Phát triển xã hội

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 28)

2.2.2.1 Dân số

Những năm gần đây, dân số tỉnh Tiền Giang đang có xu hướng tăng và theo dự đoán trong những năm tới mức tăng cơ học vẫn còn tiếp tục phát triển.

Bảng 2.5: Tình hình gia tăng dân số tỉnh Tiền Giang và dự báo đến năm 2020

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2020 Dân số trung bình (người) 1.672.800 1.678.00 0 1.682.600 1.692.50 1 1.703.410 1.954.92 1 Nguồn: [10]

Kinh tế xã hội phát triển làm cho mức sống của nhân dân trong vùng ngày một cao. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ngày một cao và lượng chất sinh hoạt ngày một nhiều hơn. Trong khi đó, nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt thì vẫn không đổi và đang có xu hướng quá tải do khả năng tự làm sạch của nguồn nước bị ức chế bởi lượng chất bẩn được thải vào liên tục. Kết quả là tải lượng ô nhiễm trên các sông rạch ngày càng gia tăng, nguồn nước bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu với môi trường và cộng đồng dân cư.

2.2.2.2 Giáo dục, đào tạo

Hệ thống giáo dục của tỉnh Tiền Giang bao gồm đầy đủ các cấp học như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tính đến năm 2014, tỉnh Tiền Giang có 384 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tiền Giang có các trường tiêu biểu như: Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, Trường Trung học Bưu điện, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật...

2.2.2.3 Y tế

Đầu năm 2012, ngành y tế Tiền Giang có trên 4.000 y bác sĩ, 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 3 bệnh viện tuyến huyện, 10 trung tâm y tế huyện, 164 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế từ tỉnh đến cơ sở được

đầu tư và ngày càng chuẩn hoá, ứng dụng kỹ thuật hiện đại giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

2.2.2.4 Giao thông

Đến nay, Tiền Giang đã có một hệ thống giao thông thủy, bộ khá hoàn chỉnh bảo đảm lưu thông tới mọi địa bàn trong tỉnh, giúp việc luân chuyển sản phẩm hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM.

- Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ có tổng chiều dài trên 5.045km mật độ bình quân là 2.130km/km2.

- Đường sông: Mạng lưới giao thông thủy trên địa bàn có nhiều ưu thế, là địa bàn trung chuyển từ các tỉnh miền Tây đi TP.HCM qua các tuyến chính như Sông Tiền, kênh Chợ Gạo, sông Soài Rạp và nhiều tuyến sông, kinh liên tỉnh.

- Vận tải: Toàn tỉnh có trên 7.090 hộ kinh doanh vận tải với tổng số trên 6.000 phương tiện vận tải đường bộ, 3.500 ghe tàu và nhiều phương tiện gia dụng đảm nhận trên 75% khối lượng vận tải của tỉnh.

- Cảng Mỹ Tho: Gồm cầu tàu 3.000T, bến xà lan dài 135m có khả năng cho phương tiện thủy cập bến từ 500 đến 750 tấn, 1 kho kín 1.440m2 , bãi chứa hàng 2.550m2, 4 cẩu hàng có sức nâng từ 5 đến 45 tấn.

2.2.2.5 Công trình cấp nước

Tỉnh Tiền Giang hiện cấp nước từ hai nguồn : nước mặt và nước ngầm. Hiện nay, một số công trình cấp nước lớn của tỉnh như:

- Nhà máy cấp nước Mỹ Tho lấy nước từ sông Tiền, cung cấp nước cho thành phố Mỹ Tho. Công suất hoạt động của nhà máy 20.000 m3/ngày. Mùa mưa có thể chạy hết công suất, còn mùa khô do tại vị trí lấy nước bị nhiễm mặn từ tháng 3 đến tháng 5 nên nhà máy chỉ hoạt động 10% công suất/tháng.

- Công ty cổ phần cấp nước Đồng Tâm phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các vùng ven biển bị nhiễm mặn như các huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, công suất 90 000 m3/ngày.

- Công ty TNHH Một thành viên cấp nước Tiền Giang còn phối hợp cung cấp nước cho Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và các xã cù lao huyện Tân Phú Đông.

