Xây dựng bản đồ diễn biến chất lượng nước (WQI) mùa mưa

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 83)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỐNG KÊ CÁC KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC

4.3.2.2Xây dựng bản đồ diễn biến chất lượng nước (WQI) mùa mưa

Tương tự mùa khô, kết hợp với GIS cho phép xây dựng các bản đồ chất lượng nước sông, rạch tỉnh Tiền Giang vào mùa mưa. Hình 4.52

Hình 4.52a Hình 4.52b

Hình 4.52c Hình 4.52c

Hình 4.52: Bản đồ thể hiện diễn biến chỉ số chất lượng nước (WQI) tại Tiền Giang vào mùa mưa ( từ 09/2010 đến 09/2013)

Theo thời gian

Dựa vào kết quả tính toán và xây dựng bản đồ chỉ số chất lượng nước cho thấy, chỉ số chất lượng nước (WQI) vào mùa mưa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có xu hướng tăng theo thời gian. Chất lượng nước thay đổi từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm rất nhẹ. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây chất lượng nước năm 2013 có xu thế thấp hơn so với 2012 nhưng không đáng kể.

Nguyên nhân dẫn đến chất lượng nước vào mùa mưa có xu thế được cải thiện theo thơi gian có thể do một phần do gia tăng lượng mưa. Lượng mưa qua các thập niên tại Tiền Giang có xu thế tăng mạnh, Hình 4.53. Tổng lượng mưa trong mùa mưa năm 2012 phổ biến từ 1.200 - 2.100 mm. Hầu hết các nơi đều đạt xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm một ít. Cụ thể, Gò Công vượt 100 mm, Hậu Mỹ Bắc là 750 mm, Châu Thành 250 mm,cũng có những trạm hụt so với trung bình nhiều năm là trạm Cái Bè.

Hình 4.53: Xu thế biến đổi lượng mưa ở Bến Tre và trạm Mỹ Tho Tiền Giang

Tuy nhiên, theo kết quả tính toán, vào mùa khô chất lượng nước có xu hướng suy giảm trong khi mùa mưa chất lượng nước có xu hướng tăng. Do đó, chưa thể xác định chính xác nguyên nhân tại sao vào mùa mưa chất lượng nước có xu hướng tăng. Kết quả phân tích sẽ được gửi cho Sở Tài nguyên Môi trường Tiền Giang và Chi cục Bảo vệ môi trường Tiền Giang xem xét để cơ quan này xác định nguyên nhân xuất phát từ quá trình phân tích hay đó là hiện trạng chất lượng nước thực tế của Tỉnh.

Theo không gian

Tại khu vực sông Tiền:

Theo kết quả tính toán WQI từ năm 2010 – 2013 vào mùa mưa, chất lượng nước có xu hướng giảm dần khi ra đến cửa sông. Nguyên nhân do ảnh hưởng của các chất ô nhiễm từ thượng nguồn và các kênh rạch nội đồng đổ về.

Tại khu vực nhà máy nước (BOO Đồng Tâm) đặt tại xã Mỹ Đức, có giá trị WQI lên đến 8,41 vào năm 2013. Do đó, nước ở đoạn sông này được sử dụng để bơm cung cấp cho nhà máy cấp nước tốt vào mùa mưa hơn so với mùa khô.

Tại khu vực huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước:

Chất lượng nước vào mùa mưa từ năm 2010 – 2013 dao động khá ổn định và có xu hướng tăng theo thời gian. Đặc biệt, tại vị trí CB3 – chợ Thiên Hộ (trên kênh Nguyễn Văn Tiếp) chất lượng nước có xu hướng tăng nhanh, giá trị WQI từ 6,24 năm 2010 tăng đến 7,55 năm 2013. Chất lượng nước tại các trạm quan trắc ven sông Tiền, đoạn từ cầu Mỹ Thuận đến vàm Cái Bè có xu hướng tốt hơn so với các trạm nằm trong nội đồng.

Tại khu vực thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Chợ Gạo:

Chất lượng nước tại đây có xu hướng tăng tuy nhiên biến động không ổn định. Từ 2010 – 2013, tại các khu vực thuộc thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo chất lượng nước tăng theo thời gian.

Nỗi bật tại vị trí MT4 – cầu Chợ Gạo chất lượng nước tăng nhanh nhất so với 32 vị trí quan trắc của toàn tỉnh, thể hiện qua thông số WQI từ 6,27 năm 2010 lên đến 8,6 năm 2013. Theo chỉ số tính toán WQI, vào cả mùa mưa và mùa khô, tại khu vực cầu Chợ Gạo (trên kênh Chợ Gạo) chất lượng nước có diễn biến tốt hơn, có thể lý giải điều này do sự quản lý chặt chẽ của chính quyền, xử phạt của cảnh sát môi trường về các khu vực chăn nuôi gây ô nhiễm với quy mô lớn và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp Tân Thuận Bình. Vì vậy, các hộ chăn nuôi heo, gà với quy mô lớn đã lắp đặt các hầm ủ piogas, ao sinh học chứa và xử lý nước thải xử lý nước thải trước khi thải xuống kênh rạch.

Tại khu vực cửa sông Tiền, thị xã Gò Công , huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông:

Chất lượng nước có xu hướng tăng theo thời gian nhiều nhất. Chất lượng nước thay đổi từ ô nhiễm nhẹ (năm 2010) đến rất nhẹ (năm 2013) ngoại trừ huyện Tân Phú Đông. Khu vực có sự biến động chất lượng nước đáng kể là tại ST8 – Cống Vàm Giồng. Từ năm 2010 – 2013, vào mùa khô tại cống Vàm Giồng giá trị WQI khá 85

thấp dao động từ 6,21 – 6,83, đây là khu vực có hàm lượng ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, coliform nhiều nhất trên sông Tiền nhưng vào mùa mưa chất lượng nước có chiều hướng thay đổi tốt hơn, dao động 7,45 – 8,32, có thể do nước mưa đã làm pha loãng dòng chất thải, tăng độ xáo trộn. Ngoài ra, chất lượng nước tại huyện Tân Phú Đông có xu hướng giảm vào mùa mưa, đặc biệt tại vị trí GC9 – cầu Lý Quàn, giá trị WQI từ 7,15 năm 2011 giảm còn 6,54 năm 2012.

Nhìn chung, từ năm 2010 – 2013 chất lượng nước vào mùa mưa của mạng lưới sông, rạch tỉnh Tiền Giang có diễn biến khá tốt, có mức độ ô nhiễm rất nhẹ. Nhưng trong tương lai, nếu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của tỉnh phát triển, bên cạnh đó phát triển kinh tế, xây dựng đập thủy điện ở thượng lưu, trung lưu và các điều kiện tự nhiên tác động thì việc chất lượng nước suy giảm vào mùa mưa là không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 83)