đất nông nghiệp của tỉnh chiếm khoảng 71% diện tích đất của tỉnh trong đó lúa và hoa màu là các cây trồng chính của tỉnh. Theo số liệu khảo sát của Sở nông nghiệp Tiền Giang, lượng phân bón vô cơ trong đất là rất lớn 69.000 tấn Urê, 85.000 tấn lân các loại, 20.000 tấn Kali, 17.000 tấn phân DAP và NPK các loại khoảng 20.000 tấ và các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Dựa vào hệ số định mức lượng nước hồi quy của WHO (2,28 m3/ha/ngày), có thể ước tính được lượng nước hồi quy Bảng 2.11

Bảng 2.11 Ước lượng nước hồi quy của tỉnh năm 2013

Diện tích trồng lúa (ha)

Hệ số định mức m3/ha/ngày

Lượng nước hồi quy (m3/ngày)

85.167 2,28 194.180,76

Dựa trên tổng diện tích trồng trọt và định mức ô nhiễm từ lượng phân bón rửa trôi của WHO [27], ước tính tải lượng ô nhiễm do trồng trọt trình bày Bảng 2.11

Bảng 2.11 Ước tính tải lượng ô nhiễm từ trồng lúa đông xuân phân bố tại tỉnh Tiền Giang năm 2013

Chất ô nhiễm BOD5 COD Tổng N Tổng P

Tải lượng (kg/ngày) 356.849,73 677.077,65 10.220,04 356.849,73

2.4.3.2 Chăn nuôi

Dựa vào số lượng vật nuôi theo báo cáo của Sở Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, có thể dự tính được lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi theo Bảng 2.13

Bảng 2.13 Dự tính lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi năm 2013

Gia súc, gia cầm Số lượng (con) Định mức (m3/con.năm)

Lượng nước thải (m3/năm)

Bò 553.410 8 4.427.280

Heo 72.681 14.6 1.061.142,6

Gia cầm 6.149.618 0.21 1.291.419,78

Tổng 6.775.709 6.779.842,38

Tính toán của WHO [3] cho các quốc gia đang phát triển, tải lượng ô nhiễm do gia súc, gia cầm đưa vào môi trường nếu không được xử lý theo Bảng 2.14

Bảng 2.14: Ước tính tổng tải lượng chăn nuôi tại tỉnh Tiền Giang năm 2013

Gia súc, gia cầm

Tải lượng (kg/ngày)

BOD5 COD TSS Tổng N Tổng P Bò 248.655, 4 298.386, 5 1.825.49 4 67.925.4 17.284, 6 Heo 8.542,5 7.865,5 14.735,3 1.473.5 477,9 Gia cầm 27.125,7 33.191,1 70.762,7 77.502 30.326,9 Tổng 284.323,6 339.443,1 1.910.992 146.900,9 48.089,4 2.4.3.3 Thủy sản

Trong quá trình nuôi thủy sản, các chất thải, nước ao nuôi đều xả thải ra môi trường nhất là đối với cá da trơn. Đối vối cá nhỏ thì các hộ chăn nuôi thay nước trong ao 2 – 3 ngày/lần còn đối với cá da lớn thì xả 1 ngày/lần. Đa phần thì nước thải này đều thải trực tiếp ra sông, kênh rạch mà không hề qua xử lý.

Theo số liệu thống kê, tỉnh Tiền Giang có 177 ha nuôi cá da trơn, cứ 1 ha nuôi cá tra da trơn có khoảng 20.000 – 30.000 m3 nước thải.

Do đó, lưu lượng xả thải từ các ao nuôi = 177 × 25.000 = 4.425.000 m3/ngày.

Dựa vào các nghiên cứu của Yang, 2004 khi thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày, tiến hành tính toán tải lượng chất thải phát sinh, Bảng 2.15

Bảng 2.15 Tải lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra năm 2013

STT Chất thải Tải lượng

(kg/ngày)

1 Chất thải dạng N 1.345.200

2 Chất thải dạng P 509.760

3 Chất thải dạng BOD5 9.204.000

Từ tính toán lượng nước thải trên cho thấy, nguồn thải gây áp lực lớn nhất đến chất lượng nước trên địa bàn tỉnh là hoạt động nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 70% diện tích đất trên địa bàn tỉnh. Kế tiếp là nguồn thải sinh hoạt, nguồn này thải chủ yếu gây ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và Coliform. Nguồn thải công nghiệp và làng nghề tuy tổng lưu lượng thấp hơn nhưng lại có tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường nước, do thành phần nước thải này rất phức tạp, phụ thuộc vào từng ngành nghề và công nghệ sản xuất.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w