2.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Theo báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang được phân thành 3 vùng kinh tế được trình bày như Hình2.3

Hình 2.4Bản đồ phân vùng kinh tế, phát triển đô thị Tiền Giang đến năm 2030[25]

Tóm tắt tình hình quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 được trình bày trong Bảng 2.6

Bảng 2.6:Tóm tắt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tiền Giang đến năm 2020

Quy hoạch

2020 Chi tiết

Dân số Toàn vùng khoảng 1.800.000 – 1.950.000 người (dân số đô thị khoảng550.000 – 650.000 người) Sử dụng

đất Đất đô thị : khoảng 7.500 – 8.500 ha.Đất xây dựng công nghiệp tập trung: khoảng 2.500 – 2.700 ha

Đô thị

Gồm: 16 đô thị, trong đó:

- 1 đô thị loại 1 (thành phố Mỹ Tho).

- 2 đô thị loại III ( thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy). - 3 đô thị loại IV ( Tân Hiệp, Cái Bè, Vàm Láng).

- 10 đô thị loại V ( Bình Phú, Vĩnh Kim, Long Định, Chợ Gạo, Bến Tranh, Mỹ Phước, An Hữu, Thiên Hộ, Vĩnh Bình, Tân Hòa).

Phân bố vùng phát triển công nghiệp

- Vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước, khu vực phía Tây: phát triển công nghiệp chế biến nông sản ( lúa gạo, trái cây..), thức ăn chăn nuôi, cơ khí, dệt may…

- Vùng công nghiệp tập trung phía Đông: phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo máy móc cơ khí, thiết bị dầu khí, sảm xuất hàng tiêu dùng, may mặc, điện tử, thuốc đông dược, dịch vụ cảng…

- Vùng công nghiệp khu vực trung tâm ( thành phố Mỹ Tho, huyện

Châu Thành): phát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản, hàng tiêu

dùng…

vùng nông nghiệp,

lâm nghiệp, thủy sản

phục vụ xuất khẩu; vùng chuyên canh nếp bè huyện Chợ Gạo, vùng chuyên canh trồng cây trái đặc sản thanh long huyện Chợ Gạo...vùng trồng rau an toàn thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Chợ Gạo.

- Vùng khu công nghiệp công nghệ cao: 100 ha ỡ xã Long Định, huyện Châu Thành.

- Vùng chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp: trong đó vùng chăn nuôi heo gà quy mô lớn tập trung huyện Tân Phước, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô vừa ở huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè, Gò Công Tây…

- Vùng lâm nghiệp: rừng gặp mặn ven biển Gò Công, rừng tràm Tân Phước.

- Vùng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản trên sông Tiền, các cồn, bãi bồi ven biển Đông. Vùng nuôi cá tra, cá ba sa ở Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành. Duy trì đánh bắt cá xa bờ, hạn chế đánh bắt cá gần bờ.

2.4 CÁC NGUỒN PHÁT THẢI CHÍNH 2.4.1 Nguồn thải sinh hoạt 2.4.1 Nguồn thải sinh hoạt

Chất lượng sống của dân cư càng nâng cao kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn và lượng nước thải ra môi trường càng nhiều. Dựa vào TCXDVN 33:2006, lựa chọn tiêu chuẩn cấp nước và ước tính lượng nước thải sinh họat Bảng 2.7

Bảng 2.7 Ước tính nước thải sinh hoạt tỉnh Tiền Giang năm 2013

STT Đơn vị hành chính cấp Huyện Dân số ( nghìn người) Tiêu chuẩn cấp nước (l/ngày,đêm) Nhu cầu dùng nước ( m3/ngày) Lượng nước thải (m3/ngày) 1 T.p Mỹ Tho 215.54 120 25.864,8 20.691,84 2 Thị xã Gò Công 97.71 120 11.725,2 9.380,16 3 Thị xã Cai Lậy 123.78 120 14.853,6 11.882,88 4 Huyện Cái Bè 276.89 60 16.613,4 13.290,72

5 Huyện Gò Công Đông 143.42 60 8.605,2 6.884,16

6 Huyện Gò Công Tây 134.77 60 8.086,2 6.468,96

7 Huyện Chợ Gạo 178 60 10.680 8.544

8 Huyện Châu Thành 234.42 60 14.065,2 11.252,16

9 Huyện Tân Phước 50 60 3000 2.400

10 Huyện Cai Lậy 186.58 60 11.194,8 8.955,84

11 Huyện Tân Phú Đông 42.93 60 2.575,8 2.060,64

TỔNG 1.407.150 127.264,20 101.811,4

Dựa vào tải lượng ô nhiễm từ nguồn sinh hoạt được ước tính thông qua số dân và định mức tải lượng ô nhiễm trung bình cho một người/ngày của WHO [27], ước tính được tải lượng thải sinh hoạt vào môi trường nước (Bảng 2.8)

Bảng 2.8 Ước tính tải lượng thải sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Tiền Giang năm 2013

ST T

Đơn vị hành chính cấp Huyện

Tải lượng ô nhiễm( kg/ngày)

TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P 1 T,p Mỹ Tho 23.062,78 10.777 20.260,8 1.939,86 517,296 2 Thị xã Gò Công 10.454,97 4.885,5 9.184,74 879,39 234,504 3 Thị xã Cai Lậy 13.244,46 6.189 11.635,3 1.114,02 297,072 4 Huyện Cái Bè 29.627,23 13.844, 5 26.027,7 2.492,01 664,536 5 Huyện Gò Công Đông 15.345,94 7.171 13.481,5 1.290,78 344,208 6 Huyện Gò Công Tây 14.420,39 6.738,5 12.668,4 1.212,93 323,448

7 Huyện Chợ Gạo 19.046 8.900 16.732 1.602 427,2

8 Huyện Châu Thành 25.082,94 11.721 22.035,5 2.109,78 562,608

9 Huyện Tân Phước 5.350 2.500 4.700 450 120

10 Huyện Cai Lậy 19.964,06 9.329 17.538,5 1.679,22 447,792 11 Huyện Tân Phú Đông 4.593,51 2.146,5 4.035,42 386,37 103,032

TỔNG 180.192,3 84.202 158.300 15.156,4 4.041,7

2.4.2 Nguồn thải công nghiệp

Hiện tại, tỉnh Tiền Giang có 4 KCN bao gồm: KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN Soài Rạp.

KCN Mỹ Tho là KCN lớn nhất tỉnh Tiền Giang, với tổng vốn đầu tư 176.058 tỷ đồng. Số doanh nghiệp hoạt động là 27, trong đó có 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung xử lý đạt hiệu quả cao, nước thải đầu ra có các chỉ tiêu giới hạn cho phép cột A QCVN 24:2008/BTNMT công suất 3500 – 4550 m3/ngày đêm. Lưu lượng xả thải lớn nhất : 4550 m3/ngày.đêm. Lưu lượng nước thải nhỏ nhất: 200 m3/ngày.đêm. Vào những ngày nghĩ lễ, tết công ty không hoạt động, lượng nước trên là do chứa lại ở bể điều hòa để bơm lên hằng ngày nhằm cung cấp thức ăn cho vi sinh.

Khu công nghiệp Tân Hương xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn I công suất thiết kế 1.500 m3/ ngày đêm và Khu công nghiệp Long Giang hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 công suất thiết kế 5.000 m3/ ngày đêm.

Bảng 2.9 Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý) Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) Chất rắn lơ lửng 222 BOD5 137 COD 319 Nguồn: VITTEP,2000

Ngoài ra, Tiền Giang còn có nhiều làng nghề, tập trung rải rác trên địa bàn tỉnh. Trong đó, làng nghề nổi tiếng nhất là hủ tiếu Mỹ Tho và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải này khá cao, Bảng 2.10

Bảng 2.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất sợi hủ tiếu

Thông số BOD5 COD Tổng N Tổng P

Nồng độ ô nhiễm (mg/l) 309 460 6,9 2,2

Nguồn: Viện Môi trường – Tài nguyên, TP. HCM

2.4.3 Nguồn thải nông nghiệp

2.4.3.1 Trồng trọt

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, đất nông nghiệp của tỉnh chiếm khoảng 71% diện tích đất của tỉnh trong đó lúa và hoa màu là các cây trồng chính của tỉnh. Theo số liệu khảo sát của Sở nông nghiệp Tiền Giang, lượng phân bón vô cơ trong đất là rất lớn 69.000 tấn Urê, 85.000 tấn lân các loại, 20.000 tấn Kali, 17.000 tấn phân DAP và NPK các loại khoảng 20.000 tấ và các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Dựa vào hệ số định mức lượng nước hồi quy của WHO (2,28 m3/ha/ngày), có thể ước tính được lượng nước hồi quy Bảng 2.11

Bảng 2.11 Ước lượng nước hồi quy của tỉnh năm 2013

Diện tích trồng lúa (ha)

Hệ số định mức m3/ha/ngày

Lượng nước hồi quy (m3/ngày)

85.167 2,28 194.180,76

Dựa trên tổng diện tích trồng trọt và định mức ô nhiễm từ lượng phân bón rửa trôi của WHO [27], ước tính tải lượng ô nhiễm do trồng trọt trình bày Bảng 2.11

Bảng 2.11 Ước tính tải lượng ô nhiễm từ trồng lúa đông xuân phân bố tại tỉnh Tiền Giang năm 2013

Chất ô nhiễm BOD5 COD Tổng N Tổng P

Tải lượng (kg/ngày) 356.849,73 677.077,65 10.220,04 356.849,73

2.4.3.2 Chăn nuôi

Dựa vào số lượng vật nuôi theo báo cáo của Sở Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, có thể dự tính được lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi theo Bảng 2.13

Bảng 2.13 Dự tính lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi năm 2013

Gia súc, gia cầm Số lượng (con) Định mức (m3/con.năm)

Lượng nước thải (m3/năm)

Bò 553.410 8 4.427.280

Heo 72.681 14.6 1.061.142,6

Gia cầm 6.149.618 0.21 1.291.419,78

Tổng 6.775.709 6.779.842,38

Tính toán của WHO [3] cho các quốc gia đang phát triển, tải lượng ô nhiễm do gia súc, gia cầm đưa vào môi trường nếu không được xử lý theo Bảng 2.14

Bảng 2.14: Ước tính tổng tải lượng chăn nuôi tại tỉnh Tiền Giang năm 2013

Gia súc, gia cầm

Tải lượng (kg/ngày)

BOD5 COD TSS Tổng N Tổng P Bò 248.655, 4 298.386, 5 1.825.49 4 67.925.4 17.284, 6 Heo 8.542,5 7.865,5 14.735,3 1.473.5 477,9 Gia cầm 27.125,7 33.191,1 70.762,7 77.502 30.326,9 Tổng 284.323,6 339.443,1 1.910.992 146.900,9 48.089,4 2.4.3.3 Thủy sản

Trong quá trình nuôi thủy sản, các chất thải, nước ao nuôi đều xả thải ra môi trường nhất là đối với cá da trơn. Đối vối cá nhỏ thì các hộ chăn nuôi thay nước trong ao 2 – 3 ngày/lần còn đối với cá da lớn thì xả 1 ngày/lần. Đa phần thì nước thải này đều thải trực tiếp ra sông, kênh rạch mà không hề qua xử lý.

Theo số liệu thống kê, tỉnh Tiền Giang có 177 ha nuôi cá da trơn, cứ 1 ha nuôi cá tra da trơn có khoảng 20.000 – 30.000 m3 nước thải.

Do đó, lưu lượng xả thải từ các ao nuôi = 177 × 25.000 = 4.425.000 m3/ngày.

Dựa vào các nghiên cứu của Yang, 2004 khi thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày, tiến hành tính toán tải lượng chất thải phát sinh, Bảng 2.15

Bảng 2.15 Tải lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra năm 2013

STT Chất thải Tải lượng

(kg/ngày)

1 Chất thải dạng N 1.345.200

2 Chất thải dạng P 509.760

3 Chất thải dạng BOD5 9.204.000

Từ tính toán lượng nước thải trên cho thấy, nguồn thải gây áp lực lớn nhất đến chất lượng nước trên địa bàn tỉnh là hoạt động nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 70% diện tích đất trên địa bàn tỉnh. Kế tiếp là nguồn thải sinh hoạt, nguồn này thải chủ yếu gây ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và Coliform. Nguồn thải công nghiệp và làng nghề tuy tổng lưu lượng thấp hơn nhưng lại có tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường nước, do thành phần nước thải này rất phức tạp, phụ thuộc vào từng ngành nghề và công nghệ sản xuất.

2.4TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2012, 2013

Thực hiện lồng ghép bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển:

Tỉnh đã lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2005 - 2020;

Tỉnh đang xây dựng chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

Năm 2012 và 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh đã đưa chỉ tiêu thi đua về cải thiện môi trường vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang;

Thông tin, tuyên tuyền giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường:

Tập huấn kiến thức và nâng cao nghiệp vụ quản lý môi trường cho trên 200 công chức quản lý môi trường cấp huyện, xã.

Tổ chức 50 cuộc tuyên truyền bảo vệ môi trường cho trên 4000 người dự. Kiểm tra 39/40 trường học Xanh – Sạch – Đẹp năm học 2012 – 2013 trong tỉnh.

Công tác kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:

Năm 2012, đã thực hiện công tác kiểm tra 29 cơ sở về việc thực hiện các quy định, yêu cầu bảo vệ môi trường theo pháp luật và nội dung báo cáo ĐTM với kết quả:

- 100% các cơ sở kiểm tra đã thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn thông thường và nguy hại.

- 100% số cơ sở kiểm tra đã lập hồ sơ bảo vệ môi trường đạt tỉ lệ 90%.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w